Australia cho phép nhập tôm chưa nấu chín trở lại

Hôm 29/5, Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Australia đã chính thức ra thông báo về việc nới lỏng lệnh tạm dừng nhập khẩu tôm trong đó tôm tẩm ướp và thịt tôm tẩm ướp chưa nấu chín được đưa ra khỏi lệnh tạm dừng nhập khẩu.

Australia cho phép nhập tôm chưa nấu chín trở lại
Australia cho phép nhập tôm chưa nấu chín trở lại

Australia sẽ chập thuận các đơn đặt hàng nhập khẩu đối với mặt hàng tôm từ ngày 12/7 với điều kiện Việt Nam đáp ứng đầy đủ các quy định của nước này, cụ thể như sau:

- Phải được cơ quan thú y có thẩm quyền nước xuất khẩu chứng nhận sản phẩm tôm không mang vi rút gây bệnh đốm trắng (WSSV) và bệnh đầu vàng (YHV) và đáp ứng các yêu cầu trong dự thảo Giấy chứng nhận thú y;

- Cơ quan thú y thẩm quyền của Úc sẽ thực hiện các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt tại các cửa khẩu đối với mặt hàng này, bao gồm: kiểm tra niêm phong kiểm dịch đối với 100% lô hàng tại nơi đến; lấy mẫu xét nghiệm WSSV và YHV đối với 100% lô hàng.

Cùng lúc đó, Bộ Nông nghiệp Australia đã cung cấp các hướng dẫn cho các nước có nhu cầu xây dựng quy trình, xét nghiệm đáp ứng tiêu chuẩn được quốc gia này áp dụng xét nghiệm tác nhân gây bệnh tại nơi hàng hoá đến.

Sau 4 lần thông báo nới lỏng lệnh cấm, Chính phủ Australia đã loại trừ 7 sản phẩm tôm ra khỏi lệnh tạm dừng nhập khẩu, bao gồm:

- Tôm khô và sản phẩm tôm đựng trong hộp kín được chế biến để có thể bảo quản được ở nhiệt độ phòng;

- Mồi câu đã được chiếu xạ dùng cho thuỷ sản, làm thức ăn cho cá cảnh và thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản;

- Tôm chưa nấu chín có nguồn gốc từ các khu đặc quyền kinh tế của Australia (EEZ);

- Tôm và thịt tôm có nguồn gốc từ các vùng lãnh thổ của Australia nằm ở bên ngoài đất liền (bao gồm các đảo Chrismas, Cocos – Keeling và Norfolk);

- Tôm tự nhiên chưa qua nấu chín được đánh bắt ở các vùng biển của Australia và xuất khẩu sang Thái Lan để chế biến tại các nhà máy được Cục Thuỷ sản Thái Lan phê chuẩn sau đó tái xuất sang Australia.

- Tôm chưa nấu chín được đánh bắt ở các vùng biển củaAustralia xuất khẩu sang các nước khác để chế biến và sau đó tái xuất sang Australia.

- Tôm tẩm ướp và thịt tôm tẩm ướp chưa qua nấu chín.

Hiện tại, Chính phủ Australia đang bắt đầu quy định rà soát lại các điều kiện nhập khẩu và sẽ xem xét các nguy cơ an ninh sinh học đối với tôm và sản phẩm của tôm dùng làm thực phẩm được nhập khẩu từ các nước.

Báo cáo phân tích nguy cơ nhập khẩu tổng thể năm 2009 (tôm IRA) sẽ được rà soát lại trong đợt này và sẽ mất khoảng hai năm để hoàn thiện. Các đối tác thương mại sẽ có cơ hội được góp ý vào dự thảo báo cáo khi dự thảo này được hoàn thiện và đăng trên trang website của Bộ Nông nghiệp Australia. Tất cả các góp ý sẽ được xem xét trong quá trình chuẩn bị báo cáo cuối cùng. Australia cũng đã thông báo cho Uỷ ban SPS của WTO về việc rà soát này (G/SPS/N/AUS/422).

Bộ Công Thương
Đăng ngày 01/06/2017
Đức Quỳnh
Doanh nghiệp
Bình luận
avatar

Cơ chế hoạt động của thuốc gây mê cho cá tôm

Gây mê trong ngành thủy sản đã quá quen thuộc, nhưng không phải ai cũng hiểu và biết cách gây mê đúng đảm bảo an toàn cho vật nuôi, cho môi trường và cả người thao tác lẫn sử dụng. Hiểu rõ cơ chế hoạt động hay biết được kỹ thuật gây mê sẽ giúp bạn thực hiện gây mê nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Cá cảnh
• 10:47 18/07/2024

Thuốc gây mê hóa học và thuốc gây mê tự nhiên cho cá

Khi nhu cầu gây mê trong ngành thủy sản ngày càng cao thì thuốc mê cho cá, tôm ngày càng đa dạng, đa dạng từ nguồn gốc xuất xứ đến thương hiệu sản phẩm, từ đối tượng sử dụng đến hiệu quả thực tế, từ thành phần hóa học đến thành phần tự nhiên.

Thuốc gây mê cho cá tôm
• 11:20 15/07/2024

Siêu sale cuối tháng - Xả láng săn deal

Quyết tâm định vị được ngày sale lớn trùng với ngày thành lập sàn Farmext eShop 22.09, nên cứ đến ngày 22 hàng tháng, tại eShop sẽ có một lần siêu khuyến mãi kéo dài trong vòng 1 tuần hoặc dài hơn.

Siêu sale
• 08:00 22/06/2024

Khoáng ăn E – min sự kết hợp hoàn hảo của khoáng, Amino Acid & Enzim

Khoáng chất là thành phần có trong tất cả các mô của cơ thể, đóng vai trò cần thiết đối với đời sống thủy sản nói chung và tôm nói riêng. Hiểu được tầm quan trọng của khoáng trong ao nuôi tôm, Công ty Khoáng K3 đã chính thức ra mắt dòng sản phẩm khoáng ăn cao cấp E – min được thiết kế đặc biệt để tăng cường đề kháng và sức khỏe cho tôm trong quá trình nuôi trồng thủy sản.

Vỏ tôm
• 09:00 20/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 00:22 29/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 00:22 29/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 00:22 29/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 00:22 29/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 00:22 29/09/2024
Some text some message..