Cua sinh thái lên ngôi

Hợp tác xã Đại Hiệp, ấp Tam Hiệp, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển chuyên nuôi cua sinh thái, khoảng 100 ha với 12 thành viên. Trong năm qua, các thành viên hợp tác xã (HTX) ứng dụng hiệu quả kỹ thuật vào sản xuất nên sản lượng cua thương phẩm đạt cao, mỗi thành viên thu nhập từ 150-200 triệu đồng.

Cua sinh thái lên ngôi
Ông Đào Văn Tươi, thành viên HTX thu hoạch cua sinh thái.

Giám đốc HTX Đại Hiệp Nguyễn Văn Hùng chia sẻ, HTX thành lập năm 2012, chuyên về nuôi tôm, cua. Những năm gần đây HTX chọn con cua làm đối tượng chủ lực phát triển kinh tế. Bởi nuôi cua vốn đầu tư thấp, khả năng hoàn vốn nhanh, lãi cao, lại ít bị rủi ro so với con tôm.

Sau 4 tháng thả nuôi, cua bắt đầu cho thu hoạch; cứ thả giống nối vụ là cua thương phẩm có thu hoạch quanh năm. Năm 2017, HTX thu hoạch gần 7,5 tấn cua thương phẩm, các xã viên rất phấn khởi có một cái Tết sung túc hơn mọi năm.

Ông Tăng Kim Ngân, thành viên HTX Đại Hiệp, hồ hởi: “Với 3 ha mặt nước, gia đình tôi thả nuôi cua thương phẩm mang lại thu nhập trên 150 triệu đồng/năm”.

Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật và chăm sóc tốt nên cua lớn nhanh, đạt đầu con. Theo ước tính của những thành viên HTX Đại Hiệp, cua giống mua giá khoảng 750 đồng/con, sau 4 tháng thả nuôi cua đạt trọng lượng từ 300-350 g. Với giá bán từ 350.000- 500.000 đồng/kg đối với cua gạch son, người nuôi có lãi 1 con trên 100.000 đồng.

Ông Lê Văn Mần, thành viên HTX, chia sẻ, để cua lớn nhanh, đạt đầu con, trong quá trình nuôi cần bổ sung lượng cá làm thức ăn cho cua. Trước khi thả giống, cần cải tạo môi trường nước, trồng rừng tạo môi trường sinh thái để cua tăng trưởng, phát triển. Năm qua, gia đình ông thả nuôi mật độ 3 con/m2, thu nhập từ cua thương phẩm gần 200 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Hùng thống kê: “HTX có 12 xã viên, hiện 1 xã viên mua được xe tải đông lạnh, 5 người cất nhà cửa khang trang... Kinh tế ổn định nên con em trong HTX ăn học đến nơi, đến chốn và có việc làm ổn định”.

Về chất lượng cua nuôi sinh thái, HTX Đại Hiệp luôn đi đầu. Cua đảm bảo thịt chắc, thơm, ngon. Đặc biệt, cua thương phẩm ở đây không trói dây tẩm bột, cát, bùn để tăng trọng lượng khi bán. Vì lẽ đó, nhiều thương lái đã chọn mua cua của HTX với giá cao hơn so với thị trường từ 15.000-20.000 đồng/kg.

Theo ông Nguyễn Văn Hùng, để thu hút nhiều thành viên tham gia vào HTX, thời gian tới, HTX sẽ liên kết với các doanh nghiệp ở TP Hồ Chí Minh cung ứng cua thương phẩm. Đồng thời, HTX sẽ trình cấp thẩm quyền chứng nhận nhãn hiệu độc quyền cho cua thương phẩm HTX Đại Hiệp nhằm tăng tính cạnh tranh, bảo vệ chất lượng sản phẩm.

Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Ngọc Hiển Trần Minh Hoàng thông tin: “Toàn huyện có 13 HTX nuôi trồng thuỷ sản. Năm qua, hoạt động của HTX Đại Hiệp nuôi cua sinh thái rất hiệu quả. Chúng tôi sẽ tiếp tục định hướng để Nhân dân liên kết sản xuất, tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm đối với mặt hàng chủ lực của tỉnh".

Báo Cà Mau
Đăng ngày 05/02/2018
Chí Hiếu
Môi trường
Bình luận
avatar

Nuôi biển đa canh kết hợp

Mô hình nuôi biển đa canh kết hợp là một mô hình nuôi biển nuôi cùng lúc nhiều loài thủy sản dựa trên sự hỗ trợ lẫn nhau trong chuỗi thức ăn.

Lồng nuôi cá
• 10:31 11/07/2024

Bình Định: Những chú rùa con đầu tiên chào đời tại bãi biển xã Nhơn Hải

Theo Tổ chức cộng đồng (TCCĐ) bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải cho biết vào lúc 19h tối ngày 8.7 có những chú rùa con xuất hiện trên bãi biển tại làng chài Nhơn Hải ( TP Quy Nhơn ). Qua kiểm tra anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng, thành viên TCCĐ xác nhận đây là rùa con nở từ ổ trứng rùa đầu tiên do rùa mẹ mang số thẻ VN 1078 đẻ vào đêm 21.5. Từ khi trứng được đẻ ( 21.5) đến khi nở (8.7) là 7 tuần, sớm hơn 1 tuần so với dự kiến.

Rùa con
• 11:29 10/07/2024

So sánh sự tăng trưởng của tôm ở mỗi vùng nước nuôi khác nhau

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng và phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả nuôi tôm không phải lúc nào cũng giống nhau ở các vùng nước khác nhau. Mỗi môi trường nuôi đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:34 05/07/2024

Nhiều doanh nghiệp tham gia bảo tồn hệ sinh thái biển Phú Quốc

Ngày 27/6/2024, tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), một cuộc họp tham vấn ý kiến doanh nghiệp trong công tác bảo tồn biển Phú Quốc do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển (KBTB) Kiên Giang tổ chức đã thu hút đại diện 28 doanh nghiệp.

Biển Phú Quốc
• 11:23 04/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 00:26 30/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 00:26 30/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 00:26 30/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 00:26 30/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 00:26 30/09/2024
Some text some message..