TIN THỦY SẢN

Kiểm soát thương mại toàn cầu kém làm tổn hại nguồn lợi cá

Kiểm soát thương mại toàn cầu kém làm tổn hại nguồn lợi cá. Ảnh: Istock

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Salford đã kết luận rằng việc bảo tồn nguồn lợi cá đang suy giảm đang bị cản trở bởi sự kiểm soát kém đối với thương mại toàn cầu.

Theo một nghiên cứu, các nhà khoa học này đã xem xét thống kê sản xuất và thương mại toàn cầu đối với loài cá hồng (snapper) phổ biến và phát hiện ra rằng có rất nhiều mâu thuẫn trong hồ sơ, có nghĩa là báo cáo chính thức về thương mại cá hồng có thể bị đánh giá thấp hơn 70%.

Nhóm các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra sự khác biệt lớn giữa khối lượng nhập khẩu được bảo cáo bởi Hoa Kỳ, nước tiêu thụ cá hồng lớn nhất thế giới và khối lượng xuất khẩu được công bố bởi các nhà cung cấp chính là Mexico, Panama và Brazil.

Tương tự như vậy, họ cũng chỉ ra rằng mặc dù New Zealand báo cáo rằng xuất khẩu cá hồng rất mạnh, nghiên cứu cho thấy rằng cá được bán thực tế là cá tráp (seabream) - tên địa phương gọi là "cá hồng", nhưng thuộc về một họ cá khác. Do đó, xuất khẩu cá hồng toàn cầu đang bị thổi phồng lên gần 30%.

Các nhà nghiên cứu cho rằng sự khác biệt có thể xảy ra đối với cá có giá trị và được khai thác khác mà không có mã số thương mại chi tiết, chẳng hạn như cá mú, cá đù, và cá orange roughy.

Stefano Mariani, giáo sư về di truyền học bảo tồn cho biết: "Nếu không có khả năng theo dõi chính xác các loài cá trong thương mại, hoặc liên kết nguồn gốc xuất xứ với tiêu dùng, trữ lượng cá hồng và các loài cá khác dễ bị tổn thương có thể bị khai thác quá mức thay vì được bảo vệ.

"Vấn đề tương tự là các loài quý hiếm đang được buôn bán theo hệ thống radar, tới người tiêu dùng dưới một sản phẩm khác với tên trên nhãn, cả ở các cửa hàng và nhà hàng", Mariani nói.

Nhóm nghiên cứu lập luận rằng một phần của vấn đề là hệ thống phân loại thương mại toàn cầu đề cập đến cá bằng một mô tả chung chung, cho phép các loài bị khai thác nhiều khác có chung mã thương mại.

Nhà nghiên cứu dẫn đầu, Tiến sĩ Donna- Mareè Cawthorn cho biết: "Họ cá hồng bao gồm hơn 100 loài, có nhiều biến đổi về số lượng, phân bố, giá trị và khả năng dễ bị tổn thương khi bị đánh bắt quá mức, tuy nhiên, loài này mất đi phẩn lớn sắc thái của chúng một khi chúng được lôi lên khỏi mặt nước và được vận chuyển đến nước ngoài.

Cawthorn đã sử dụng "thống kê nhân bản", so sánh số liệu thống kê xuất nhập khẩu từ cơ sở dữ liệu hải quan cho mọi quốc gia buôn bán cá hồng và kiểm tra chéo dữ liệu đối với thương mại cá hồng được báo cáo chính thức cho Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO).

"Tổng nhập khẩu toàn cầu của một mặt hàng phải cân bằng với xuất khẩu toàn cầu, bất cứ khi nào bạn nhận thấy nó không cân đối, điều này có nghĩa là có một quốc gia không báo cáo hoặc một số mặt hàng nhập nhập khẩu hoặc xuất khẩu nào đó hoặc hoặc cả hai", bà giải thích và nói thêm rằng thương mại không được báo cáo có khả năng liên quan đến sản phẩm bị đánh bắt trái phép.

Cá hồng là một trong những hải sản có giá trị nhất ở Hoa Kỳ, với philê tươi có thể có giá lên đến 75 USD/kg. Cá hồng đỏ hiện đang là trung tâm của một cuộc chiến giữa chính quyền Trump và các nhà bảo tồn, những người nói rằng câu cá giải trí đang gây nguy hiểm cho loài này.

Các phát hiện nghiên cứu đã được đăng trên Tạp chí Scientific Reports 

Mard.gov