Hà Tĩnh: Sứa biển chất đống bốc mùi hôi thối chờ… hỗ trợ

Gần một năm nay, rất nhiều hộ kinh doanh, buôn bán hải sản sứa biển tại các xã Thạch Kim, Thạch Bằng (Lộc Hà, Hà Tĩnh) phải sống trong “cảnh dở khóc dở cười” vì mua thu sứa sau sự cố ô nhiễm môi trường biển chất đống cả năm bốc mùi hôi thối nhưng chưa được hỗ trợ đền bù.

Hỗ trợ Hà Tĩnh
Hơn 8 tấn sứa của Chị Nguyễn Thị Hồng, Chủ cơ sở Hồng Anh ở xã Thạch Bằng đã bị hư hỏng hoàn toàn

Mất ăn, mất ngủ vì sứa

Nhận được phản ánh của một số người dân xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) thời gian gần đây trên địa bàn xuất hiện mùi hôi thối bốc ra từ các cơ sở kinh doanh, buôn bán sứa trên địa bàn khiến người dân bức xúc, PV Dân Việt đã có mặt tại một số cơ sở ở xã Thạch Bằng đang dự trữ số lượng lớn sứa biển.

Theo ghi nhận của PV tại đây có hàng trăm tấn sứa nằm rải rảc ở các cơ sở kinh doanh được các cơ sở bảo quản trong túi ni lông sau đó bỏ vào thùng xốp hoặc thùng gỗ. Do thời gian lưu trữ quá lâu nên toàn bộ số sứa đã bị hỏng hoàn toàn, bốc mùi hôi thối nồng nặc.

Chị Nguyễn Thị Hồng - Chủ cơ sở kinh doanh hải sản Hồng Anh ở xã Thạch Bằng nói: “Nhà tôi nhập hơn 8 tấn sứa từ tháng 4.2016, số sứa này chúng tôi đã có hợp đồng nhập cho một chủ cơ sở sản xuất ở Hà Nội.

Tháng 5.2016 giao hàng nhưng đùng một cái xảy ra sự cố môi trường biển nên toàn bộ số hàng này bị trả lại. Sứa để lâu ngày bị đổi màu, nước chảy ra ngoài, mùi hôi thối bốc lên khiến không khí trong nhà bị ô nhiễm nặng. Nhưng bao nhiêu vốn liếng đổ vào giờ chưa được hỗ trợ để tiêu hủy”.

Không chỉ ở xã Thạch Bằng, tại xã Thạch Kim không ít tiểu thương đang đau đầu vì sứa để lâu bốc mùi hôi thối. Mặc dù cơ quan chức năng cũng đã kiểm kê, cân số lượng cụ thể nhưng tới nay vẫn chưa áp giá và hàng chục tấn sứa vẫn nằm trong kho bốc mùi hôi thối chưa được tiêu hủy.

Chị Nguyễn Thị Hòa ở thôn Long Hải, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà buồn rầu nói: “Gia đình tôi thu mua 10 tấn sứa, sau sự cố môi trường không bán được đành chất vào các hộp gỗ. Số sứa biển được dự trữ gần 1 năm nên đã hỏng hoàn toàn, bốc mùi hôi thối, tôi không dám đem đi đổ vì sợ nếu được đền bù thì không còn hàng để đối chứng. Dăm bữa nửa tháng dân lại sang kêu sứa bốc mùi khó chịu, nhưng chúng tôi cũng đành nói bà còn thông cảm chứ biết làm sao giờ”.

Sứa biển hỏng, bốc mùi hôi thối không chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp đến các chủ cơ sở mà còn lan ra các hộ dân sinh sống liền kề, khiến người dân cũng hết sức bất bình.

Sứa biển

Hàng trăm tấn sứa thối lưu lại chờ… hỗ trợ

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Tĩnh, hiện nay sứa biển tồn kho ở Hà Tĩnh hơn 839 tấn nếu được hỗ trợ 100% do tiêu hủy, ước tính khoảng 41 tỷ đồng, trong đó huyện Lộc Hà có số lượng lớn nhất. Tuy nhiên, cùng với một số hải sản khác trong đó có sứa biển chưa đủ điều kiện để thẩm định thiệt hại theo Quyết định 1880 của Chính phủ.

Ông Trần Văn Hiếu - Phó chủ tịch UBND xã Thạch Bằng cho biết: “Hiện Thạch Bằng có 18 cơ sở sản xuất, kinh doanh sứa với gần 260 tấn sứa đang chờ áp giá”. Ông Hiếu còn cho biết thêm: “Thạch Bằng là một trong những địa phương có nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh hải sản đặc biệt là sứa biển, ảnh hưởng môi trưởng biển gây thiệt hại không nhỏ tới các cơ sở kinh doanh này”.

Còn theo báo cáo của UBND huyện Lộc Hà từ ngày 23.12.2016, Sở NNPTNT Hà Tĩnh cùng các đơn vị liên quan đã về kiểm kê số lượng sứa tại các cơ sở đông lạnh. Theo số liệu cân được trên địa bàn huyện thời điểm đó là 362 tấn sứa, hiện toàn bộ số sứa vẫn đang lưu giữ ở các cơ sở hải sản và đã hư hỏng hoàn toàn. Huyện Lộc Hà đã có kiến nghị lên tỉnh để tỉnh xin chủ trương để xử lý, hỗ trợ cho người dân.

Trong khi chờ cơ quan chức năng đưa ra hướng xử lý thì hàng chục hộ dân kinh doanh sứa biển ở xã Thạch Bằng và Thạch Kim vẫn đang đứng ngồi không yên phần vì mùi hôi thối từ sứa bốc lên làm ảnh hưởng đến người dân xung quanh, phần thì vốn liếng đổ dồn vào sứa nên đành phải lưu lại chờ có phương án hỗ trợ.

Dân Việt
Đăng ngày 01/04/2017
Quỳnh Nga
Kinh tế
Bình luận
avatar

Phát triển cụm liên kết kinh tế biển năm 2030

Đề án phấn đấu tạo dựng cụm liên kết ngành kinh tế biển ở những khu vực vùng biển và ven biển có lợi thế, phấn đấu hình thành được khoảng 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển đến năm 2030; phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển trước hết ở những khu vực trọng điểm gắn với xây dựng thành trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia, trong đó phát triển được 3-4 trung tâm kinh tế biển mạnh hàng đầu ở Đông Nam Á.

Cá biển
• 10:08 18/07/2024

Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt chi phí sản xuất về thủy sản giữa các nước

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng mà còn góp phần tạo công ăn việc làm và thúc đẩy thương mại quốc tế. Tuy nhiên, chi phí sản xuất thủy sản lại có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia.

Thủy hải sản
• 10:02 17/07/2024

Dịch bệnh đe dọa, nhiều hộ nuôi ngậm ngùi bán "tôm non"

Năm 2024, đã đi được nửa chặng đường, tuy nhiên giá thủy sản vẫn cứ giậm chân tại chỗ, đặc biệt là đối với ngành nuôi tôm. Thêm vào đó, dịch bệnh trên tôm trực tiếp đe dọa, khiến nhiều hộ dân phải ngậm ngùi xuất bán tránh lỗ, mặc dù tôm vẫn trong giai đoạn lớn.

Tôm thẻ
• 10:39 12/07/2024

Xuất khẩu tôm trong năm 2024 khó về đích

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 4 tỷ USD trong năm 2024 sẽ là một thách thức lớn. Tính đến hết nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tôm mới chỉ đạt khoảng 1,6 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.

Tôm thẻ
• 09:30 08/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 22:22 27/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 22:22 27/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 22:22 27/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 22:22 27/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 22:22 27/09/2024
Some text some message..