Rau câu khiến người nuôi tôm mang nợ

Rau câu mọc dày bất thường ở đầm Ô Loan, huyện Tuy An (Phú Yên) làm tôm chết gây ô nhiễm môi trường

Rau câu phơi từ nhà ra đến mé đầm Ô Loan - Ảnh: M.H.NAM
Rau câu phơi từ nhà ra đến mé đầm Ô Loan - Ảnh: M.H.NAM

Chiều 20-3, trên tuyến đường ven đầm từ xã An Cư qua xã An Ninh Đông (Tuy An), rau câu phơi nối dài, có nơi chất đống như núi. Bà Huỳnh Thị Nhung (xã An Cư) cho biết năm nay rau câu xuất hiện nhiều. Bơi sõng (xuồng nhỏ) ra giữa đầm quơ 15-20 phút là đầy sõng, nhưng giá quá rẻ 2.500 đồng/kg khô.

Theo nhiều người dân sống quanh đầm, rau câu xuất hiện với mật độ khá dày đặc so với nhiều năm đã mang lại thu nhập cho dân, nhưng cũng gây ra ô nhiễm, làm tôm nuôi chết rất nhiều. Ông Nguyễn Xuân Hương, ở An Cư, nói: “Người dân ở đây sống bằng nghề nuôi tôm, mấy năm trước thời điểm này từ sáng đến tối lo che chắn căng bạt làm lại chòi canh trên hồ, vậy mà bây giờ ngồi bó gối trong nhà vì tôm đã chết sạch”. Gia đình ông Hương thả nuôi 50 vạn con tôm sú, 14 ngày sau tôm trồi đầu lên chết không còn một con, chi phí hết 11 triệu đồng tiền giống.

Đầm Ô Loan có diện tích mặt nước gần 1.250ha. Ngư dân năm xã ven đầm (An Cư, An Ninh Đông, An Hải, An Hòa và An Mỹ) hằng năm thả nuôi trên 360ha tôm sú và tôm thẻ chân trắng, nhưng hiện nay không còn nuôi tôm được. Dọc quanh đầm, chất nhờn nổi lên mùi hôi tanh nồng nặc. Rất nhiều người nuôi tôm ở đầm Ô Loan lâm nợ vì các khoản chi phí đầu tư. Ông Huỳnh Kim Long, ở thôn Tân Long (xã An Cư), đầu vụ đầu tư hơn 20 triệu đồng để cải tạo hồ, tiền mua 10 vạn con giống, bây giờ trong hồ không con nào kể cả tôm đất, phải lội bùn vớt vát ít rau câu trang trải nợ nần. “Ở đây 100 hồ thả tôm nuôi sau hơn một tuần thì 99 hồ tôm chết sạch, còn một hồ dây dưa chưa được năm ngày sau tôm ngắc ngư trồi đầu lên tiếp. Nghề nuôi tôm chết rồi!” - ông Long than vãn.

Theo nhiều người dân, nguyên nhân rau câu nhiều do cửa biển An Hải không thoát nước làm đầm bị ô nhiễm. Người dân đang lo với nguồn nước ô nhiễm, rau câu mọc dày kéo theo rong giẻ, rong nhớt mọc nhiều thêm, sau một thời gian lứa rong này già chết rục dưới đầm làm nước càng ô nhiễm nặng.

Trao đổi về chuyện này, ông Nguyễn Phụng Ngoạn, quyền chủ tịch UBND huyện Tuy An, cho biết: “Năm vừa qua do không có lũ lớn, cửa biển An Hải không mở nên nước trong đầm không thoát được. Hiện đã có dự án khai thông cửa đầm nhưng chưa thực hiện được vì đang vướng dự án cầu Long Phú. Chúng tôi đang cố tham gia thúc đẩy dự án này trả lại môi trường nước trong sạch cho người dân quanh đầm nuôi thủy sản tăng thu nhập”.

http://tuoitre.vn
Đăng ngày 21/03/2013
MẠNH HOÀI NAM - MINH DUYÊN
Môi trường
Bình luận
avatar

Nuôi biển đa canh kết hợp

Mô hình nuôi biển đa canh kết hợp là một mô hình nuôi biển nuôi cùng lúc nhiều loài thủy sản dựa trên sự hỗ trợ lẫn nhau trong chuỗi thức ăn.

Lồng nuôi cá
• 10:31 11/07/2024

Bình Định: Những chú rùa con đầu tiên chào đời tại bãi biển xã Nhơn Hải

Theo Tổ chức cộng đồng (TCCĐ) bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải cho biết vào lúc 19h tối ngày 8.7 có những chú rùa con xuất hiện trên bãi biển tại làng chài Nhơn Hải ( TP Quy Nhơn ). Qua kiểm tra anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng, thành viên TCCĐ xác nhận đây là rùa con nở từ ổ trứng rùa đầu tiên do rùa mẹ mang số thẻ VN 1078 đẻ vào đêm 21.5. Từ khi trứng được đẻ ( 21.5) đến khi nở (8.7) là 7 tuần, sớm hơn 1 tuần so với dự kiến.

Rùa con
• 11:29 10/07/2024

So sánh sự tăng trưởng của tôm ở mỗi vùng nước nuôi khác nhau

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng và phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả nuôi tôm không phải lúc nào cũng giống nhau ở các vùng nước khác nhau. Mỗi môi trường nuôi đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:34 05/07/2024

Nhiều doanh nghiệp tham gia bảo tồn hệ sinh thái biển Phú Quốc

Ngày 27/6/2024, tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), một cuộc họp tham vấn ý kiến doanh nghiệp trong công tác bảo tồn biển Phú Quốc do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển (KBTB) Kiên Giang tổ chức đã thu hút đại diện 28 doanh nghiệp.

Biển Phú Quốc
• 11:23 04/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 02:20 28/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 02:20 28/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 02:20 28/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 02:20 28/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 02:20 28/09/2024
Some text some message..