Xử lý nước ao lắng hiệu quả tiết kiệm

Để bắt đầu một vụ nuôi mới, giai đoạn chuẩn bị nước để cấp vào ao nuôi là một công việc hết sức quan trọng. Ao chứa nước này được gọi là ao lắng. Vậy chúng ta cần phải xử lí nước ao lắng như thế nào là hiệu quả, tiết kiệm nhất cho vụ nuôi mới? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Xử lý nước ao lắng
Xử lý nước ao lắng. Ảnh: apanano.com

Vai trò quan trọng của ao lắng trong nuôi tôm 

Tên gọi “ao lắng” đã không còn quá xa lạ với người nuôi tôm hiện nay. Ao lắng đóng vai trò quan trọng cho toàn bộ quá trình nuôi bằng cách loại bỏ những mầm bệnh nguy hiểm và là yếu tố kỹ thuật hầu như không thể thiếu trong hệ thống nuôi. Đặc biệt là ở mô hình nuôi tôm thâm canh hoặc bán thâm canh. 

Với tình hình dịch bệnh lây lan nhanh trên địa bàn nuôi tôm hiện nay, ao lắng được cho rằng có ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của vụ nuôi. Bên cạnh đó, do quá trình nuôi ồ ạt, sử dụng nhiều loại hóa chất độc hại. Nhất là tình hình xâm nhập mặn, nước bốc hơi nhanh, môi trường ao nuôi ô nhiễm,... thì ao lắng chính là giải pháp tối ưu nhất. 

Sử dụng ao lắng sẽ giúp người nuôi một số việc quan trọng như: 

- Đảm bảo chất lượng nguồn nước trước khi cấp vào ao nuôi 

- Loại bỏ các chất rắn lơ lửng 

- Giúp giữ và rửa bùn cặn trong ao 

- Giúp làm giảm số lượng mầm bệnh 

- Xử lý lượng tồn dư hóa chất, chất tiệt trùng 

- Giúp lắng lọc hàm lượng kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật 

- Giúp dự trữ nguồn nước khi thời tiết hạn hán hoặc bị xâm nhập mặn 

Xử lý mầm bệnh trong nước trước khi thả tôm 

Bước 1: Cấp nước vào ao lắng qua túi lọc bằng vải dày nhằm loại bỏ rác, ấu trùng, tôm, cua, còng, ốc, côn trùng, cá tạp. Để lắng 3 – 7 ngày. 

Bước 2: Kích thích trứng tôm, ốc, côn trùng, cá tạp nở thành ấu trùng bằng cách chạy quạt nước liên tục 2 – 3 ngày. 

Xử lí nước aoChạy quạt cho ao nuôi

Bước 3: Sử dụng Chlorine nồ độ 20-30 ppm (20-30kg/1.000m3 nước) để diệt tạp, diệt khuẩn nước ao lắng vào buổi sáng (khoảng 8h) hoặc buổi chiều ( khoảng 16h). Ngoài ra có thể sử dụng một số hoá chất có thể dùng để diệt tạp, diệt khuẩn nước: 

+ Thuốc tím (KMnO4): 20 – 50 kg/ha, tạt đều khắp ao và để ít nhất sau 24 giờ mới gây màu nước 

+ BKC (Benzalkonium Chlorinde) ≥ 50%: là 3 – 5ppm (30 – 50kg/ha). 

+ Hợp chất Iodine  ≥ 10%: 1 – 3 lít/1.000 m3 nước. 

– Bước 4: Quạt nước liên tục trong 10 ngày để phân hủy dư lượng Chlorine. Kiểm tra dư lượng chlorine trong nước bằng thuốc thử đơn tính. 

– Bước 5: Lấy nước từ ao chứa đã được xử lý vào ao nuôi qua túi lọc. 

Ngoài ra, bà con còn có thể sử dụng các phương pháp khác như: 

- Sử dụng hệ thống lọc tuần hoàn (RAS)  

- Sử dụng cá rô phi để lọc nước 

Một số lưu ý khi xử lí nước ở ao lắng 

Khi xử lí nước ở ao lắng, bà con cần lưu ý một số điều sau: 

- Đối với ao chứa duy trì nuôi cá rô phi liên tục trong suốt quá trình. 

- Không lấy nước vào ao khi: nước ngoài kênh/mương có nhiều váng bọt, màng nhầy, nhiều phù sa. Nguồn nước nằm trong vùng có dịch bệnh. Nước có hiện tượng phát sáng vào ban đêm. 

Lưu ý: Chỉ sử dụng một trong các hoá chất: hoặc thuốc tím, hoặc Chlorine , hoặc BKC, hoặc Iodine. Nếu sử dụng Chlorine để diệt trùng thì trước đó từ 3 – 5 ngày không nên sử dụng vôi vì vôi làm tăng pH, giảm khả năng diệt trùng của Chlorine. 

Sau khi đã diệt khuẩn và các loài tạp gây bệnh cho tôm, bà con có thể tiến hành sử dụng các chế phẩm vi sinh gây màu nước, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm. Nước có màu xanh nõn chuối hoặc vàng nâu là tốt nhất cho việc thả tôm giống. 

Đăng ngày 29/01/2024
Thuần Phạm @thuan-pham
Kỹ thuật
Bình luận
avatar

Cho ăn bằng máy cần lưu ý các vấn đề nào?

Công nghệ tự động hóa ngày càng phát triển và được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng máy cho ăn tự động mang lại nhiều lợi ích, nhưng để đạt được hiệu quả tối ưu người nuôi cần lưu ý một số vấn đề quan trọng khi sử dụng máy cho ăn tự động qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé!

Máy cho tôm ăn tự động
• 10:04 17/07/2024

Quan sát và đánh giá sức khỏe tôm qua phân tôm

Trong nuôi tôm, việc theo dõi sức khỏe của tôm là vô cùng quan trọng để đảm bảo năng suất và chất lượng. Một trong những phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để đánh giá sức khỏe của tôm là quan sát phân tôm. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách nhận biết và phân tích các dấu hiệu từ phân tôm để có thể đưa ra các biện pháp kịp thời, giúp duy trì sức khỏe tốt nhất cho đàn tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:00 17/07/2024

Phúc lợi động vật và vấn đề cắt mắt tôm trong sinh sản nhận tạo

Trong sản xuất giống, đặc biệt là nhóm giáp xác 10 chân, cắt cuống mắt là một phương pháp phổ biến. Kỹ thuật này bao gồm loại bỏ một hoặc hơn một cuống mắt của con vật bằng cách dập, cắt, đốt, hoặc thắt chặt bằng dây. Điều này sẽ kích thích đẻ trứng và rút ngắn thời gian thành thục sinh dục. Tuy nhiên, hiên nay vấn đề này được chú ý đến nhiều hơn khi trong ngành đề cập về phúc lợi động vật.

Mắt tôm thẻ chân trắng
• 09:57 12/07/2024

Đánh giá đường ruột tôm khỏe qua những yếu tố nào?

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, sức khỏe đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tôm phát triển tốt, tăng trưởng nhanh và đạt năng suất cao. Đường ruột khỏe mạnh không chỉ giúp tôm tiêu hóa thức ăn hiệu quả mà còn tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Tôm thẻ
• 10:03 11/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 08:29 27/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 08:29 27/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 08:29 27/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 08:29 27/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 08:29 27/09/2024
Some text some message..