“Ẩu”, “cả tin”: Dễ dính chuyện phá giá, trợ cấp

Khách nước ngoài đòi tham quan nhà máy sản xuất, xin thông tin để hợp tác… Đó có thể là nguy cơ bắt đầu một vụ kiện chống bán phá giá.

vu kien ca tra
Chế biến cá tra xuất khẩu tại một công ty xuất khẩu thủy sản ở Tiền Giang. Ảnh: Q.HUY

Hơn 170 doanh nghiệp (DN) tham dự hội thảo đã “ngẩn người” trước những nguyên cớ dẫn đến các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp mà các diễn giả đưa ra tại hội thảo “Đối phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại và tự vệ trước hàng nhập khẩu gây thiệt hại”. Hội thảo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh TP.HCM (VCCI-HCM) và Công ty Luật Mayer Brown tổ chức tại TP.HCM, ngày 21-3.

Nhẹ dạ, sính chữ

Luật sư Matthew McConkey, Phụ trách bộ phận thương mại toàn cầu Công ty Luật Mayer Brown tại khu vực châu Á - đơn vị nhiều năm đại diện cho các DN xuất khẩu Việt Nam trong cả hai vụ kiện cá tra và tôm, kể: Có DN xuất khẩu cá tra, DN thép Việt Nam nhận một cuộc gọi từ nước ngoài, khách cho biết muốn sang gặp DN để tìm kiếm cơ hội hợp tác. Mừng vì sắp có khách hàng mới và với bản tính cởi mở, DN ta bèn mời vị khách đó xuống tận nhà máy sản xuất khảo sát thực tế, cung cấp những thông tin số liệu, giá thành… Vị khách ra về, hứa hẹn sẽ hợp tác, ký hợp đồng… Vài tháng sau, những thông tin của DN xuất hiện trên đơn khởi kiện chống bán phá giá. “DN Việt cần biết rằng ngành công nghiệp nội địa Mỹ thường cử người sang để tìm bằng chứng cho việc nộp đơn phá giá. Vì vậy, “chớ nhẹ dạ, cả tin, nếu khách hàng nào tham quan nhà máy, xin thông tin thì cần yêu cầu họ ký thỏa thuận về thông tin bảo mật” - luật sư Matthew McConkey lưu ý.

Luật sư Matthew McConkey chia sẻ: “Ý kiến thiết thực duy nhất mà tôi từng nghe là cần bỏ hết mọi tài khoản có tên “trợ cấp” hoặc từ ngữ đồng nghĩa với nó trong sổ sách và hồ sơ kế toán của DN. Hình như Việt Nam thích dùng những từ ngữ này trong chính sách kinh tế, nếu không cẩn trọng thì có khi DN chưa được hưởng lợi nhưng Mỹ lại có cớ kiện chống trợ cấp”.

Thua kiện lãng xẹt!

Ông Nguyễn Duy Khiên, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Mỹ, Bộ Công Thương, chỉ ra nguyên nhân DN nước ta thua kiện chống bán phá giá, trợ cấp là do DN che giấu thông tin, tài liệu kế toán, lưu trữ số liệu không cụ thể rõ ràng. Ví dụ, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) sẽ điều tra qua câu hỏi gửi các DN - bắt buộc trả lời. Chẳng hạn, họ hỏi DN có liên kết với công ty nào để xuất khẩu không, DN trả lời “không” vì nghĩ khó giải thích và không quan trọng. DOC sẽ điều tra ra và đánh trượt vì thiếu trung thực.

Một việc lý do thua kiện khác của DN mà luật sư Matthew McConkey đưa ra là… cách tính tiền điện! DN có thói quen dùng một công-tơ đồng hồ điện tổng cho cả DN gồm sản xuất, điện nước sinh hoạt, văn phòng, căn tin, hoạt động xây dựng,… Sổ sách kế toán cũng chỉ lưu con số tổng điện tiêu thụ này. Trong khi đó, DOC chỉ cần số liệu điện năng tiêu thụ của quá trình sản xuất. Vậy nên con số tiêu thụ điện gộp chung vô tình khiến cho theo cách tính của DOC, sản phẩm xuất khẩu phải có giá cao ngất ngưởng. DOC có cớ nói: Đáng ra giá thành sản xuất của Việt Nam cao nhưng lại bán giá thấp để phá giá!

Phải trung thực, rõ ràng

Ông Nguyễn Duy Khiên hướng dẫn: DN phải biết cách chuẩn bị đối phó với chống kiện. Trước hết, DN cần kiểm tra các tài liệu kế toán, số liệu lưu trữ rõ ràng chính xác. Những thông tin về giá bán, số lượng bán, ngày tháng xuất bán, chi phí tàu biển, điều chỉnh giá là phần phải có số liệu rõ ràng nhất. Thông tin về các chi phí trong sản xuất, chi phí khác phải tách bạch. Đồng thời, cần điều tra các đối tác làm ăn thông qua thông tin do họ cung cấp và tìm hiểu ở các tổ chức trung gian.

Theo luật sư Matthew McConkey, DN Việt Nam phải đoàn kết thành một khối để “tác chiến” chống kiện chứ không nên tự thuê luật sư riêng lẻ, thấy DN khác chịu mức thuế cao hơn thì mừng. Khi bị kiện, DN phải đấu tranh đến cùng, nếu e dè thì sẽ tạo cơ hội cho ngành sản xuất nội địa Mỹ tiếp tục đà khởi kiện. DN phải trả lời trung thực khi DOC đặt câu hỏi, phải trung thực cung cấp đầy đủ thông tin cho luật sư. “Đối với vụ kiện thuế chống trợ cấp của Mỹ, chỉ có cách để tránh và giảm thiểu các yêu cầu áp đặt thuế chống trợ cấp. Chẳng hạn, Chính phủ cần áp dụng chung chung việc “hỗ trợ” cho tất cả ngành, không được cụ thể một tên ngành nào. Các khoản trợ cấp phải được chi hết, không để sang năm sau. Mọi báo cáo của Chính phủ về việc hỗ trợ ngành công nghiệp cần có nội dung chung chung. Ngoài ra, cần cân nhắc, giám sát các thông tin chính sách đưa lên Internet” - luật sư Matthew McConkey tư vấn.

Pháp luật TP.HCM
Đăng ngày 23/03/2013
QUANG HUY
Kinh tế
Bình luận
avatar

Phát triển cụm liên kết kinh tế biển năm 2030

Đề án phấn đấu tạo dựng cụm liên kết ngành kinh tế biển ở những khu vực vùng biển và ven biển có lợi thế, phấn đấu hình thành được khoảng 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển đến năm 2030; phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển trước hết ở những khu vực trọng điểm gắn với xây dựng thành trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia, trong đó phát triển được 3-4 trung tâm kinh tế biển mạnh hàng đầu ở Đông Nam Á.

Cá biển
• 10:08 18/07/2024

Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt chi phí sản xuất về thủy sản giữa các nước

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng mà còn góp phần tạo công ăn việc làm và thúc đẩy thương mại quốc tế. Tuy nhiên, chi phí sản xuất thủy sản lại có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia.

Thủy hải sản
• 10:02 17/07/2024

Dịch bệnh đe dọa, nhiều hộ nuôi ngậm ngùi bán "tôm non"

Năm 2024, đã đi được nửa chặng đường, tuy nhiên giá thủy sản vẫn cứ giậm chân tại chỗ, đặc biệt là đối với ngành nuôi tôm. Thêm vào đó, dịch bệnh trên tôm trực tiếp đe dọa, khiến nhiều hộ dân phải ngậm ngùi xuất bán tránh lỗ, mặc dù tôm vẫn trong giai đoạn lớn.

Tôm thẻ
• 10:39 12/07/2024

Xuất khẩu tôm trong năm 2024 khó về đích

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 4 tỷ USD trong năm 2024 sẽ là một thách thức lớn. Tính đến hết nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tôm mới chỉ đạt khoảng 1,6 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.

Tôm thẻ
• 09:30 08/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 18:19 29/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 18:19 29/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 18:19 29/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 18:19 29/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 18:19 29/09/2024
Some text some message..