Azomite - “năng lượng sống” cho cá rô phi và tôm thẻ

Azomite là bước tiến trong nuôi trồng thủy sản với thành phần chính là khoáng vi lượng tự nhiên.

Cá rô phi và tôm thẻ
Azomite là bước tiến trong nuôi trồng thủy sản

Azomite được xem là dạng khoáng chất tự nhiên, chứa hơn 70 khoáng chất vi lượng cần thiết cho sức khỏe của động vật, bao gồm canxi, magiê, kali, sắt và kẽm…, đặc biệt nó chứa cả nguyên tố hiếm (REE - nguyên tố quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của tôm, cá và thậm chí là cả gia cầm).  

Azomite được OMRI (Viện đánh giá nguyên liệu hữu cơ, Hoa Kỳ) và AAFCO (Hiệp hội các quan chức kiểm soát thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ) chứng nhận là loại chất tăng cường khoáng chất tự nhiên được sử dụng rộng rãi trong ngành thủy sản cũng như trong chăn nuôi. Nhằm cải thiện chất lượng thức ăn, giảm chi phí nuôi trồng. Khoáng vi lượng thì rất cần thiết trong khẩu phần ăn của vật nuôi vì chúng tham gia vào các quá trình sinh hóa cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường. 

Tăng trọng và giảm FCR 

Theo kinh nghiệm của một số người nuôi gia cầm, tôm, cá rô phi và cá da trơn lâu năm cho biết, họ đã sử dụng Azomite trong thức ăn cùng với hỗn hợp khoáng vi lượng thông thường cho vật nuôi. Và kết luận rằng Azomite làm tăng chất lượng thức ăn từ đó cải thiện tăng trọng cho vật nuôi.

Tôm thẻKhoáng rất quan trọng trong nuôi tôm. Ảnh: Tép Bạc

Bên cạnh đó có một vài nghiên cứu về tác động của Azomite đối với hoạt động sống của tôm và cá rô phi, nếu chỉ sử dụng Azomite là không đủ cung cấp các nguyên tố vi lượng và “siêu vi lượng” thiết yếu để trở thành nguồn khoáng chất duy nhất. Tuy nhiên việc đưa Azomite vào thức ăn cũng dẫn đến những cải thiện ở vật nuôi, tăng khả năng kháng bệnh (cụ thể ở đây là cá rô phi, cá da trơn và tôm thẻ). Vì các enzyme tiêu hóa được tăng cường do đó làm giảm lượng chất dinh dưỡng bài tiết qua phân. Do đó làm giảm ô nhiễm môi trường và cải thiện tỷ lệ sống nhờ gia tăng các enzyme miễn dịch bẩm sinh. 

Azomite cũng mang lại hiệu quả tương tự khi được thử nghiệm trên gà thịt. Nghiên cứu chỉ ra khi bổ sung Azomite vào chế độ ăn đã tác động tích cực đến hiệu suất tăng trưởng, chất lượng thịt, sự phát triển của xương và khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng ở gà thịt. Nhờ vậy Azomite có thể là một chất hiệu quả để bổ sung vào chế độ ăn giúp giảm chi phí thức ăn. 

Cải thiện chất lượng tinh trùng ở cá rô phi 

Theo nghiên cứu của Azam et al. (2016) việc sử dụng Azomite làm thức ăn ở mức 0,75% trong 49 ngày có thể đóng vai trò là chất kích thích tăng trưởng ở cá rô phi đực. Tỷ lệ phần trăm tinh trùng và số lượng tinh trùng tối đa được tìm thấy ở chế độ ăn 4g/kg. Tương tự như vậy, chế độ này đã cải thiện đáng kể nồng độ steroid tuyến sinh dục ở cá rô phi.

Cá rô phiChất lượng tinh trùng của cá rô phi được cải thiện: Ảnh: Tép Bạc

Cải thiện đất ao nuôi tôm 

Các trang trại nuôi tôm đã thử nghiệm Azomite bằng cách bón cho đáy ao giữa các giai đoạn nuôi thương phẩm. Đáy ao được xử lý với lượng 200kg/ha Azomite trong 6 ao (3 ao đối chứng - 3 ao thực nghiệm). Kết quả cho thấy trọng lượng tôm tăng trung bình 17% và tỷ lệ chết ít hơn 30% ở các ao thực nghiệm. Hơn nữa, mức độ động vật phù du và thực vật phù du tăng lên 800-900%. Lượng oxy hòa tan trong ao thực nghiệm tăng 30% vào buổi sáng và hơn 8% vào buổi trưa so với 3 ao đối chứng. Hiện tại, Azomite được bổ sung vào đất ao giữa các lần nuôi thương phẩm tại các trang trại nuôi tôm, đặc biệt là ở các trang trại quảng canh.

Ao tômCải tạo lại ao đất nhờ khoáng Azomite. Ảnh: Tép Bạc

Nhận ra những ưu điểm tuyệt vời như vậy, khoáng Azomite được ví như là “năng lượng sống” của cá rô phi và tôm thẻ chân trắng và là một trong những sản phẩm được chuyên gia khuyên dùng trong quy trình nuôi trồng thủy sản tiêu chuẩn. 

Cách bổ sung khoáng Azomite đạt hiệu quả tối ưu 

Để cải tạo lại ao tôm, bà con sử dụng khoáng Azomite mua tại Farmext eShop để tiến hành tạt định kỳ. Trước đó, ở lần tạt đầu tiên, trước khi thả giống khoảng 2 ngày, tạt 2,5Kg Azomite/1000m3 với mục đích là giúp dễ gây màu nước và tạo môi trường giàu khoáng cho tôm giống trước khi thả giống. Ở lần tạt thứ hai sẽ được tiến hành khi tôm nuôi được 30 ngày, tạt 1-2Kg Azomite/1000m3 với mục đích bổ sung khoáng đa lượng và vi lượng vào môi trường ao nuôi. Từ một tháng tuổi trở lên sẽ tiến hành tạt định kỳ 7-10 ngày tạt một lần 1-1,5Kg Azomite/1000m3 với mục đích giúp tôm tái tạo vỏ nhanh và cứng vỏ sau quá trình lột xác.

Azomite
Sản phẩm khoáng Azomite tại Farmext eShop

Trộn cho tôm ăn theo chu kỳ sau: Sau 15 ngày nuôi, trộn cho tôm ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần trộn khoảng 5gram Azomite/1Kg thức ăn. Cho tôm ăn liên tục 5 ngày, nghỉ 7-10 ngày (phụ thuộc vào tôm cứng vỏ hay mềm vỏ để trộn cho ăn định kỳ). Việc trộn vào thức ăn sẽ được tiến hành theo vòng lặp như vậy đến hết vụ nuôi.

Lưu ý: Do bản chất của Azomite có tính kết dính, do đó trộn Azomite khô với thức ăn sau đó dùng một ít nước sạch tưới vào giúp Azomite bám chặt vào viên thức ăn. Có thể tạo tính kết dính tốt hơn cho Azomite bằng dầu mực hay lecithin. 

Hiện tại, Cửa hàng Nguyên liệu “đỉnh nhất Việt Nam” đang phân phối trực tiếp dòng khoáng Azomite này thông qua Farmext eShop. Bà con khi mua sản phẩm là nguyên liệu tại cửa hàng có thể nhận được vô vàn ưu đãi: COA rõ ràng, bán sỉ và lẻ, cho đồng kiểm, cho công nợ,... 

Hi vọng với những chia sẻ trên, Quý bà con đã hiểu được những hiệu quả tuyệt vời của Khoáng Azomite mang lại cho nghề nuôi trồng thủy sản. Từ đó, Quý bà con có thể lựa chọn được sản phẩm chất lượng nhất từ Farmext eShop. 

Đăng ngày 13/06/2023
Admin @admin
Doanh nghiệp
Bình luận
avatar

Cơ chế hoạt động của thuốc gây mê cho cá tôm

Gây mê trong ngành thủy sản đã quá quen thuộc, nhưng không phải ai cũng hiểu và biết cách gây mê đúng đảm bảo an toàn cho vật nuôi, cho môi trường và cả người thao tác lẫn sử dụng. Hiểu rõ cơ chế hoạt động hay biết được kỹ thuật gây mê sẽ giúp bạn thực hiện gây mê nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Cá cảnh
• 10:47 18/07/2024

Thuốc gây mê hóa học và thuốc gây mê tự nhiên cho cá

Khi nhu cầu gây mê trong ngành thủy sản ngày càng cao thì thuốc mê cho cá, tôm ngày càng đa dạng, đa dạng từ nguồn gốc xuất xứ đến thương hiệu sản phẩm, từ đối tượng sử dụng đến hiệu quả thực tế, từ thành phần hóa học đến thành phần tự nhiên.

Thuốc gây mê cho cá tôm
• 11:20 15/07/2024

Siêu sale cuối tháng - Xả láng săn deal

Quyết tâm định vị được ngày sale lớn trùng với ngày thành lập sàn Farmext eShop 22.09, nên cứ đến ngày 22 hàng tháng, tại eShop sẽ có một lần siêu khuyến mãi kéo dài trong vòng 1 tuần hoặc dài hơn.

Siêu sale
• 08:00 22/06/2024

Khoáng ăn E – min sự kết hợp hoàn hảo của khoáng, Amino Acid & Enzim

Khoáng chất là thành phần có trong tất cả các mô của cơ thể, đóng vai trò cần thiết đối với đời sống thủy sản nói chung và tôm nói riêng. Hiểu được tầm quan trọng của khoáng trong ao nuôi tôm, Công ty Khoáng K3 đã chính thức ra mắt dòng sản phẩm khoáng ăn cao cấp E – min được thiết kế đặc biệt để tăng cường đề kháng và sức khỏe cho tôm trong quá trình nuôi trồng thủy sản.

Vỏ tôm
• 09:00 20/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 05:04 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 05:04 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 05:04 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 05:04 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 05:04 20/09/2024
Some text some message..