Cam Lâm: Thủy sản rớt giá

Các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đang đứng ngồi không yên khi cá chẽm, tôm thẻ chân trắng, ốc hương rớt giá.

oc huong
Giá ốc hương lao dốc khiến người nuôi ở huyện Cam Lâm lo lắng

Trước đây, gia đình ông Lê Văn Minh (xã Cam Thành Bắc) thả nuôi tôm thẻ chân trắng trên 4 đìa nuôi với diện tích hơn 1,5ha. Do tôm thường xuyên bị dịch bệnh, thiệt hại nhiều vụ nên ông chuyển đổi toàn bộ diện tích nuôi tôm sang nuôi cá chẽm. Ông Minh cho biết: “Cá chẽm dễ nuôi, ít dịch bệnh. Năm nay, gia đình tôi thả nuôi 3 đìa với 30.000 con cá giống. Mới đây, tôi xuất bán 1 đìa, sản lượng đạt hơn 8 tấn, 2 đìa còn lại ước sẽ thu được gần 20 tấn. Điều chúng tôi lo lắng là giá cá chẽm đang xuống thấp, chỉ còn khoảng 60.000 đồng/kg, đã vậy thương lái không muốn thu mua. Hiện nay, nhiều hộ nuôi cá chẽm trong vùng vẫn đang chờ giá lên, nhưng mùa mưa bão đang đến gần rất dễ bị thiệt hại”.

Nhiều hộ nuôi cá chẽm tại xã Cam Thành Bắc cho biết, năm 2012, giá cá đạt gần 90.000 đồng/kg; năm 2013, cá rớt giá chỉ còn 45.000 đồng/kg. Năm 2014, giá cá đạt mức kỷ lục, hơn 110.000 đồng/kg; năm 2015 xuống còn 85.000 đồng/kg và hiện chỉ còn 60.000 - 65.000 đồng/kg. Với sản lượng cá đang tồn rất lớn ở các ao đìa thì giá có nguy cơ tiếp tục xuống thấp.

Mấy ngày nay, ông Lê Văn Pha (xã Cam Thành Bắc) đứng ngồi không yên bởi trên địa bàn Cam Lâm xuất hiện mưa lớn, trong khi ốc hương là đối tượng nuôi khá nhạy cảm với thời tiết, ốc rất dễ bỏ ăn, chết hàng loạt; cùng với đó, giá ốc hương đang ở mức thấp. Ông Pha cho biết: “Ốc thả nuôi được 5, 6 tháng, bao nhiêu vốn liếng đổ vào các đìa nuôi nhưng ai ngờ giá ốc lại lao dốc như vậy. Hiện nay, ốc kích cỡ 150 con/kg chỉ có giá khoảng 120.000 đồng/kg (cách đây 3 tháng, giá ốc kích cỡ 150 con/kg có giá 200.000 đồng/kg). Với giá này, người nuôi từ hòa vốn đến thua lỗ, hộ nào tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi càng cao thì càng lỗ nặng”. Theo các hộ nuôi ốc, sở dĩ giá ốc hương lên xuống thất thường là do phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc.

Trong khi đó, tại vùng đìa Cửu Lợi (xã Cam Hòa), 3 năm trở lại đây, hầu hết các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng đã chuyển sang nuôi quảng canh, không nuôi theo quy mô công nghiệp như trước. Tuy nhiên, qua mấy vụ nuôi tôm gần đây, không ít người nuôi phải chịu thiệt hại do nắng nóng, khiến tôm chậm lớn, chết yểu và rớt giá. Theo ông Trần Thanh Trung (hộ thuê đìa nuôi tôm ở vùng đìa Cửu Lợi), vì tôm chết yểu, chậm lớn nên người nuôi buộc phải xuất bán sớm dù tôm có kích cỡ nhỏ. Chính vì thế, giá bán ra rất thấp, tôm sống chỉ bán được cho thương lái tiêu thụ nội địa, còn tôm chết bán làm thức ăn cho tôm hùm. Những hộ nuôi tôm đạt kích cỡ 100 con/kg, giá bán cũng chỉ được 100.000 - 105.000 đồng/kg, giảm khoảng 30.000 đồng/kg so với thời điểm này năm trước...

Qua tìm hiểu, một số thương lái chuyên thu mua tôm cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu cho biết, sở dĩ thời gian qua giá tôm thẻ chân trắng giảm mạnh là do tôm không đạt kích cỡ theo yêu cầu của doanh nghiệp, tôm càng nhỏ thì giá càng thấp. Trong khi đó, giá tôm đạt kích cỡ xuất khẩu cũng thấp do tôm Việt Nam đang phải cạnh tranh mạnh với các nước. Ngoài ra, việc Mỹ tăng thuế chống bán phá giá với tôm Việt Nam càng khiến cho áp lực cạnh tranh của con tôm Việt Nam càng gia tăng; điều này ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành tôm thương phẩm của người nuôi.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cam Lâm, từ đầu năm đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của địa phương khoảng 377ha, trong đó có 97ha cá, 210ha tôm (chủ yếu là tôm thẻ chân trắng), 45ha ốc hương… Các đối tượng nuôi tập trung chủ yếu ở các xã ven biển: Cam Hải Tây, Cam Hải Đông, Cam Hòa, Cam Đức và Cam Thành Bắc. Theo ông Nguyễn Ta - Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, thời gian qua, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện gặp khó khăn, khó đạt kế hoạch đề ra do ảnh hưởng của thời tiết nắng hạn, diện tích thả nuôi ít, một số hộ nuôi bị thiệt hại do thủy sản nuôi bị bệnh. Bên cạnh đó, việc các loại thủy sản như: cá chẽm, ốc hương, tôm thẻ chân trắng bị rớt giá do phụ thuộc vào thương lái đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả nuôi trồng thủy sản và đời sống của các hộ nuôi.

Báo Khánh Hòa, 03/10/2016
Đăng ngày 04/10/2016
H.L
Kinh tế
Bình luận
avatar

Phát triển cụm liên kết kinh tế biển năm 2030

Đề án phấn đấu tạo dựng cụm liên kết ngành kinh tế biển ở những khu vực vùng biển và ven biển có lợi thế, phấn đấu hình thành được khoảng 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển đến năm 2030; phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển trước hết ở những khu vực trọng điểm gắn với xây dựng thành trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia, trong đó phát triển được 3-4 trung tâm kinh tế biển mạnh hàng đầu ở Đông Nam Á.

Cá biển
• 10:08 18/07/2024

Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt chi phí sản xuất về thủy sản giữa các nước

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng mà còn góp phần tạo công ăn việc làm và thúc đẩy thương mại quốc tế. Tuy nhiên, chi phí sản xuất thủy sản lại có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia.

Thủy hải sản
• 10:02 17/07/2024

Dịch bệnh đe dọa, nhiều hộ nuôi ngậm ngùi bán "tôm non"

Năm 2024, đã đi được nửa chặng đường, tuy nhiên giá thủy sản vẫn cứ giậm chân tại chỗ, đặc biệt là đối với ngành nuôi tôm. Thêm vào đó, dịch bệnh trên tôm trực tiếp đe dọa, khiến nhiều hộ dân phải ngậm ngùi xuất bán tránh lỗ, mặc dù tôm vẫn trong giai đoạn lớn.

Tôm thẻ
• 10:39 12/07/2024

Xuất khẩu tôm trong năm 2024 khó về đích

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 4 tỷ USD trong năm 2024 sẽ là một thách thức lớn. Tính đến hết nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tôm mới chỉ đạt khoảng 1,6 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.

Tôm thẻ
• 09:30 08/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 06:31 30/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 06:31 30/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 06:31 30/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 06:31 30/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 06:31 30/09/2024
Some text some message..