Thông tin sơ bộ kết quả điều tra hiện trạng nguồn lợi hải sản tầng đáy ở biển Việt Nam

Trong khuôn khổ Dự án "Điều tra tổng thể hiện trạng và biến động nguồn lợi hải sản biển Việt Nam" trong các năm 2011-2015 thuộc Đề án 47. Ngày 10/9/2013, tại Tổng cục Thủy sản, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Hải sản đã báo cáo "Kết quả sơ bộ các chuyến điều tra nguồn lợi hải sản tầng đáy ở biển Việt Nam 2012-2013".

Hội nghị

Theo báo cáo tại cuộc họp, hiện nay, tại Việt Nam, công tác điều tra nguồn lợi hải sản nói chung và nguồn lợi hải sản tầng đáy nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn: Do thiếu kinh phí nên gần 10 năm qua công tác điều tra đã không được triển khai liên tục và đồng bộ (việc điều tra bị gián đoạn từ năm 2005). Bên cạnh đó còn có những tồn tại, hạn chế về giải pháp thực hiện dẫn tới số liệu thiếu, không mang tính cập nhật, chưa đảm bảo tính chính xác…

Nguồn lợi hải sản tầng đáy thuộc biển Việt Nam chủ yếu là các loài cá đáy (mối, phèn, đù, lượng…), giáp xác (tôm, cua, ghẹ…), nhuyễn thể (mực, bạch tuộc…). phân bố rộng khắp các vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, trong phạm vi chương trình điều tra này, Viện đã lựa chọn 04 vùng biển để nghiên cứu, đó là: Vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ; và thiết kế hệ thống trạm điều tra tại những vùng biển có độ sâu dưới 200m. Nhóm đã sử dụng tàu kéo đáy đơn thương phẩm, vỏ gỗ, công suất 70CV trở lên. Lưới kéo đáy đơn được sử dụng trong các chuyến điều tra có chiều dài giềng phao 26,5m - chiều dài giềng chì 33,5m - mắt lưới ở đụt (2a) 30mm - ván lưới gỗ, bọc sắt - độ mở cao lưới 3,5m - độ mở ngang 14m. Đây là mẫu lưới tiêu chuẩn do Viện Nghiên cứu Hải sản thiết kế và giám sát thi công nhằm thực hiện các chuyến điều tra nguồn lợi hải sản tầng đáy ở biển Việt Nam trong các năm 2012-2013.

Trong quá trình điều tra, các tàu nghiên cứu đã tiến hành thu mẫu thành phần loài, thu mẫu sinh học và thu mẫu hải dương học, thuỷ sinh. Qua đó, đã tập hợp được một cơ sở dữ liệu điều tra để tiến hành phân tích, đánh giá, tổng hợp và đi đến kết luận sơ bộ về nguồn lợi hải sản ở biển Việt Nam. Có 04 tiêu chí mà nhóm đề tài đã tập trung bám sát, khai thác số liệu để tiến hành phân tích, là: Thành phần loài; Năng suất khai thác; Mật độ nguồn lợi và Trữ lượng nguồn lợi. Theo đánh giá sơ bộ, trong mùa gió Tây Nam, số họ bắt gặp trong các chuyến điều tra là 151 họ (trong đó, vùng Tây Nam Bộ chiếm 77 họ, Đông Nam Bộ 128, Trung Bộ 115 và Vịnh Bắc Bộ 85). Trong mùa gió Đông Bắc, số họ bắt gặp trong các chuyến điều tra là 156 họ (trong đó, vùng Tây Nam Bộ 82, Đông Nam Bộ 132, Trung Bộ 115 và Vịnh Bắc Bộ 94).

Về thành phần loài, trong mùa gió Tây Nam, điều tra toàn vùng biển Việt Nam, bắt gặp 32 loài nhuyễn thể chân đầu, 44 loài giáp xác và 522 loài cá (trong đó, vùng Tây Nam Bộ: 19 loài nhuyễn thể chân đầu, 21 loài giáp xác và 176 loài cá; vùng Đông Nam Bộ: 24 loài nhuyễn thể chân đầu, 26 loài giáp xác và 362 loài cá; vùng Trung Bộ: 19 loài nhuyễn thể chân đầu, 26 loài giáp xác và 273 loài cá; vùng Vịnh Bắc Bộ: 23 loài nhuyễn thể chân đầu, 22 loài giáp xác và 230 loài cá). Trong mùa gió Đông Bắc, điều tra toàn vùng biển Việt Nam, bắt gặp 35 loài nhuyễn thể chân đầu, 52 loài giáp xác và 598 loài cá (trong đó, vùng Tây Nam Bộ: 17 loài nhuyễn thể chân đầu, 38 loài giáp xác và 179 loài cá; vùng Đông Nam Bộ: 25 loài nhuyễn thể chân đầu, 35 loài giáp xác và 406 loài cá; vùng Trung Bộ: 17 loài nhuyễn thể chân đầu, 30 loài giáp xác và 310 loài cá; vùng Vịnh Bắc Bộ: 20 loài nhuyễn thể chân đầu, 27 loài giáp xác và 241 loài cá). Tổng hợp thành phần loài của tất cả các chuyến điều tra: đã bắt gặp 172 họ, 814 loài (trong đó có 715 loài cá, 61 loài giáp xác và 38 loài nhuyễn thể chân đầu). Bước đầu nhận thấy, số lượng họ/giống/loài bắt gặp trong các chuyến điều tra tương đối phong phú; các họ chiếm ưu thế trên toàn vùng biển Việt Nam là họ cá Khế, cá Sơn phát sáng và cá Mối; mùa gió Đông Bắc thành phần loài phong phú hơn mùa gió Tây Nam; vùng biển Đông Nam Bộ có thành phần loài phong phú hơn cả.

Về năng suất khai thác, năng suất chung trên toàn vùng biển Việt Nam dao động trong khoảng 16-195 kg/h. Trong đó, tại Vịnh Bắc Bộ, năng suất dao động trong khoảng 37,1-175,8 kg/h; Trung Bộ 16,7-194,6 kg/h; Đông Nam Bộ 26,5-91,5 kg/h; và Tây Nam Bộ 35,2-58,8 kg/h. Như vậy, vùng biển Trung Bộ có biên độ dao động về năng suất khai thác lớn nhất. Vịnh Bắc Bộ đứng thứ hai về sự biến động năng suất trong các chuyến điều tra. Ngược lại, hai vùng biển Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ có  năng suất khai thác khá ổn định. Trong cả 04 vùng biển đã điều tra thì vùng biển Tây Nam Bộ dẫn đầu về sự ổn định trong năng suất khai thác ở cả hai mùa gió Đông Bắc và Tây Nam. Về phân bố nguồn lợi, ngư trường tập trung tại khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ (thuộc vùng biển Quảng Ninh), khu vực Cát Bà -Ba Lạt, khu vực cửa vịnh Bắc Bộ (từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế), Cù Lao Chàm, Phú Yên, Phú Quý, Nam Côn Sơn, Nam Du-Hòn Khoai, Phú Quốc.

Về trữ lượng nguồn lợi, trong mùa gió Đông Bắc 2012-2013, điều tra toàn vùng biển Việt Nam bằng lưới kéo đáy: Trong 884 nghìn tấn hải sản các loại, nhuyễn thể chân đầu chiếm 7%, giáp xác chiếm 4%, cá nổi nhỏ 19% và cá đáy 70%. Tại vùng biển Vịnh Bắc Bộ, trong 185 nghìn tấn hải sản, nhuyễn thể chân đầu chiếm 5%, giáp xác 3%, cá nổi nhỏ 32% và cá đáy 60%. Trong 408 nghìn tấn hải sản đánh bắt được tại vùng biển Trung Bộ, nhuyễn thể chân đầu chiếm 4%, giáp xác chiếm 5%, cá nổi nhỏ 19% và cá đáy 72%. Trong 203 nghìn tấn hải sản đánh bắt được tại vùng biển Đông Nam Bộ, nhuyễn thể chân đầu chiếm 12%, giáp xác chiếm 3%, cá nổi nhỏ 11% và cá đáy 74%. Trong 87 nghìn tấn hải sản đánh bắt được tại vùng biển Tây Nam Bộ, nhuyễn thể chân đầu chiếm 12%, giáp xác chiếm 8%, cá nổi nhỏ 12% và cá đáy 68%.

Trong mùa gió Tây Nam 2013, điều tra toàn vùng biển Việt Nam bằng lưới kéo đáy: Trong 913 nghìn tấn hải sản các loại, nhuyễn thể chân đầu chiếm 10%, giáp xác chiếm 4%, cá nổi nhỏ 10% và cá đáy 76%. Tại vùng biển Vịnh Bắc Bộ, trong 116 nghìn tấn hải sản, nhuyễn thể chân đầu chiếm 7%, giáp xác 4%, cá nổi nhỏ 13% và cá đáy 76%. Trong 441 nghìn tấn hải sản đánh bắt được tại vùng biển Trung Bộ, nhuyễn thể chân đầu chiếm 8%, giáp xác chiếm 3%, cá nổi nhỏ 8% và cá đáy 81%. Trong 274 nghìn tấn hải sản đánh bắt được tại vùng biển Đông Nam Bộ, nhuyễn thể chân đầu chiếm 14%, giáp xác chiếm 3%, cá nổi nhỏ 8% và cá đáy 75%. Trong 81 nghìn tấn hải sản đánh bắt được tại vùng biển Tây Nam Bộ, nhuyễn thể chân đầu chiếm 14%, giáp xác chiếm 6%, cá nổi nhỏ 21% và cá đáy 59%.

Để có được kết quả này, tập thể cán bộ nghiên cứu thuộc viện Nghiên cứu Hải sản, các cơ quan quản lý đã nỗ lực để thực hiện dự án trong điều kiện không có tàu nghiên cứu chuyên dụng. Các con số được trình bày trong báo cáo đã thể hiện được sự dày công nghiên cứu của nhóm điều tra nguồn lợi hải sản tầng đáy. Nhóm nghiên cứu đã rất linh hoạt trong việc áp dụng các hình thức điều tra khác nhau tại từng vùng biển của Việt Nam. Việc lựa chọn độ sâu của vùng biển nghiên cứu cũng đã được nhóm tính toán chặt chẽ, đảm bảo tuân thủ những cam kết quốc tế, cũng như đảm bảo sự an toàn cho tất cả hệ thống điều tra. Những số liệu này thực sự có giá trị và rất đáng tin cậy phục vụ cho các cơ quan quản lý cũng như phục vụ cho sản xuất. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến của các đại biểu cho rằng: Đối với các số liệu vừa thu thập được, nên tiến hành so sánh, đối chiếu với các số liệu cũ (đã thu thập trước đây) để đưa ra cái nhìn tổng quát, phản ánh đúng thực chất hiện trạng nguồn lợi hải sản tại các vùng biển Việt Nam. Các đối tượng như cá tráp, cá bánh đường cũng là những loài hải sản tầng đáy điển hình ở biển Việt Nam, cần được điều tra nghiên cứu, nắm bắt diễn biến tăng/giảm trong các mùa gió.

Trong thời gian tới, Viện Nghiên cứu Hải sản sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, tiến hành phân tích sâu và tích hợp số liệu để đưa ra nhiều kết quả tổng thể, làm nổi bật bức tranh về các đối tượng hải sản có giá trị kinh tế cao, phân loại cá thể đã trưởng thành và chưa trưởng thành (để theo dõi)…Với tiến trình thực hiện điều tra như hiện nay, số liệu thu thập được sẽ ngày càng đáng tin cậy, phục vụ tốt công tác tư vấn quản lý nghề cá của ngành thuỷ sản Việt Nam.

http://www.fistenet.gov.vn/
Đăng ngày 19/09/2013
Ngọc Thuý (FICen)
Đánh bắt
Bình luận
avatar

Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến 2030

Vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 3/7/2024 về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tàu cá Việt Nam
• 09:00 09/07/2024

Bình Định tăng cường công tác chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác

Tăng cường công tác xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, từng bước tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác thủy sản, đảm bảo quản lý khai thác và phát triển bền vững ngành thủy sản vì lợi ích của người dân.

Cá ngừ
• 09:00 08/07/2024

Tăng cường công tác quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá

Nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả Luật thủy sản 2017, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị nội dung đón và làm việc với đợt thanh tra lần thứ 5 của Đoàn Thanh tra EC; Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm IUU, góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

Tàu cá Việt Nam
• 10:00 26/06/2024

Bình Định ban hành kế hoạch chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch hoạch Thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh Bình Định.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:02 20/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 22:31 29/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 22:31 29/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 22:31 29/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 22:31 29/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 22:31 29/09/2024
Some text some message..