7 nguyên tắc vàng trong mô hình Aquaponic - Lạ mà quen

Nhiều nông dân đã và đang sử dụng phương pháp thủy canh để có được một vụ mùa bội thu. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì phương pháp thủy canh có nhiều ưu điểm.

aquaponics
Thuật ngữ Aquaponics (tiếng Pháp: Aquaponie) là sự kết hợp từ Aquaculture (nuôi trồng thủy sản) và Hydroponics (thủy canh). Ảnh foxagritech

Nhưng theo tôi, thủy canh có một nhược điểm, đó là bón phân thủ công (hóa học) để cây dinh dưỡng và sinh trưởng. Về vấn đề này, nếu bón phân không đúng cách, cây trồng có thể gây hại cho sức khỏe, nhưng có một cách để giải quyết tình trạng này là sử dụng hệ thống aquaponics. 

Vậy aquaponic là gì?

Aquaponics là đại diện cho mối quan hệ giữa nước, đời sống thủy sinh, vi khuẩn, động lực dinh dưỡng và thực vật cùng phát triển trong các nguồn nước trên khắp thế giới. Thuật ngữ Aquaponics (tiếng Pháp: Aquaponie) là sự kết hợp từ Aquaculture (nuôi trồng thủy sản) và Hydroponics (thủy canh).

Mô hình này khai thác sức mạnh của việc tích hợp sinh học các thành phần riêng lẻ này: trao đổi phụ phẩm thải ra từ cá làm thức ăn cho vi khuẩn, để chuyển hóa thành phân bón hoàn hảo cho cây trồng, trả lại nước trong hình thức sạch và an toàn cho cá. Trên thực tế, aquaponics cũng giống như thủy canh, chỉ khác là không sử dụng hóa chất trong hệ thống aquaponics, và một sản phẩm tự nhiên được sử dụng là phân bón - phế phẩm của cá.

Cá gì có thể nuôi trong hệ Aquaponics

Mô hình này thích hợp với các loại thủy sinh nước ngọt như: nhóm cá da trơn (cá trê, cá tra, cá bóng...), cá rô phi, điêu hồng (rô phi đỏ), cá tai tượng, nhóm cá rô đồng, nhóm cá chép và một số loài khác như tôm càng xanh, baba, rùa.

Công nghệ Aquaponics ngày càng được phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam. Với các nước phát triển như Israel, Mỹ, Nhật, Châu Âu nơi điều kiện kinh tế phát triển, nguồn tài nguyên đất không nhiều thì mô hình Aquaponics nước cạn hay nước sâu được sử dụng nhiều cho mục đích kinh doanh thực phẩm (rau của quả và cá) an toàn.

Aquaponics
Mô hình Aquaponics đã được ứng dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Ảnh gbbrfcu

Một số phương pháp aquaponic được ứng dụng rộng rãi ngày nay:

Phương pháp canh tác nước sâu (DWC): Áp dụng cho trồng rau trộn hay các cây trồng cho năng suất không cao. 

Phương pháp khay giá thể truyền thống: Áp dụng cho các hệ thống tại nhà với các loại cây trồng dựa theo sở thích: cây ăn quả, rau ăn lá, thảo mộc, …

Phương pháp màng dinh dưỡng (NFT): Áp dụng cho các loại cây trồng như thảo mộc, dâu tây ở các không gian tưởng chừng như không thể trồng cây được vì phương pháp này có thể treo được từ trần nhà.

Phương pháp khí canh trụ đứng: Áp dụng cho rau ăn lá, dâu tây và những loại cây trồng ít cần chăm sóc khác.

Bảy nguyên tắc vàng của Aquaponics 

1. Chọn bể cá một cách cẩn thận vì bể cá là một thành phần thiết yếu khi thiết lập aquaponic. Người nuôi nên ưu tiên những hộp đựng tròn có đáy phẳng hoặc hình nón vì chúng dễ giữ sạch hơn, cố gắng sử dụng các hộp đựng bằng nhựa hoặc sợi thủy tinh cứng, trơ vì chúng bền và sẽ dùng được lâu hơn.

2. Cung cấp đầy đủ sục khí và lưu thông nước. Phải sử dụng máy bơm nước và không khí sẽ đảm bảo lượng oxy hòa tan cao trong nước và chuyển động của nước trong hệ thống - để duy trì sức khỏe của động vật, vi khuẩn và thực vật. Tiết kiệm chi phí năng lượng tối đa có thể như sử dụng nguồn năng lượng mặt trời.  

3. Duy trì chất lượng nước tốt. Nước là nguồn sống trong hệ thống aquaponic - môi trường mà thông qua đó tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật được chuyển giao và môi trường sống cho cá. 

4. Không chứa quá tải. Giữ mật độ trồng thấp sẽ giúp người nuôi dễ dàng hơn trong việc chăm sóc hệ thống aquapon của mình và bảo vệ nó khỏi những cú sốc và sự cố bên ngoài. Mật độ thả khuyến nghị - 20 kg/1000 lít; mật độ như vậy sẽ vẫn cung cấp một diện tích trồng đáng kể. 

5. Tránh cho ăn quá nhiều và loại bỏ hết cặn còn sót lại trong hệ thống. Chất thải và cặn thức ăn rất có hại cho các sinh vật thủy sinh vì chúng có thể bị thối rữa trong hệ thống. Thức ăn thối rữa có thể gây bệnh và hút hết oxy hòa tan trong nước. 

6. Chọn và trồng cây một cách khôn ngoan. Trồng các loại rau phát triển ngắn (rau xà lách) giữa các loại rau chín lâu hơn (cà tím). Trồng xen kẽ các loại rau mỏng như rau diếp giữa các cây đậu quả lớn để tạo bóng râm tự nhiên. Rau xanh thường phát triển tốt trong hệ thống aquaponics, cùng với một số loại rau phổ biến hơn, bao gồm cà chua, dưa chuột và ớt.

7. Duy trì sự cân bằng giữa thực vật và động vật. Trồng theo lô có thể giúp đảm bảo năng suất bền vững cho cả động vật thủy sinh và rau quả, đồng thời duy trì mức sản lượng ổn định và duy trì sự cân bằng không đổi giữa cá và thực vật. 

Đăng ngày 04/03/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bí quyết san ao tôm tránh hao hụt nhiều

Trong quá trình nuôi tôm, việc san tôm là một công đoạn không thể thiếu để đảm bảo mật độ nuôi thích hợp và tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho tôm. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn dễ gây ra hao hụt nếu không được thực hiện đúng cách.

Tôm thẻ
• 09:48 18/07/2024

Sản phẩm phụ của quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm

Bà con có biết rằng quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi tôm của bà con không? Những sản phẩm phụ như Ammonia, Nitrite và Phosphate không chỉ làm thay đổi chất lượng nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Để bà con hiểu rõ hơn về những yếu tố này và các giải pháp hiệu quả để quản lý chúng.

Tôm thẻ
• 09:45 18/07/2024

Phản xạ của tôm nói lên điều gì?

Phản xạ của tôm là một chủ đề thú vị và phức tạp, gợi mở nhiều khía cạnh trong sinh học, sinh thái học và cả ngành nuôi trồng thủy sản. Bài viết này sẽ khám phá các khía cạnh đó, từ cơ chế sinh học cơ bản của phản xạ tôm đến ứng dụng thực tiễn trong nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu khoa học.

Tôm thẻ
• 10:09 16/07/2024

Hiểu rõ nguồn gốc của các acid hữu cơ để sử dụng đúng mục đích

Các loại acid hữu cơ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tật và cải thiện chất lượng nước. Để sử dụng acid hữu cơ một cách hiệu quả, người nuôi cần hiểu rõ nguồn gốc và tác dụng của từng loại acid. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về một số loại acid hữu cơ phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, nguồn gốc và công dụng của từng loại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:06 16/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 00:27 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 00:27 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 00:27 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 00:27 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 00:27 20/09/2024
Some text some message..