Chiếc máy tự chế thần thánh của chà bông tôm khô

Với sự sáng tạo và mày mò, anh Lê Minh Sang (ngụ xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) được xem là “cha đẻ” của đặc sản chà bông tôm khô. Sản phẩm này đang được khách hàng khắp cả nước ưa chuộng.

Chiếc máy tự chế thần thánh của chà bông tôm khô
Sản phẩm chà bông tôm khô làm ra phải có màu trắng trong, không có màu đen của chỉ tôm. (Ảnh: Chúc Ly).

Được biết, chà bông tôm khô là một sản phẩm mới do anh Sang tự nghĩ ra từ thôi thúc đa dạng hóa sản phẩm phục vụ cho khách hàng, dựa trên nguồn nguyên liệu chính là con tôm khô thành phẩm.

Anh Sang cho biết: “Gia đình tôi ban đầu chỉ sản xuất tôm khô, đến cuối năm 2016 tôi suy nghĩ, có chà bông cá, chà bông thịt, sao mình không làm chà bông tôm khô. Nghĩ là làm, tôi bắt tay vào lên ý tưởng và chế ra một chiếc máy làm chà bông tôm khô. Từ khi suy nghĩ đến bắt tay vào làm không bao lâu, nhưng không ngờ đã thành công”.


Sản phẩm chà bông tôm khô của anh Sang là 1 trong 11 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2017 tỉnh Cà Mau. (Ảnh: Chúc Ly).

Theo anh Sang, chiếc máy này được thiết kế khá đơn giản, được lấy ý tưởng từ chiếc máy xay thịt. Máy làm chà bông tôm khô gồm một thùng dạng tròn chất liệu inox, dưới đáy thùng gắn một lưỡi dao dùng để xay tôm khô. Chiếc thùng này được thiết kế gắn với một mô tơ điện, khi bật điện thì máy hoạt động và tôm khô bên trong được xay ra.

“Quy trình làm chà bông tôm khô phải bắt đầu từ quy trình sản xuất tôm khô. Đầu tiên là nhập nguyên liệu đất sống, luộc, phơi, đập vỏ, cắt rốn tôm là ra sản phẩm tôm khô; sau đó nguyên liệu tôm khô này được đem đi lấy chỉ tôm (ruột tôm), rồi mới đem xay” - anh Sang chia sẻ.



Nguồn nguyên liệu làm chà bông tôm khô phải là đất sống 100%, sau đó đem phơi khô. (Ảnh: Chúc Ly).


Sau đó tôm được đập vỏ, tách rốn và cho ra tôm khô thành phẩm như thế này. (Ảnh: Chúc Ly).


Tiếp đó, đem những con tôm khô thành phẩm tách bỏ chỉ tôm, cuối cùng mới bỏ vào máy xay ra. (Ảnh: Chúc Ly).


Với chiếc máy làm chà bông tôm khô do anh Sang tự chế, bình quân mỗi lượt xay được 0,5kg chà bông tôm khô, trong thời gian khoảng 3 phút. Trung bình khoảng 8kg tôm đất nguyên liệu sẽ cho ra khoảng 1kg chà bông tôm khô. 

Cũng theo anh Sang, để làm chà bông tôm khô, nguồn nguyên liệu bắt buộc phải là tôm đất còn sống, nếu đất chết sẽ không ra được chà bông. Sản phẩm làm ra phải có màu trắng trong, không có màu đen của chỉ tôm. Do được làm bằng tôm đất tươi sống tự nhiên, không dùng chất bảo quản hay phẩm màu nên sản phẩm chà bông tôm khô của anh Sang giữ được vị ngọt, thơm và an toàn cho sức khoẻ.

Với ưu điểm của mặt hàng tôm khô chà bông là người già, trẻ em đều dùng được nên sản phẩm được nhiều khách hàng ưa chuộng. Hiện chà bông tôm khô của anh Sang được bán đi ở TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh khu vực ĐBSCL…; với giá bán lẻ 1,3 triệu đồng/kg, bán cho đại lý là 1,2 triệu đồng/kg; sản lượng từ 80-100kg/tháng.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 22/04/2018
Chúc Ly
Chế biến
Bình luận
avatar

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 00:37 30/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 00:37 30/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 00:37 30/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 00:37 30/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 00:37 30/09/2024
Some text some message..