Hướng đi mới trong phát triển rong câu

Rong câu dạng thô chỉ từ 5-6 nghìn đồng/kg khô nhưng sau khi sơ chế, thành phẩm có giá cao gấp 20 lần.

Hướng đi mới trong phát triển rong câu
Bánh rong câu qua sơ chế có giá 20 nghìn đồng

Chị Trần Thị Thu Kiều là hộ duy nhất sơ chế rong câu tại Thuận An (Phú Vang). Bén duyên 20 năm với rong câu, chị kể: “Khi gia đình tôi nuôi trồng thủy sản, rong câu mọc trong ao. Thấy được giá, tôi vừa bán, vừa thu mua của các hộ lân cận”.

Cách bảo quản rong câu tốt nhất là phơi thật khô. Nhà kho của chị khá đặc biệt. Nền xi măng cao 60cm, không cửa nẻo, chỉ có mái tôn và khung thép che chắn bên trên. Lý giải điều này, chị Kiều nói: “Thế này mới đảm bảo. Rong câu cần khô ráo và thoáng khí. Nếu kín đáo quá rong sinh ẩm, dễ thối hỏng”.

Nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, cái khó nhất đối với chị là giá thành rong câu bấp bênh, trong đó, chất lượng thu, phơi là quan trọng nhất. Tuy nhiên, không phải hộ dân nào cũng thu hoạch rong câu cẩn thận. Rác, cát, tạp chất bám vào rong, làm giảm giá trị sản phẩm. “Rong khô chênh nhau cả vài trăm đồng đến cả nghìn đồng một ký là bình thường. Đó cũng là cái khó trong quá trình sơ chế”, chị Kiều cho biết.

Từ cái khó ấy, chị Trần Thị Thu Kiều là người tiên phong tại Thuận An trăn trở, nghĩ cách nâng cao giá trị rong câu bằng việc sơ chế.

Sơ chế rong câu không cầu kỳ, song đòi hỏi sự kỹ lưỡng, tỉ mẩn, trải qua nhiều nước “giặt” (đây là khâu làm sạch rong câu bằng cách nhúng và nhặt rửa qua nhiều nước). Khâu này chiếm phần lớn thời gian vì rong câu tươi nhiều tạp chất. Trung bình từ 8-10 kg rong tươi sẽ cho 1 kg rong câu khô.

Tránh đất cát, chị Kiều tận dụng mái bằng của nhà mình. Canh chừng bụi, người phơi phải canh chừng luôn cả thời tiết. Chỉ cần vướng chút mưa, rong câu khô sẽ thối hỏng ngay.

Rong câu được ép thành bánh, khô ráo sau khi phơi từ 3- 4 ngày nắng to, cho vào bịch. Thời gian bảo quản lên đến 1 năm. Muốn sử dụng, người dùng chỉ cần ngâm nước, rửa lại là có thể chế biến rong câu thành nộm, làm thạch, rất có lợi cho sức khỏe.

Bà Nguyễn Thị Hoàng Oanh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Thuận An cho biết, hiện nay, chị Trần Thị Thu Kiều là hộ sơ chế rong câu duy nhất tại địa phương.

Mỗi bánh rong câu thành phẩm 200g có giá 20 nghìn đồng. Giá thành rong câu sơ chế cao gấp 20 lần rong khô dạng thô. Chỉ cần đảm bảo điều kiện vệ sinh, việc xây dựng và phát triển nghề sơ chế rong câu khô tại Thuận An là rất khả thi. Đây cũng là mong muốn của bà Hoàng Oanh: “Chúng tôi luôn sát cánh và sẵn sàng hỗ trợ chị Kiều cũng như các chị em phụ nữ có nhu cầu trong việc phát triển sơ chế rong câu. Hy vọng thời gian tới, rong câu khô sẽ được các chị em quan tâm sản xuất”.

Một số địa phương như Lý Sơn (Quảng Ngãi), Khánh Hòa…rất nổi tiếng với rong khô. Thị trấn Thuận An, các xã như Phú Diên, Vinh Xuân, Vinh Thanh, Vinh Hưng, Vinh Hiền… đều có tiềm năng rong câu lớn. Trong khi đó, hầu hết rong câu đều không qua sơ chế hay chiết xuất ra sản phẩm, chủ yếu vẫn xuất thô, vì thế giá trị không tương xứng với tiềm năng.

Hướng đi mới của chị Kiều đã nâng tầm cho sản vật của địa phương. Với khoảng 22 nghìn ha mặt nước đầm phá trên toàn tỉnh, việc biến rong câu thành đặc sản là rất khả thi. Đây cũng là thời điểm phù hợp khi việc nuôi xen ghép thủy sản và rong câu đang chứng tỏ lợi thế bền vững so với cách nuôi trồng truyền thống.

Báo Thừa Thiên Huế
Đăng ngày 10/06/2019
Mai Huế
Chế biến
Bình luận
avatar

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 02:20 28/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 02:20 28/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 02:20 28/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 02:20 28/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 02:20 28/09/2024
Some text some message..