380 cá voi chết, vụ mắc cạn trở nên tồi tệ nhất lịch sử Australia

Chiều 23-9, khoảng 380 con cá voi hoa tiêu được xác nhận đã chết ở phía tây bang Tasmania, Australia. Lực lượng cứu hộ đang chiến đấu để cứu 30 con còn lại trong những vụ mắc cạn hàng loạt tồi tệ nhất nước này.

Cá voi mắc cạn
Cá voi mắc cạn ở cảng Macquarie, bang Tasmania, Australia.

Phát hiện muộn, cả 200 cá voi mắc cạn đều đã chết

Nỗ lực giải cứu hơn 450 con cá voi hoa tiêu vây dài bị mắc cạn trên các bãi cát và bãi biển bên trong Cảng Macquarie bắt đầu từ sáng 22-9. Khoảng 50 con cá voi đã được giải cứu và đưa trở lại biển khơi.

Trong khi lực lượng cứu hộ đang tập trung vào giải cứu 270 con cá voi bị mắc kẹt gần thị trấn Strahan từ hôm qua, thì sáng 23-9, 200 con cá voi khác được trực thăng phát hiện mắc kẹt cách đó khoảng 10km trong cùng một bến cảng. Sau đó, các quan chức xác nhận tất cả số cá voi này đã chết.

Đây có thể là một trong những vụ cá voi mắc cạn lớn nhất được ghi nhận trên toàn cầu và là vụ tồi tệ nhất trong lịch sử Australia.

Ông Nic Deka, điều phối viên của cuộc giải cứu từ quản lý khu vực Công viên Tasmania và Dịch vụ Động vật Hoang dã cho biết, họ đang chiến đấu để cứu 30 con cá voi còn lại, nhưng trọng tâm của hoạt động cứu hộ hiện đang chuyển sang việc vớt và xử lý những con cá voi đã chết.

“Chúng tôi sẽ cố gắng giải cứu càng nhiều cá voi còn sống còn lại càng tốt”, ông Deka trấn an.

Tiến sĩ Kris Carlyon, một nhà sinh vật học động vật hoang dã của chương trình bảo tồn biển cho biết, việc có thêm 200 con cá voi mắc cạn khiến số cá voi mắc cạn hiện nay là lớn nhất trong lịch sử của Tasmania.

Hồ sơ cho thấy vào năm 1935, khoảng 294 con cá voi, cũng là loài hoa tiêu vây dài, mắc cạn tại Stanley, phía tây bắc của Tasmania.

Khoảng 60 nhân viên cứu hộ do Chương trình Bảo tồn Biển của chính quyền bang Tasmania dẫn đầu đã bước vào ngày thứ hai của cuộc giải cứu, tập trung vào khu vực có tên Fraser Flats.

Vào ngày 22-9, khoảng 25 con cá voi đã được nâng lên khỏi bãi cát và kéo bằng thuyền đến vùng nước mở, nhưng hai con đã quay trở lại nơi bị mắc cạn. Ngày 23-9, 25 con cá voi khác đã được giải cứu.

Ông Deka cho biết nhóm 200 con cá voi chết mới ở hai vịnh cách địa điểm cứu hộ chính từ 7 km đến 10 km về phía nam.

Khi được hỏi tại sao không nhìn thấy nhóm 200 con cá voi trước khi chúng chết, ông Deka nói: “Có thể chúng bị mắc cạn và sau đó bị trôi trở lại vịnh. Nước có màu tanin rất sẫm. Từ trên không, không thể phát hiện ra chúng đang ở trong tình trạng cần được giải cứu”.

Trong số 270 con cá voi đầu tiên được phát hiện, ước tính khoảng 90 con đã chết. “Chúng tôi vẫn sẽ tập trung nỗ lực cứu hộ ở khu vực Fraser Flats bởi vì những con cá voi ở đâu có cơ hội sống sót cao nhất”.

Ngày 22-9, ông Deka nói với Guardian Australia rằng hai phương pháp xử lý số cá voi bị chết đang được xem xét. Một là chôn cá voi tại bãi rác, hai là kéo chúng ra vùng nước thoáng và sử dụng các dòng hải lưu để giữ chúng ở ngoài khơi.

“Chúng tôi biết rằng không thể để xác cá voi ở lại bến cảng vì sẽ nảy sinh một loạt vấn đề. Chúng tôi cam kết thu hồi và xử lý số xác cá voi”.

Cá voi mắc cạn từng được ghi nhận trong hồ sơ hóa thạch

Khoảng 40 nhân viên chính phủ và 20 tình nguyện viên, hầu hết là từ ngành nuôi cá của cảng, đang ở dưới nước sâu đến ngực và điều động những tấm lưới lớn để nhấc xác những con cá voi lên khỏi cát.

17 người tham gia cứu hộ cá voi. Họ gắn thẻ vào những con cá voi được giải cứu để theo dõi chúng. Cá voi hoa tiêu rất hòa đồng và cần được đưa đủ xa khỏi nhóm chính để chúng không quay trở lại.


Các thành viên của một đội cứu hộ cùng một con cá voi trên một bãi cát gần Strahan, bang Tasmania. Ảnh: AP.

Ông Deka cho biết ngoài hai con cá voi được cứu đã quay trở lại địa điểm mắc cạn, phần lớn số cá voi đã cứu vẫn ở ngoài nước sâu và vẫn đang bơi.

Tiến sĩ Carlyon nói: “Không có dấu hiệu nào cho thấy việc cá voi mắc cạn là do con người gây ra. Đây là một sự kiện tự nhiên và chúng ta biết rằng sự mắc cạn của cá voi đã xảy ra trước đây, được ghi trong hồ sơ hóa thạch. Và chúng ta khó lòng ngăn chặn điều này không xảy ra".

Mặc dù vậy, người dân vẫn mong đợi những chú cá voi sống sót được giúp đỡ.

Phó giáo sư, Tiến sĩ Karen Stockin, Đại học Massey ở New Zealand, một chuyên gia về mắc cạn của cá voi và cá heo trên toàn cầu và là thành viên của hội đồng chuyên gia của Ủy ban săn bắt cá voi quốc tế về vấn đề này.

Bà cho biết vụ mắc cạn ở Cảng Macquarie có thể là lớn nhất Australia từ trước đến nay và đứng thứ ba hoặc thứ tư trên toàn cầu về số lượng cá bị mắc cạn.

Theo bà Stockin, những con cá voi hoa tiêu vây dài có thể sống tới 40 năm, nổi tiếng vì sự đoàn kết vì cách chúng gắn bó với nhau trong cấu trúc xã hội chặt chẽ.

Trong một tuyên bố gửi tới Guardian, Bộ trưởng Môi trường Australia Sussan Ley cho biết: “Thật đau lòng khi nhìn thấy những con cá voi mắc cạn này. Tôi muốn cảm ơn những người cứu hộ làm việc chăm chỉ và tất cả những tình nguyện viên tuyệt vời trên mặt đất”.

Bà Bộ trưởng cho biết chính quyền bang Tasmania đang dẫn đầu cuộc giải cứu, nhưng chính phủ cũng đã đề nghị hỗ trợ.

Báo Nhân Dân
Đăng ngày 24/09/2020
Hồng Lê
Kinh tế
Bình luận
avatar

Phát triển cụm liên kết kinh tế biển năm 2030

Đề án phấn đấu tạo dựng cụm liên kết ngành kinh tế biển ở những khu vực vùng biển và ven biển có lợi thế, phấn đấu hình thành được khoảng 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển đến năm 2030; phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển trước hết ở những khu vực trọng điểm gắn với xây dựng thành trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia, trong đó phát triển được 3-4 trung tâm kinh tế biển mạnh hàng đầu ở Đông Nam Á.

Cá biển
• 10:08 18/07/2024

Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt chi phí sản xuất về thủy sản giữa các nước

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng mà còn góp phần tạo công ăn việc làm và thúc đẩy thương mại quốc tế. Tuy nhiên, chi phí sản xuất thủy sản lại có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia.

Thủy hải sản
• 10:02 17/07/2024

Dịch bệnh đe dọa, nhiều hộ nuôi ngậm ngùi bán "tôm non"

Năm 2024, đã đi được nửa chặng đường, tuy nhiên giá thủy sản vẫn cứ giậm chân tại chỗ, đặc biệt là đối với ngành nuôi tôm. Thêm vào đó, dịch bệnh trên tôm trực tiếp đe dọa, khiến nhiều hộ dân phải ngậm ngùi xuất bán tránh lỗ, mặc dù tôm vẫn trong giai đoạn lớn.

Tôm thẻ
• 10:39 12/07/2024

Xuất khẩu tôm trong năm 2024 khó về đích

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 4 tỷ USD trong năm 2024 sẽ là một thách thức lớn. Tính đến hết nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tôm mới chỉ đạt khoảng 1,6 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.

Tôm thẻ
• 09:30 08/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 09:23 22/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 09:23 22/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 09:23 22/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 09:23 22/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 09:23 22/09/2024
Some text some message..