Trắng tay vì “sinh vật lạ” tấn công bãi nuôi ngao

Từ nhiều ngày nay, bà con nuôi ngao giống tại vùng biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình bị thiệt hại nặng nề vì sinh vật lạ tấn công ngao giống trên quy mô rộng.

Trắng tay vì “sinh vật lạ” tấn công bãi nuôi ngao
Một số sinh vật lạ được người dân địa phương gọi là sâu biển Ảnh: M.Đ/ Báo Tiền Phong

Theo nhiều người dân, sinh vật lạ này được bà con gọi là sâu biển hay sâu róm biển. Tái xuất hiện từ đợt Tết Nguyên đán đến nay, sinh vật lạ đã gây hại đàn ngao giống trên diện tích vài chục hecta. Chính quyền sở tại và cơ quan chức năng vẫn loay hoay chưa tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ ngao giống cho bà con.

Vùng biển Kim Sơn có nghề nuôi ngao từ nhiều năm nay với diện tích lên tới 1.200 ha; trong đó, có 30 ha nuôi ngao giống. Nghề nuôi ngao góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Tuy nhiên, một vài năm gần đây tại địa phương xuất hiện loại sinh vật lạ vừa giống như con đỉa vừa giống như con sâu róm, có chiều dài từ 3 đến 7 cm tấn công đàn ngao giống.

Sinh vật này ăn trọn con ngao giống to tầm đầu đũa, tuổi ngao được xác định giữa ngao tấm và ngao cúc. Thời điểm sinh vật lạ xuất hiện nhiều nhất khi thời tiết giao mùa, khí hậu ấm từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch. Những năm trước, loại sinh vật này xuất hiện ít, gây ảnh hưởng không đáng kể cho nghề nuôi ngao. Tuy nhiên, năm nay xuất hiện rất nhiều gây hại trên diện tích lớn ngao giống nên bà con hết sức lo lắng.


Người dân dùng đăng lưới vây bắt đàn sâu nhưng cũng không hết được.. Ảnh: TTXVN

Anh Vũ Văn Thành, xóm 9, xã Cồn Thoi buồn bã chia sẻ, gia đình anh có 2 ha thả ngao giống và đã bị sinh vật lạ ăn hết. Mọi năm bị ăn ít nhưng vụ ngao giống năm nay diện tích nuôi ngao của gia đình bị sinh vật lạ phá hoại từ khoảng 30 Tết đến nay, khiến gia đình bị thiệt hại trên 200 triệu đồng. Anh mong muốn cơ quan chức năng có biện pháp xử lý loại sâu biển này để nông dân tiếp tục sản xuất.  

Cùng chung tâm trạng với anh Thành, anh Đoàn Văn Được, xóm 10, Kim Tân xót xa cho biết, gia đình có 7 ha nuôi ngao; trong đó, có 3,5 ha nuôi ngao giống, đến giờ này đã bị thiệt hại khoảng 80% trên tổng diện tích nuôi ngao giống mà không có biện pháp gì phòng chống hiệu quả. Gia đình anh Được mong cơ quan chức năng có biện pháp diệt sâu để bà con tiếp tục vụ thả nuôi mới. Anh Được còn cho biết thêm, khi tiếp xúc, va chạm phải con sâu thì bị ngứa và mưng mủ rất lâu khỏi nên rất nguy hiểm cho bà con. Ngoài biện pháp đánh đăng để bắt bớt sâu róm biển, bà con không còn biết sử dụng biện pháp nào khác.

Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Anh Khiêm, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kim Sơn cho biết, Kim Sơn hiện có 1.200 ha nuôi ngao, từ vài năm nay vùng này phát triển thêm nghề nuôi ngao giống với diện tích khoảng 30 ha thuộc khu vực ngoài đê Bình Minh 3, từ Ngánh Đứt đến Ngánh Kim. Tại đây người dân ương ngao từ ngao tấm lên ngao cúc. Vụ ngao giống năm nay, chưa kịp vui mừng vì diện tích ương ngao tăng lên thì người dân lại đối mặt với nguy cơ thiệt hại lớn do con sâu biển sinh sôi, phát triển với mật độ từ 20 đến 30 con sinh vật lạ/m2 và đến ăn hại ngao của bà con. Theo thống kê sơ bộ, hiện đã có 30 ha ngao giống của 10 hộ nuôi trồng bị thiệt hại.


Sâu biển ẩn nấp dưới lớp cát biển sau đó ăn sạch ngao giống của người nuôi.

Trước tình trạng trên, UBND huyện Kim Sơn đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện phối hợp với Chi cục Thú y và Chi cục Thủy sản kiểm tra ngoài thực địa, báo cáo lên cơ quan chuyên môn và gửi mẫu tới Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I để xác định giống, loài sinh vật lạ. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có kết quả trả lời.

Để động viên bà con tiếp tục bám biển, UBND huyện Kim Sơn chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Chi cục Thú y, Chi cục Thủy sản và các ngành hữu quan tuyên truyền để người dân tạm hoãn thả giống, chờ kết quả của cơ quan cấp trên xử lý địch hại. Đối với các vùng ngao bị thiệt hại ở mức độ 50%, bà con nên cải tạo lại bãi ngao, nếu mật độ thưa thì thả thêm và quản lý bãi ngao chặt chẽ hơn. Mặt khác, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kim Sơn khuyến cáo người dân sử dụng các biện pháp thủ công, dùng lưới chắn, xử lý kỹ càng trước khi thả ngao xuống vùng ương, tuyệt đối không sử dụng các chất cấm, chất độc hại làm ảnh hưởng đến môi trường vùng bãi.

Trong khi chờ đợi cơ quan chức năng có giải pháp hữu hiệu để tiêu diệt loại sinh vật lạ kể trên, người dân nuôi ngao Kim Sơn vẫn phải ngậm ngùi nhìn diện tích ngao của mình bị tàn phá.

TTXVN
Đăng ngày 08/03/2019
Đức Phương
Dịch bệnh
Bình luận
avatar

Bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi

Bệnh vi bào tử trùng do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, làm cho tôm chậm lớn bởi EHP ký sinh nội bào và sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan, tụy khiến tôm không đủ dinh dưỡng, năng lượng cho sự tăng trưởng và lột xác.

Tôm thẻ
• 10:35 05/07/2024

Bệnh DIV1 trên tôm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

Bệnh DIV1 trên tôm do Decapod Iridescent Virus 1 (DIV1) gây ra, được phát hiện lần đầu tiên trên mẫu tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus) vào năm 2014 tại tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc sau đó vi rút tiếp tục gây bệnh cho các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh tại một số tỉnh của Trung Quốc.

Tôm bệnh
• 10:41 30/06/2024

Đen mang trên tôm: Hạn chế nguồn cung hữu cơ

Hiện tượng mang tôm bị đen là một trong những bệnh lý nguy hiểm và phổ biến nhất trong nuôi tôm. Bệnh được gây ra bởi một loại vi khuẩn gọi là Vibrio parahaemolyticus, Vibrio harveyi, hoặc Vibrio alginolyticus. Bệnh có thể lan rộng nhanh chóng và gây tổn thất kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm đen mang
• 10:04 27/06/2024

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm và biện pháp phòng chống

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) còn được biết đến là “Hội chứng chết sớm”, do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Bệnh này có tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ chết có thể lên đến 90% sau 3-5 ngày phát hiện.

Tôm thẻ
• 08:00 21/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 11:12 27/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 11:12 27/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 11:12 27/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 11:12 27/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 11:12 27/09/2024
Some text some message..