Nuôi tôm đang đối diện thách thức lớn về giống và thức ăn

Chuỗi sản phẩm tôm nước ta về chế biến đã thuộc hàng tiên tiến của thế giới thì khâu nuôi vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó thách thức lớn nhất là giống và thức ăn.

Tôm giống
Giống chiếm 8 - 10% giá thành nhưng quyết định thành bại

Giống chiếm 8 - 10% giá thành nhưng quyết định thành bại

Trưởng phòng Giống và Thức ăn Thủy sản của Cục Thủy sản Trần Công Khôi phân tích, trong cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ, con giống chỉ chiếm 8 - 10% nhưng mang tính quyết định sự thành công. Tỷ lệ sống của tôm cao là thành công, còn thấp thì thất bại. Ông nhấn mạnh: “Tỷ lệ sống của tôm nuôi nước ta hiện nay còn thấp do chất lượng con giống không ổn định, quy mô nuôi lại nhỏ lẻ hộ gia đình với cơ sở hạ tầng kỹ thuật không đảm bảo và hay phát sinh dịch bệnh”.

Một trong những nguyên nhân tôm giống chất lượng chưa cao và không ổn định là do nguồn tôm bố mẹ phụ thuộc nhập khẩu, chỉ phần nhỏ gia hóa trong nước. Số liệu của Cục Thú y, năm 2023, nhập khẩu 135.758 con tôm giống bố mẹ, gồm 236 con tôm sú và 135.522 con tôm thẻ chân trắng. Bên cạnh, nhập khẩu 163.600 ấu trùng tôm để nuôi thương phẩm, gồm 39.600 ấu trùng tôm sú và 124.000 ấu trùng tôm thẻ chân trắng.

Trong 2 tháng đầu năm 2024 đã nhập khẩu 10.019 con tôm giống bố mẹ, gồm 322 con tôm sú và 9.697 con tôm thẻ chân trắng, cùng 22.000 ấu trùng tôm sú để nuôi thương phẩm. Tính ra, tôm bố mẹ phụ thuộc nhập khẩu 83,5 % tôm thẻ chân trắng, 16,5% tôm sú và khai thác tự nhiên 33,3 % tôm sú.

Về sản xuất và ương dưỡng giống tôm nước lợ, cả nước có 2.270 cơ sở đã sản xuất trong năm 2023 được 153 tỷ con. Trong đó, mới có 27 cơ sở sản xuất tôm giống được công nhận an toàn dịch bệnh với sản lượng 38 tỷ tôm post/năm. Khoảng 40% cơ sở chưa được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản theo quy định của Luật Thuỷ sản nhưng vẫn được cấp chứng nhận kiểm dịch. Đây là những cơ sở sản xuất tôm giống nhỏ lẻ đầu tư thấp, không đảm bảo quy chuẩn và còn sẵn sàng bán giá rẻ, khuyến mãi cao để cho lưu thông giống kém chất lượng, dễ gây bùng phát dịch bệnh.

Nhiều báo cáo hiện đánh giá, tỷ lệ nuôi tôm thành công của Việt Nam chỉ khoảng 40%. Có nghĩa, các chi phí giống, chuẩn bị ao, điện, xử lý nước, thức ăn ở 60% còn lại không thành công là bị lỗ, một con số không hề nhỏ của ngành nuôi tôm và cả xã hội.

Giá tôm cao do thức ăn

Tổng Thư ký VASEP Trương Đình Hòe cho biết: “Giá xuất khẩu tôm Ấn Độ luôn thấp hơn Việt Nam 10 - 15%, còn tôm Ecuador thấp hơn 30 - 35%”. Tiến sỹ Nguyễn Duy Hòa, Giám đốc kỹ thuật toàn cầu ngành hàng Empyreal & Motiv Cargill Inc phân tích thêm về giá thành nuôi tôm, lâu nay thường so sánh giá tôm nuôi giữa các quốc gia bằng phép tính với các ao nuôi thành công chứ chưa tính bình quân tổng số ao nuôi (gồm cả ao nuôi thành công và ao nuôi thất bại).

Trong giá thành tôm nuôi hiện nay ở nước ta, chi phí thức ăn chiếm khoảng 64%

Nếu tính đầy đủ thì giá thành tôm nuôi của Việt Nam đang cao hơn rất nhiều so với Ecuador. Ông Hòa cho biết tôm cỡ 20g/con, giá thành nuôi của Việt Nam là 3,5 - 3,6 USD/kg, còn Ecuador chỉ 2,5 USD/kg; Việt Nam cao hơn 40 – 44%.

Giá thành tôm nuôi của Việt Nam cao hơn Ecuador, theo ông Hòa, chủ yếu là do Ecuador nuôi ao đất với trang trại rất lớn, thả giống thưa nên tận dụng được cỡ 25% thức ăn tự nhiên. Nuôi thưa thì tôm ít bị stress, giảm chi phí thuốc men và chất bổ sung tăng sức khỏe cho tôm, dịch bệnh cũng ít, chi phí lao động rất thấp. Còn nuôi tôm ở nước ta với mật độ rất cao, hoàn toàn không tận dụng được thức ăn tự nhiên, chi phí thức ăn lớn và tôm bị stress phải sử dụng nhiều thuốc cùng chất bổ sung khác.

Vẫn phân tích của ông Hòa, trong nuôi tôm hơn 90% nông dân thiếu vốn nên phải dựa vào đầu tư của đại lý, dẫn đến giá thức ăn cao. Chỉ tính thức ăn, người nuôi mua bằng tiền mặt 30.000 đồng/kg, thì đầu tư của đại lý nâng lên 45.000 đồng/kg (cao hơn 50%). 

Trong giá thành tôm nuôi hiện nay ở nước ta, chi phí thức ăn chiếm khoảng 64%. 

Phấn đấu nuôi thành công 65% và giảm giá thành

Mục tiêu được nhiều người có trách nhiệm trong ngành tôm nước ta đang đặt ra là cố gắng nâng tỷ lệ nuôi thành công từ 40% hiện nay lên 65%. Trước tiên cần kiểm soát chặt chẽ và nâng cao chất lượng tôm giống. Lãnh đạo Cục Thủy sản cho hay, sẽ phối hợp với các địa phương và các cơ quan chức năng khác tăng cường thanh tra, kiểm tra điều kiện sản xuất, chất lượng con giống tại các cơ sở và lưu thông trên thị trường.

Khuyến cáo các cơ sở sản xuất giống có quy mô nhỏ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước cấp, nước thải, đảm bảo an toàn sinh học trong sản xuất; áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để nâng cao chất lượng và tỷ lệ sống. Yêu cầu cơ sở cung cấp tôm giống có đội ngũ kỹ thuật tư vấn, có trách nhiệm với khách hàng để đồng hành với người nuôi và kịp thời hỗ trợ trong trường hợp cần thiết. Đạt được điều này sẽ hạn chế nhiều rủi ro về con giống, tạo cơ sở nâng cao tỷ lệ nuôi thành công. 

Chú trọng số hóa dữ liệu về tôm giống để người nuôi và cơ quan quản lý tra cứu, truy xuất thông tin xuất xứ, chất lượng, góp phần ngăn chặn con giống kém chất lượng. Tiếp tục nghiên cứu gia hóa tôm bố mẹ có khả năng chống chịu tốt với dịch bệnh, có năng suất cao. 

Giải bài toán về thức ăn cho tôm để giảm giá thành, quan tâm tới thực trạng còn phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất thức ăn. Nhu cầu nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản của nước ta một năm khoảng 6 triệu tấn, trong nước mới đáp ứng khoảng 35%, còn 65% nhập khẩu.

Thức ăn tôm
Giải bài toán về thức ăn cho tôm để giảm giá thành, quan tâm tới thực trạng còn phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất thức ăn

Hiện nay, một số doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ để tăng giá trị dinh dưỡng, thay thế nguyên liệu đắt tiền trong sản xuất thức ăn thủy sản. Bộ NN&PTNTđã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 16/8/2022 phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021 - 2030, trong đó có định hướng phát triển thức ăn thủy sản. Các địa phương khuyến khích hợp tác xây dựng trang trại lớn, có doanh nghiệp đầu tàu dẫn dắt tạo chuỗi phát triển ổn định.

Một vấn đề được nhiều người trong ngành quan tâm là, Việt Nam đã có khá đầy đủ các chính sách định hướng phát triển đúng, quy định pháp luật quản lý nghiêm. Tuy nhiên, việc thực thi cần rõ ràng trách nhiệm để đạt hiệu quả cụ thể.

Đăng ngày 18/07/2024
Sáu Nghệ @sau-nghe
Góc nhìn
Bình luận
avatar

Nuôi tôm đang đối diện thách thức lớn về giống và thức ăn

Chuỗi sản phẩm tôm nước ta về chế biến đã thuộc hàng tiên tiến của thế giới thì khâu nuôi vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó thách thức lớn nhất là giống và thức ăn.

Tôm giống
• 08:00 18/07/2024

Bàn thảo nuôi biển đa canh tổng hợp theo điều kiện ngư dân

Ngày 28/6/2024 tại thành phố Rạch Giá, Bộ NN&PTNT cùng UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức hội thảo giải pháp phát triển nuôi biển đã nhấn mạnh việc nuôi bằng lồng hiện đại, đa canh tổng hợp và phát triển du lịch theo điều kiện của ngư dân.

Nuôi lồng bè
• 10:11 02/07/2024

Cà Mau lập khu bảo tồn biển ở 3 cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc

Ngày 18/6/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ký Quyết định số 1206/QĐ-UBND về việc phê duyệt thành lập Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau rộng 27.000 ha, tập trung ở vùng biển quanh 3 cụm đảo: Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc.

Hòn Khoai
• 10:59 01/07/2024

Hiện trạng chế biến phế phụ phẩm tôm ở nước ta

Sau bài “Sử dụng phế phụ phẩm thủy sản trên thế giới và nước ta” trên Tép Bạc phản ánh thực trạng thiếu thông tin về lĩnh vực này ở nước ta, Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường cho hay, đã tổ chức điều tra ngành tôm nước lợ và cá tra, vừa có kết quả. Hiện trạng thu gom, bảo quản, vận chuyển và chế biến phế phụ phẩm tôm ở nước ta như sau.

Phế phẩm tôm
• 09:00 21/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 00:09 17/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 00:09 17/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 00:09 17/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 00:09 17/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 00:09 17/09/2024
Some text some message..