Bấp bênh nghề nuôi cá lồng, bè Hậu Giang

Về lại những nơi từng có nhiều hộ nuôi cá lồng, bè nhất của huyện Châu Thành không khí vẫn khá trầm lắng. Từ đầu năm đến nay, một số hộ duy trì nuôi nhưng số lượng không nhiều và không còn đa dạng loài như trước.

Bấp bênh nghề nuôi cá lồng, bè
Trên địa bàn huyện Châu Thành chỉ còn một số ít hộ nuôi cá lồng, bè trên sông.

Nhiều hộ bỏ nghề

Theo thống kê của Trạm Thủy sản huyện Châu Thành, từ đầu năm đến nay số lồng, bè còn thả nuôi chỉ trên 30 cái, đa số hộ nuôi duy trì từ 1-2 bè cá. Nhiều hộ sau đợt biến động về giá cá bị thua lỗ không có khả năng nuôi lại, thậm chí còn mang nợ vì vay tiền đầu tư làm lồng, bè, mua con giống, thức ăn thủy sản…

Bà Lê Thanh Kiều, ở ấp Phú Nhơn, xã Đông Phú, huyện Châu Thành, từng khá tâm huyết với nghề nuôi cá lồng, bè trên sông. Thời điểm thuận lợi, bà từng có 6 bè cá trên nhánh sông Cái Cui. Nhưng từ năm ngoái, giá cả một số loại cá nuôi như thát lát, điêu hồng, cá lóc… xuống thấp, kéo theo đó là nhiều hộ nuôi cá bị thua lỗ, bà Kiều cũng nằm trong số đó. Bà tâm sự: “Năm ngoái, tôi lỗ cá thát lát rất nhiều, vì thời điểm đó thức ăn hơn 300.000 đồng/bao mà giá cá bán ra chỉ có 35.000 đồng/kg”. Sau khi bỏ hàng trăm triệu đồng để đầu tư bè cá, năm nay bà đã bán bớt, chỉ giữ lại 2 bè nuôi cá điêu hồng. Tuy nhiên, bà thả nuôi số lượng ít và xuất bè đợt này dự định sẽ không tiếp tục thả nuôi nữa. Ngoài ảnh hưởng từ những biến động thị trường dẫn đến thua lỗ, việc thiếu người lao động tại chỗ hiện nay cũng là một khó khăn làm bà Kiều e ngại khi muốn duy trì việc nuôi cá.

Bà Kiều là một trong số nhiều trường hợp không có đất sản xuất nông nghiệp và đã lớn tuổi, không có điều kiện đi làm ăn xa nên chỉ còn trông chờ vào bè cá. Một số hộ nuôi ở cùng nhánh sông Cái Cui cũng tỏ ra tiếc nuối về một thời nhánh sông từng nhộn nhịp cả ngày lẫn đêm mà giờ thì lồng, bè thưa thớt, do hầu hết người dân đã bán hết hoặc chỉ giữ 1-2 cái, vì nuôi bị thua lỗ.

Chỉ nuôi cầm chừng

Ông Mai Hoàng Thông, ở ấp Phú Xuân, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, là một trong số ít hộ nuôi vẫn duy trì hình thức nuôi cá lồng, bè trên sông trong 3 năm qua. Năm nay, ông Thông chỉ thả nuôi cá điêu hồng theo hình thức nuôi xoay vòng chứ không nuôi đồng loạt tất cả các bè. Theo kinh nghiệm của mình, ông Thông chia sẻ: “Năm nay, tình hình cũng không mấy thuận lợi cho việc nuôi cá điêu hồng vì nước đục về sớm, nếu cá còn nhỏ dễ bỏ ăn, gây hao hụt. Thời tiết diễn biến khá thất thường, nắng mưa xen kẽ nên phải chủ động thả nuôi mật độ thưa để hạn chế bệnh trên cá và giảm được chi phí thức ăn. Mùa lũ về còn phải lo tăng cường gia cố bè cá, mỗi bè đều cột dây nối vào bờ để giữ an toàn khi có nước chảy xiết”. Ông Thông còn cho biết giá con giống năm nay cũng tăng hơn mọi năm, chi phí đầu tư một bè từ 40-50 triệu đồng, nhưng rủi ro khá cao, sau 1-2 đợt rớt giá dễ bị đứt vốn. Gia đình nhờ làm vườn phụ thêm đồng vốn vào bè cá, nếu tình hình không thuận lợi thì cũng nghỉ nuôi luôn.

Nghề nuôi cá lồng, bè tạo sinh kế cho những lao động tại chỗ, không có đất sản xuất, tuy nhiên phương thức này không được khuyến khích ở một số nơi do cản trở lưu thông đường thủy và ảnh hưởng đến môi trường nước mặt nếu người nuôi không tuân thủ các quy tắc về khoảng cách giữa các bè, mật độ thả nuôi và loại thức ăn… Đồng thời, cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi môi trường nước thay đổi, mưa lũ, sức ép về giá cả, thị trường đầu ra...

Bà Lê Kim Ngọc, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh, cho biết: Đơn vị đang chuẩn bị trình Hội đồng thẩm định thông qua dự án Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Hậu Giang đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2035, trong đó bao gồm hình thức nuôi cá lồng, bè trên sông. Đối với các hộ còn thả nuôi hiện nay, nhất là những hộ nằm trong khu vực có nhiều nhà máy đang hoạt động cần quan tâm, theo dõi sát môi trường nuôi, kịp thời thông tin đến ngành chức năng khi có những diễn biến bất thường để có biện pháp xử lý. Ngành thủy sản cũng đã có khuyến cáo để người dân thực hiện các biện pháp gia cố phao, dây, vệ sinh lồng, bè sạch sẽ để phòng bệnh. Đồng thời, thường xuyên theo dõi thông tin tình hình mưa bão, mực nước trên các tuyến sông nhằm chủ động bảo vệ đàn cá nuôi, tránh thiệt hại, thất thoát trong mùa lũ.

Báo Hậu Giang
Đăng ngày 14/09/2018
Thiên Trang
Môi trường
Bình luận
avatar

Nuôi biển đa canh kết hợp

Mô hình nuôi biển đa canh kết hợp là một mô hình nuôi biển nuôi cùng lúc nhiều loài thủy sản dựa trên sự hỗ trợ lẫn nhau trong chuỗi thức ăn.

Lồng nuôi cá
• 10:31 11/07/2024

Bình Định: Những chú rùa con đầu tiên chào đời tại bãi biển xã Nhơn Hải

Theo Tổ chức cộng đồng (TCCĐ) bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải cho biết vào lúc 19h tối ngày 8.7 có những chú rùa con xuất hiện trên bãi biển tại làng chài Nhơn Hải ( TP Quy Nhơn ). Qua kiểm tra anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng, thành viên TCCĐ xác nhận đây là rùa con nở từ ổ trứng rùa đầu tiên do rùa mẹ mang số thẻ VN 1078 đẻ vào đêm 21.5. Từ khi trứng được đẻ ( 21.5) đến khi nở (8.7) là 7 tuần, sớm hơn 1 tuần so với dự kiến.

Rùa con
• 11:29 10/07/2024

So sánh sự tăng trưởng của tôm ở mỗi vùng nước nuôi khác nhau

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng và phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả nuôi tôm không phải lúc nào cũng giống nhau ở các vùng nước khác nhau. Mỗi môi trường nuôi đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:34 05/07/2024

Nhiều doanh nghiệp tham gia bảo tồn hệ sinh thái biển Phú Quốc

Ngày 27/6/2024, tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), một cuộc họp tham vấn ý kiến doanh nghiệp trong công tác bảo tồn biển Phú Quốc do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển (KBTB) Kiên Giang tổ chức đã thu hút đại diện 28 doanh nghiệp.

Biển Phú Quốc
• 11:23 04/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 08:23 23/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 08:23 23/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 08:23 23/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 08:23 23/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 08:23 23/09/2024
Some text some message..