Thời gian xử lý nước đá đến chất lượng tôm thẻ và quá trình lột vỏ

Mục đích của bài viết này nhằm đánh giá và tìm ra thời gian ngâm nước đá phù hợp cho quá trình tách vỏ tôm thẻ chân trắng nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng của thịt tôm.

Ảnh hưởng của tiền xử lý nước đá đến chất lượng của tôm thẻ chế biến
Thời gian tiền xử lý nước đá quyết định chất lượng tôm thẻ. Ảnh minh họa: depositphotos.com

Tôm là một trong những sản phẩm xuất khẩu quan trọng nhất của Trung Quốc, tách vỏ là một bước quan trọng trong quá trình chế biến. Tuy nhiên, hiện tại, tôm vẫn được bóc vỏ thủ công ở Trung Quốc. Mặc dù có một số máy bóc vỏ tôm cơ học, nhưng chúng có những nhược như việc bóc vỏ còn khá khó khăn và dễ bị tán vụn trong máy. Hơn nữa, cả hiệu quả và sản lượng tôm chế biến đều thấp khi sử dụng máy bóc vỏ tôm cơ học. Các phương pháp thay thế khác nhau có sẵn để bóc vỏ tôm bao gồm: lột vỏ ở nhiệt độ thấp, ở đá muối, phương pháp chần, áp suất cao, đóng băng nhanh…

Hiện tại, ngâm tôm trong nước đá hoặc nước muối (điển hình là NaCl hoặc NaCl với Photphor) là cách làm phổ biến để tạo thuận lợi cho việc tách vỏ trong ngành chế biến tôm (Dang et al., 2018). Stern (1958) đã báo cáo rằng tôm chế biến khi ngâm trong nước đá có thể được bóc vỏ dễ dàng hơn so với những con vừa mới đánh bắt. Để tìm ra cách tốt hơn, Collins (1960) đã mô phỏng nước biển lạnh bằng việc ngâm tôm trong nước muối lạnh và so sánh nó với phương pháp ngâm trong nước đá. Tôm đã được xử lý trong nước muối có thể dễ dàng lấy ra bằng tay và giữ lại màu sắc tốt hơn so với tôm được xử lý trên nước đá. Tuy nhiên, nồng độ nước muối trong nước cao hơn và mẫu dễ bị đông lạnh nhanh chóng, điều này dẫn đến việc giảm hiệu quả lột vỏ và mất tôm nghiêm trọng. Ngoài ra, với việc kéo dài thời gian ngâm, muối rất dễ xâm nhập vào tôm, ảnh hưởng đến chất lượng tôm.

Chế biến tôm thẻ chân trắng

Tiền xử lý ngâm tôm khi đánh bắt trong nước đá qua đêm, sau đó bỏ vỏ. Nó không chỉ có thể giải quyết các vấn đề của quá trình ngâm tôm trong nước muối mà còn có thể làm giảm ảnh hưởng của muối đến chất lượng thịt. Tất nhiên, chất lượng của tôm và thời gian tách vỏ có liên quan mật thiết đến thời gian ngâm tôm trong nước đá. Thời gian ngâm kéo dài giúp loại bỏ vỏ tôm tốt ho, nhưng chất lượng thịt tôm bị giảm.

Ngâm trong nước đá với chất lượng tôm và quá trình bóc vỏ

Mục đích của nghiên cứu của Nan Xu, Wenzheng Shi 2018 là đánh giá sự thay đổi chất lượng và độ khó của quá trình tách vỏ của tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương (Litopenaeus vannamei), được thu hoạch mới từ các trang trại và được lưu trữ trong nước đá trong tối đa 24 giờ.

Tôm được thu hoạch từ các ao địa phương và gửi đến phòng thí nghiệm trong vòng nửa giờ khi còn sống. Tôm chết và yếu bị loại bỏ, phần còn lại được chia thành bảy nhóm khoảng 550 ± 5 g. Nhóm đầu tiên được sử dụng như một nhóm đối chứng (không ngâm trong nước đá) và sáu nhóm còn lại được ngâm trong nước đá trước khi lột vỏ. Các mẫu được lấy cứ sau 4 giờ để xác định thời gian tách vỏ và sự thay đổi chất lượng.

Kết quả:

Kết quả chỉ ra rằng việc giảm nhiệt độ trong quá trình chế biến Tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương đã làm giảm đáng kể vấn đề trong quá trình lột vỏ tôm.

Năng suất tôm phản ánh tốc độ đầu ra của tôm sau khi tách vỏ (Yi et al., 2012 ). Nhóm đối chứng được đại diện bởi 0 giờ và năng suất tôm là 46,87%. Năng suất tôm tăng đáng kể với thời gian kéo dài đạt 50,53% sau 20 giờ xử lý. Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể nào trong nhóm khi điều trị 8 giờ. Kết quả này chỉ ra rằng các tế bào mô bên trong cơ thể tôm đã hấp thụ độ ẩm bên ngoài trong quá trình xử lý nước đá, dẫn đến sự gia tăng tổng trọng lượng của tôm. Thời gian xử lý tối ưu được xác định là 8 giờ và được tính bằng cách kết hợp thời gian lột vỏ và năng suất tôm.

Với việc kéo dài thời gian tiền xử lý nước đá, các chỉ số kết cấu thịt, mùi và màu sắc của tôm thẻ chân có xu hướng giảm. Một kết quả tương tự trong nghiên cứu của Liu ( 2014). Tôm thẻ chưa lột với thời gian tiền xử lý là 0 giờ có chất lượng tốt nhất. Tuy nhiên, ở quá trình xử lý 0 giờ, quá trình tách vỏ lại cực kỳ khó khăn và đạt điểm thấp nhất liên quan đến việc tách vỏ khỏi thịt. Thời gian tiền xử lý trong khoảng từ 4 đến 8 giờ đã thúc đẩy quá trình bóc vỏ dễ dàng hơn, với 8 giờ được coi là thời gian tiền xử lý tối ưu cho trong quá trình tách vỏ của tôm thẻ chân trắng.

Từ nghiên cứu trên cho thấy, việc xử lý nước đá đúng cách có thể làm giảm đáng kể độ khó của quá trình tách vỏ tôm thẻ trong khi vẫn duy trì chất lượng sản phẩm. Do đó, kiểm soát thời gian điều trị có thể cải thiện hiệu quả hiệu quả của việc loại bỏ vỏ, và chứng tỏ đây là một phương pháp tiền xử lý khả thi.

Bài viết được Tép Bạc lược dịch theo nghiên cứu của Nan Xu, Wenzheng Shi 2018 đăng trên Food Science & Nutrition published by Wiley Periodicals, Inc.


Đăng ngày 11/12/2018
VĂN THÁI (Lược dịch)
Chế biến
Bình luận
avatar

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 06:24 30/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 06:24 30/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 06:24 30/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 06:24 30/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 06:24 30/09/2024
Some text some message..