Làng hậu cần nghề cá

Tiếp xúc với nghề biển đã nhiều, nhưng tôi chưa bao giờ được nghe nói về nghề câu kiều và nghề làm nẹp kiều.

làm nẹp câu
3 cha con anh Phan Văn Bình làm nẹp câu kiều cung ứng cho khách hàng

Các lão nông ở làng Bình Thái, xã Phước Thuận (Tuy Phước, Bình Định) nói: “Khi nào còn biển là còn nghề câu kiều. Còn nghề câu kiều là chúng tôi còn kiếm ra tiền, vì đây là nơi duy nhất ở miền Trung còn làm nẹp câu kiều cung cấp cho ngư dân khắp nơi”.

Tiếp xúc với nghề biển đã nhiều, nhưng tôi chưa bao giờ được nghe nói về nghề câu kiều và nghề làm nẹp kiều. Hỏi ra thì biết, câu kiều là nghề đánh bắt hải sản gần bờ, còn nẹp kiều là loại ngư cụ phục vụ cho nghề này.

Đến Bình Thái trong những ngày trời yên biển lặng, chúng tôi bị hấp dẫn ngay bởi những tiếng búa gõ móc câu vang lên rộn rã. Ông Huỳnh Thanh Dũng, Trưởng thôn Bình Thái cho biết: "Nghề làm câu kiều đã có từ rất lâu rồi, có lẽ bắt đầu từ khi người trong thôn sắm ghe đi biển. Cho đến nay, chẳng ai biết vì sao đặt tên cho loại ngư cụ này là câu kiều, xưa ông bà gọi sao giờ mình cứ gọi theo vậy”.

Cũng theo ông Dũng, trước đây hầu hết các hộ trong thôn đều có ghe và đều làm nghề câu kiều, nhưng nay cả thôn chỉ còn khoảng 20 ghe, số lượng người chuyên làm nẹp câu kiều cũng giảm theo. “Cũng may, vùng biển nào cũng có nghề câu kiều chuyên đánh bắt cá đuối và cá lỵ gần bờ, thế nhưng người làm ngư cụ phục vụ cho nghề câu kiều hầu như chỉ còn làng Bình Thái. Nhờ đó, những hộ dân còn làm câu kiều có việc quanh năm”.

Anh Phan Ngọc Thanh (48 tuổi) ở xóm 3, có thâm niên hơn 20 năm gắn bó với nghề làm ngư cụ câu kiều, chia sẻ: “Thời cha tôi cũng đã làm nẹp câu kiều rồi, nhưng chủ yếu để tự cung tự cấp cho gia đình hành nghề. Sau đó, ngư dân ở các vùng biển trong tỉnh như Tam Quan, Phù Cát và cả ngư dân ở tỉnh Phú Yên tìm về đây đặt hàng nên từ đó gia đình tui không đi biển nữa mà chỉ chuyên làm nẹp câu kiều để bán”.

Theo anh Thanh, thường thì một ghe hành nghề câu kiều cần từ 150 - 200 nẹp câu kiều. Những ghe sử dụng câu kiều hoạt động ở gần bờ, cách bờ khoảng 3 - 4 hải lý, bởi đây là vùng biển nông, khi thả nẹp kiều có thể chạm tới đáy. Đặc biệt là khi thả nẹp câu kiều thì không phải gắn mồi, các loại cá đuối, cá lỵ, cá lạc khi bơi ngang qua nơi lưới giăng sẽ mắc vào lưỡi câu.

Anh Thanh cho biết thêm: “Mỗi ngày hai vợ chồng tui làm được 4 nẹp câu kiều, bán với giá 160 - 180 ngàn đồng/nẹp tùy lớn nhỏ, sau khi trừ chi phí còn lời chừng 300 ngàn đồng. Cũng nhờ có nghề làm nẹp câu kiều này mà gia đình tui có cuộc sống ổn định, có của ăn của để lo cho con cái học hành đến nơi đến chốn”.

Quan sát, chúng tôi nhận thấy nẹp câu kiều dù loại lớn hay nhỏ đều có cùng số lượng lưỡi câu là 160 chiếc/nẹp. Việc làm nẹp câu kiều phải trải qua hơn 10 công đoạn tỉ mỉ, công phu, tất cả đều bằng thủ công.

Đầu tiên, thợ làm câu kiều cắt cọng inox ra thành từng đoạn ngắn, dùng búa đập dẹp và cắt nhọn ở cả hai đầu. Sau đó, họ dùng bàn tay khéo léo sử dụng chiếc nỏ tự chế để uốn cọng inox cong lại rồi chặt làm đôi để làm được hai lưỡi câu. Tiếp theo là công đoạn làm nguội: mài lưỡi, chặt ngạnh, buộc dây tiên, tóm lưỡi (móc lưỡi câu lên thanh mò o)...

Công đoạn cuối cùng của làm nẹp câu kiều là cắt và buộc phao vào lưới. Việc cắt phao cũng đòi hỏi phải chính xác, phao phải đúng kích thước dài 4 phân, ngang 1,5 phân; khi buộc phao vào dây thì khoảng cách giữa các phao với nhau là 7 lưỡi câu.

Gia đình anh Phan Văn Bình (52 tuổi) ở xóm 3 đã có 3 đời gắn bó với nghề làm nẹp câu kiều, tâm sự: “So với các nghề khác thì nghề làm câu kiều khá nhọc công nhưng việc làm có quanh năm, phụ nữ, trẻ em làm được tất, rảnh lúc nào làm lúc đó. Gia đình tui có 3 người làm, chủ yếu làm theo đơn đặt hàng của khách, trung bình một ngày làm được khoảng 5 nẹp, trừ chi phí tính ra mỗi người có thu nhập hơn 100 ngàn đồng”.

“Không chỉ là ngư cụ dùng để đánh bắt cá, nhờ có nhiều lưỡi câu và khi thả là nẹp câu kiều chìm sát đáy nên người ta còn dùng câu kiều để vớt người chết đuối dưới sông. Mỗi khi vớt được xác người chết đuối, họ thường hậu tạ bằng tiền nhưng dân Bình Thái không bao giờ nhận, chỉ làm phúc”,ông Huỳnh Thái Dũng, Trưởng thôn Bình Thái nói.

Báo Nông nghiệp VN, 03/06/2015
Đăng ngày 04/06/2015
Vũ Đình
Nông thôn
Bình luận
avatar

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 6 năm 2024 tăng 2,9% (847,4 tấn) so cùng kỳ năm 2023

Tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Tàu thuyền thủy sản
• 14:22 17/07/2024

Bình Định: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 146.445,2 tấn

Theo Cục Thống kê tỉnh Bình Định, tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 146.445,2 tấn, tăng 2,9% ( tăng 4.161,2 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu
• 08:00 06/07/2024

Thu nhập ổn định từ việc nuôi cá lồng bè trên hồ chứa

Nhờ tận dụng tiềm năng dồi dào của nguồn nước hồ chứa thủy lợi Mỹ Thuận (xã Cát Hưng, huyện Phù Cát), nhiều hộ dân ở đây đã phát triển nghề nuôi cá lồng với nhiều đối tượng có giá trị kinh tế như cá điêu hồng, cá thát lát,...

Nuôi lồng bè
• 10:25 03/07/2024

Tăng cường quản lý NTTS trong thời tiết nắng nóng, mưa bão và hạn hán xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Nuôi thủy sản lồng bè
• 10:22 28/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 11:30 27/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 11:30 27/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 11:30 27/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 11:30 27/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 11:30 27/09/2024
Some text some message..