TIN THỦY SẢN

Làm giàu dưới tán rừng

Ông Trần Văn Dũng (trái) kiểm tra tốc độ sinh trưởng của sò huyết tại vuông nuôi của gia đình trong rừng phòng hộ. (Ảnh: Ngọc Quyên/Thiennhien.net) TH

Trải dài trên 200km từ mũi Hà Tiên đến bờ An Minh, trong hơn 10 năm qua đã có hàng ngàn hộ dân hưởng nguồn lợi trực tiếp từ chủ trương giao khoán đất rừng phòng hộ ven biển.

Tỉnh Kiên Giang nhờ những hộ dân này mà bảo vệ được rừng, người dân nhờ có rừng mà vươn lên làm giàu ngay dưới tán rừng được nhận khoán bảo vệ.

Năm 1995 UBND tỉnh Kiên Giang ban hành quyết định giao khoán đất rừng cho các hộ dân chăm sóc khai thác nguồn lợi thủy sản dưới tán rừng, riêng tại khu vực An Biên, An Minh đã có gần 3000ha rừng được giao khoán cho 876 hộ dân trung bình mỗi hộ dân nhận khoán 4 – 5 ha tuy nhiên do phải giữ 100% diện tích rừng nguồn thu sản phẩm phụ không đủ sống nên một số hộ đã lén lút phá rừng. Thấy được những bất cập này năm 2005 UBND tỉnh có quyết định mới cho phép người dân nhận khoán được khai thác 30% diện tích đất rừng tạo mặt nước nuôi trồng thủy sản để có nguồn thu ổn định.

Chủ tịch Hội nông dân xã Nam Thái A, huyện An Biên cho biết: “Với xã Nam Thái A tổng diện tích rừng giao khoán là 272 ha bên cạnh đó kiểm lâm sẽ giao khoán cho các hộ có nhu cầu sản xuất ở các địa phương, chủ yếu là nuôi sò huyết và nuôi tôm dưới tán rừng.”

Từ ngày chính sách này được thực hiện đến nay đã qua hơn 10 năm, trong thời gian ấy hàng ngàn hộ dân nghèo không có đất sản xuất ở các xã bãi ngang ven biển nhờ rừng mà đã có cuộc sống ngày một sung túc hơn nhất là vài năm trở lại đây giá sò huyết, nghêu và cua tăng cao, nhiều hộ dân sống dưới tán rừng phòng hộ đã trở thành triệu phú.

Hiện tại giá sò đang ở mức cao 100.000đ/kg 100con, khi nuôi đến kích cỡ thu hoạch thì thương lái sẽ đến tận ao để thu mua.
Là 1 trong những hộ dân đầu tiên nhận đất giữ rừng bà Trần Thị Đê ngụ tại xã Nam Thái A cho biết: “Cuộc sống của cả gia đình chỉ cần dựa vào 1ha mặt nước nuôi sò là đủ no ấm. Tùy theo thời tiết khi thu hoạch 1 ha thường đạt 2 – 3 tấn. Những năm trúng mùa sản lượng lên đến 5 tấn bà có thu nhập không dưới 200triệu đồng”.

Vụ thu hoạch sò huyết thường kéo dài từ cuối tháng 11 cho đến tháng 1 năm sau đúng vào dịp năm mới làm cho không khí thêm phần phần khởi.

Cũng theo thời gian không còn nạn chặt phá rừng, những cây đước năm nào đã trở nên cao lớn không chỉ giúp giữ đất chống sạt lỡ mà còn tạo thành các bãi bồi nuôi dưỡng nguồn lợi thủy sản.

TH