Bến Tre: Khắc phục thiệt hại do nghêu chết

Toàn tỉnh hiện nay có 9 hợp tác xã (HTX) nghêu bao gồm: HTX nghêu Đồng Tâm, Rạng Đông (Bình Đại); Bảo Thuận, Tân Thủy, An Thủy (Ba Tri) và Thạnh Lợi, Bình Minh, Thanh Bình, Thạnh Phong (Thạnh Phú) với tổng diện tích có thể nuôi nghêu 4.560ha, trong đó diện tích hiện tại có nghêu 3.043ha, bao gồm diện tích nghêu giống 482ha và nghêu thịt 2.561ha. Tổng sản lượng thu hoạch đến tháng 5-2015 đạt 1.650 tấn, trong đó nghêu giống 722 tấn và nghêu thịt 928 tấn. Tổng số xã viên HTX nghêu tính theo hộ là 18.895; xã viên tính theo nhân khẩu 18.354.

thu hoạch nghêu
Thu hoạch nghêu tại HTX Đồng Tâm, xã Thừa Đức, huyện Bình Đại. Ảnh: Hữu Hiệp

Tình hình dịch bệnh trên nghêu nuôi

Trong những tháng đầu năm 2015, thời tiết diễn biến bất thường, hiện tượng biến đổi khí hậu càng rõ rệt hơn, nắng nóng, độ mặn tăng cao, nhất là vào thời điểm từ tháng 2 đến tháng 5, đã ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình nuôi nghêu của các HTX trong tỉnh. Vào giữa tháng 3, đã xảy ra hiện tượng nghêu chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho các HTX nghêu Bảo Thuận, Tân Thủy, An Thủy, Rạng Đông. Tổng diện tích thiệt hại 1.025ha, với tỷ lệ thiệt hại từ 20 - 80%, nghêu chết có kích cỡ từ 50 - 250 con/kg. Ba Tri có tổng diện tích thiệt hại 825ha, tỷ lệ nghêu chết khoảng từ 20 - 50%; ước sản lượng thiệt hại khoảng 1.080 tấn. Bình Đại có tổng diện tích thiệt hại 200ha, tỷ lệ nghêu chết ước khoảng 80%; ước sản lượng thiệt hại khoảng 350 - 400 tấn. Ở Thạnh Phú, nghêu phát triển bình thường, riêng HTX nghêu Bình Minh có hiện tượng nghêu chết rải rác, ước khoảng 10ha, tổng sản lượng thiệt hại ước khoảng 130 tấn. Đến nay, theo nhận định của ngành chức năng, tình hình nghêu chết đã giảm và phát triển ổn định, bình thường.

Nguyên nhân gây chết nghêu tập trung ở vùng cao triều, vào thời điểm thủy triều kém, thời gian phơi bãi trong ngày dài kết hợp với mật độ nghêu dày. Trong khi đó, tỷ lệ nghêu mang trứng cao kết hợp với nắng nóng, độ mặn tăng cao (35 - 38%o), môi trường biến động bất thường gây sốc nghêu nuôi, nghêu yếu không vùi sâu xuống bãi, giảm sức đề kháng tạo điều kiện cho ký sinh trùng, vi khuẩn có hại phát triển xâm nhập gây chết nghêu hàng loạt.

Nhằm quản lý tình hình nuôi nghêu và khuyến cáo các HTX phòng tránh dịch bệnh trên nghêu kịp thời trong năm 2015, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Chi cục Nuôi trồng thủy sản lập kế hoạch thu mẫu kiểm tra mầm bệnh định kỳ hàng tháng trên các mẫu nước, mẫu bùn, cát đáy và mẫu nghêu tại 4 HTX nghêu Đồng Tâm, Rạng Đông, Tân Thủy, Thạnh Lợi. Các mẫu thu được gửi Phân viện Nghiên cứu thủy sản Minh Hải - Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II phân tích để theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh trên nghêu, từ đó khuyến cáo kịp thời cho các HTX hàng ngày kiểm tra và ghi chép các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn, pH. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng giúp cho các HTX và các cơ quan chuyên ngành theo dõi tổng hợp và đánh giá tình hình để tìm ra nguyên nhân và giải pháp hạn chế thiệt hại cho nghêu nuôi.

Triển khai phòng bệnh và khắc phục thiệt hại

Để giảm thiệt hại do nghêu chết, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể. Đó là hàng ngày làm tốt công tác vệ sinh sân bãi như huy động lực lượng nhanh chóng thu gom những con nghêu chết và sắp chết để di chuyển ra khỏi khu vực nuôi nghêu nhằm tránh lây nhiễm sang những cá thể nghêu còn sống. San lấp các vùng trũng ở các bãi nghêu để tránh hiện tượng ngập nước cục bộ, nơi có nhiệt độ quá cao vào buổi trưa, là điều kiện kích thích nghêu sinh sản gây nghêu yếu và chết. Ban hành khuyến cáo các giải pháp hạn chế dịch bệnh trên nghêu để khuyến cáo các HTX thủy sản trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các HTX nghêu, hộ nuôi sò theo dõi chặt chẽ tình hình nghêu, sò huyết nuôi để có giải pháp hỗ trợ khi sự cố xảy ra. Khuyến cáo cho các HTX san thưa nghêu khi mật độ dày, di dời ra vùng bãi sâu hơn, giảm mật độ nghêu ở các bãi cao, xây dựng kế hoạch san thưa hoặc di dời nghêu giống xuống các bãi triều thấp. Tập trung thu hoạch khi nghêu đạt kích cỡ thương phẩm.

Ngoài ra, chú trọng, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn để người dân thực hiện tốt các quy định của pháp luật và của UBND tỉnh về việc quản lý và khai thác nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là Quyết định số 20, ngày 7-7-2010 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về sản xuất giống, ương giống, khai thác nghêu giống tự nhiên và nuôi nghêu thương phẩm. Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, nhất là đối với Liên minh HTX tỉnh và UBND các huyện hỗ trợ các HTX nghêu xây dựng kế hoạch, phương án hoạt động sản xuất. Định kỳ tổ chức sơ kết đánh giá tình hình hoạt động của HTX nghêu trên địa bàn toàn tỉnh để rút kinh nghiệm và nhân rộng.

Báo Đồng Khởi, 10/06/2014
Đăng ngày 19/06/2015
NVB
Dịch bệnh
Bình luận
avatar

Bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi

Bệnh vi bào tử trùng do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, làm cho tôm chậm lớn bởi EHP ký sinh nội bào và sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan, tụy khiến tôm không đủ dinh dưỡng, năng lượng cho sự tăng trưởng và lột xác.

Tôm thẻ
• 10:35 05/07/2024

Bệnh DIV1 trên tôm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

Bệnh DIV1 trên tôm do Decapod Iridescent Virus 1 (DIV1) gây ra, được phát hiện lần đầu tiên trên mẫu tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus) vào năm 2014 tại tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc sau đó vi rút tiếp tục gây bệnh cho các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh tại một số tỉnh của Trung Quốc.

Tôm bệnh
• 10:41 30/06/2024

Đen mang trên tôm: Hạn chế nguồn cung hữu cơ

Hiện tượng mang tôm bị đen là một trong những bệnh lý nguy hiểm và phổ biến nhất trong nuôi tôm. Bệnh được gây ra bởi một loại vi khuẩn gọi là Vibrio parahaemolyticus, Vibrio harveyi, hoặc Vibrio alginolyticus. Bệnh có thể lan rộng nhanh chóng và gây tổn thất kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm đen mang
• 10:04 27/06/2024

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm và biện pháp phòng chống

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) còn được biết đến là “Hội chứng chết sớm”, do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Bệnh này có tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ chết có thể lên đến 90% sau 3-5 ngày phát hiện.

Tôm thẻ
• 08:00 21/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 06:22 24/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 06:22 24/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 06:22 24/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 06:22 24/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 06:22 24/09/2024
Some text some message..