Xé rào nuôi tôm: Đừng để cái lợi trước mắt mà gánh nguy cơ dài lâu

Bán được giá, người dân nhiều nơi ở ĐBSCL đang rải muối để nuôi tôm thẻ chân trắng. Nguy cơ không ít vì loài tôm này lắm bệnh, đất sẽ nhiễm mặn và làm hư cả một hệ sinh thái.

Xé rào nuôi tôm: Đừng để cái lợi trước mắt mà gánh nguy cơ dài lâu
Tại một đầm nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện Tam Nông, Đồng Tháp - Ảnh: NGỌC TÀI

“Ở ĐBSCL, một số tỉnh khác cũng đã manh nha việc nuôi này và chính quyền đã cấm nuôi. Đối với tỉnh Đồng Tháp nên cấm nuôi như tỉnh bạn

PGS.TS Dương Nhựt Long

Lý do nên cấm là để tránh “vết xe đổ” khi bất chấp nuôi tôm nước lợ trong vùng ngọt hóa. Trong khi đó, do được thương lái mua gom “nhiệt tình”, diện tích được dân rải muối nuôi tôm đã lên đến cả trăm hecta, điển hình là ở Đồng Tháp.

3 công tôm lãi bằng 100 công lúa?

Ông N.V.G. - một hộ nuôi tôm ở xã Phú Thành B, huyện Tam Nông, Đồng Tháp - cho biết sau khi các ngành chức năng quyết liệt trong việc trám lấp giếng nước mặn, ông đã chấp hành.

Tuy nhiên, do vẫn nuôi tôm thẻ chân trắng nên ông giữ lại nước của những ao nuôi trước đó, sau đó bơm chuyền qua các ao khác để lắng lọc. Cuối cùng là bơm ngược trở lại và rải muối vào để đạt đến độ mặn rồi thả tôm nuôi.

Huyện Tam Nông vốn là địa phương được quy hoạch nuôi tôm càng xanh trọng điểm của Đồng Tháp. Trên chính diện tích nuôi tôm nước ngọt, người dân đang nuôi tôm nước lợ bằng cách rải muối để tăng độ mặn.

Tình trạng “xé rào” nuôi tôm thẻ chân trắng còn diễn ra ở nhiều địa phương khác như huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre), huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên, Long Phú (tỉnh Sóc Trăng), huyện An Biên (tỉnh Kiên Giang)...

Ông G. phân trần: “Cá tra giá bấp bênh, tôm càng xanh khó có lãi. Tui thấy anh em nuôi tôm nước lợ quá trời trúng, nghe đâu 3 công tôm lãi bằng 100 công lúa nên mới chuyển qua nuôi. Thiếu muối thì đem muối tuôn xuống, thiếu kiềm, vôi... thì tìm mua rồi rải xuống”.

Ông N.V.Đ. (huyện Tam Nông) cũng chuyển đổi toàn bộ 3ha diện tích nuôi tôm càng xanh sang nuôi tôm thẻ chân trắng.Theo ông Đ., nuôi tôm thẻ thời gian ngắn, mau quay vòng vốn. Nếu tôm nuôi không bị trục trặc, giá cả ổn định sẽ cho lãi rất cao.

Khi được hỏi đầu ra của tôm thẻ, ông Đ. cho biết hiện nay có bao nhiêu thương lái cân hết bấy nhiêu, kể cả tôm chưa đến ngày thu hoạch mà gặp “sự cố” cũng bán được.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp, hiện toàn tỉnh có 176ha nuôi tôm thẻ chân trắng ở các huyện Tam Nông, Cao Lãnh và thị xã Hồng Ngự. Diện tích nuôi tập trung chủ yếu ở huyện Tam Nông với 165ha.

Nên cấm để phòng sự bấp bênh sau này

Ông Nguyễn Văn Minh - chủ tịch UBND xã Phú Thành B, huyện Tam Nông - xác nhận tình trạng nuôi tôm kể trên với diện tích riêng ở xã này đã lên tới 109ha.

Cho rằng những hộ này nuôi tự phát do thấy lợi nhuận trước mắt, ông Minh khẳng định xã đang tuyên truyền cho người dân không nên mở rộng diện tích nuôi và... chờ chỉ đạo từ tỉnh.

Ông Hồ Thanh Dũng, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp, lại cho biết chủ trương của tỉnh không cấm nhưng cũng không khuyến khích.

Theo ông Dũng, hiện nay trong số 176ha nuôi tôm thẻ chân trắng vẫn có những diện tích người dân cho biết họ nuôi bằng nước ngọt. Cụ thể bao nhiêu diện tích nuôi có dùng muối rải vẫn chưa có số liệu chính xác và cũng khó xác định.

Ông Dũng cũng cho biết sở đang kiến nghị tỉnh nên có một đề tài nghiên cứu mang tính chất khoa học để đánh giá những tác động của việc nuôi tôm thẻ chân trắng bằng nước lợ đối với môi trường, thổ nhưỡng, từ cơ sở này để có định hướng.

“Người dân không nên mở rộng diện tích nuôi vì trước mắt nuôi có lời nhưng không biết sau này thế nào. Cũng khuyến cáo bà con nuôi mật độ thấp, không sử dụng muối pha, đặc biệt là đào giếng khoan để lấy nước nuôi tôm” - ông Dũng nói.

Nguy cho hệ sinh thái

PGS.TS Dương Nhựt Long (trưởng bộ môn kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt - khoa thủy sản Trường ĐH Cần Thơ) cho rằng việc nuôi tôm thẻ chân trắng như cách làm ở Đồng Tháp, chất lượng tôm sẽ kém.

Đặc biệt, điều đáng lo ngại là nước nuôi tôm khi thải ra môi trường sẽ phá vỡ hệ sinh thái nước ngọt ở đây. Cũng theo ông Long, hơn 10 năm trước, Thái Lan đã áp dụng mô hình này nhưng không thể phát triển được. Vì vậy, ông Long cho rằng nên trân trọng và bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười vốn đã hình thành nền canh tác nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới.

“Thay vì nuôi tôm thẻ chân trắng, chính quyền nên khuyến khích mở rộng mô hình như lúa - tôm càng xanh luân canh, lúa - cá đồng...” - ông Long nói.

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện - chuyên gia độc lập về sinh thái ĐBSCL - cũng cảnh báo Đồng Tháp là vùng lõi ngọt của ĐBSCL, nếu cứ để làm cách trên có thể làm hư cả vùng lõi này..

Cẩn thận mặn hóa đất, nước ngầm

Cho nuôi tôm thẻ chân trắng ở Đồng Tháp là không nên. Việc đưa một vật nuôi vào vùng không đúng sinh thái của chúng rất dễ tạo dịch bệnh, có thể ảnh hưởng cả vật nuôi khác. Mà tôm thẻ chân trắng vốn có mầm bệnh rất nguy hiểm, ngành thủy sản chưa hoàn toàn kiểm soát được. Nếu để dịch bệnh xảy ra, những hộ nuôi tôm càng xanh, cá... cũng có thể bị “vạ lây”.

Chính quyền cần cấm, không cho làm. Chưa kể một thời gian muối sẽ thấm vào đất gây mặn cho cả khu vực, đất không sử dụng được nữa, tầng nước ngầm cũng có thể bị mặn hóa. Thái Lan có lúc đã chở nước mặn từ biển vào vùng ngọt để nuôi. Bây giờ cả một khu vực rộng lớn chưa phục hồi được...

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 24/07/2017
Ngọc Tài - Chí Quốc
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bí quyết san ao tôm tránh hao hụt nhiều

Trong quá trình nuôi tôm, việc san tôm là một công đoạn không thể thiếu để đảm bảo mật độ nuôi thích hợp và tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho tôm. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn dễ gây ra hao hụt nếu không được thực hiện đúng cách.

Tôm thẻ
• 09:48 18/07/2024

Sản phẩm phụ của quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm

Bà con có biết rằng quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi tôm của bà con không? Những sản phẩm phụ như Ammonia, Nitrite và Phosphate không chỉ làm thay đổi chất lượng nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Để bà con hiểu rõ hơn về những yếu tố này và các giải pháp hiệu quả để quản lý chúng.

Tôm thẻ
• 09:45 18/07/2024

Phản xạ của tôm nói lên điều gì?

Phản xạ của tôm là một chủ đề thú vị và phức tạp, gợi mở nhiều khía cạnh trong sinh học, sinh thái học và cả ngành nuôi trồng thủy sản. Bài viết này sẽ khám phá các khía cạnh đó, từ cơ chế sinh học cơ bản của phản xạ tôm đến ứng dụng thực tiễn trong nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu khoa học.

Tôm thẻ
• 10:09 16/07/2024

Hiểu rõ nguồn gốc của các acid hữu cơ để sử dụng đúng mục đích

Các loại acid hữu cơ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tật và cải thiện chất lượng nước. Để sử dụng acid hữu cơ một cách hiệu quả, người nuôi cần hiểu rõ nguồn gốc và tác dụng của từng loại acid. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về một số loại acid hữu cơ phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, nguồn gốc và công dụng của từng loại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:06 16/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 00:20 28/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 00:20 28/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 00:20 28/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 00:20 28/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 00:20 28/09/2024
Some text some message..