Bình Định: Lũ về ngư dân trúng đậm lịch huyết

Từ ngày 4 đến 6-10, lũ từ thượng nguồn đổ về nhiều, ngư dân TP. Quy Nhơn (Bình Định) làm nghề thả đón đáy và thả chồ, lưới cào tranh thủ khai thác lịch huyết trên các cửa sông và vùng biển đầm Thị Nại và bắt được rất nhiều lịch huyết.

lịch huyết
Mỗi đêm, ngư dân có thể kiếm được 2-5 triệu đồng nhờ lịch huyết

Theo đó, nước lũ từ thượng ngồn đổ về đục ngầu, từ đó làm cay mắt những con lịch huyết sống dưới đáy bùn trồi lên và cuốn theo dòng nước chui vào đó.

Những ngày lũ mới về, lịch huyết xuất hiện chưa nhiều nên chủ yếu được các nhà hàng tranh nhau mua với giá từ 350.000 đồng đến 400.000 đồng/kg để làm món nhậu.

Tuy nhiên, từ ngày 5 và ngày 6-10, nước lũ về liên tục nên lịch huyết xuất hiện dày đặc, ngư dân đánh bắt được nhiều, một đêm có gia đình có thể bắt được 10 - 15 kg lịch huyết, nên giá bán đã giảm xuống còn 220.000 - 280.000 đồng/kg.

Đến sáng 6-10, giá lịch huyết bán tại các chợ trên địa bàn TP. Quy Nhơn còn từ 100.000 - 120.000 đồng/kg. Những hộ ngư dân làm nghề thả đó mỗi đêm có thu nhập từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
Ngoài việc thả đó, hàng trăm hộ ngư dân sống ven đầm Thị Nại còn dùng cào chỉa để cào lịch huyết, mỗi ngày bắt được từ 2 đến 5 kg, cho thu nhập từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng.

Lịch huyết có màu nâu đỏ, rất giống và nhỏ hơn con lươn, thân hình chỉ bằng như ngón tay út và nhỏ hơn nữa là bằng chiếc đũa con, dài từ 20 cm đến 30 cm, sống ở môi trường nước lợ.

Theo các ngư dân, lịch huyết dùng để chế biến các món ăn rất bổ dưỡng, đặc biệt là bổ máu. Thường thì người ta dùng lịch huyết rửa sạch bằng tro bếp cho hết chất nhớt, rồi dùng cán dao dần nhẹ cho xương sống mềm. Sau đó mang lịch huyết ướp đều nguyên con với gia vị rồi quấn với lá lốt, hoặc cho vào khoanh tròn trong lon bia hoặc lon sữa đã mài, hoặc cắt một đầu trống, sau đó bịt kín lại để nướng lửa than thành món nhậu tuyệt hảo.

Lịch huyết còn có thể cắt ra từng khúc để xào sả ớt, um chua ngọt, nấu cháo ăn rất thơm ngon.

Gia Lai Online
Đăng ngày 09/10/2013
Hùng Hậu
Môi trường
Bình luận
avatar

Nuôi biển đa canh kết hợp

Mô hình nuôi biển đa canh kết hợp là một mô hình nuôi biển nuôi cùng lúc nhiều loài thủy sản dựa trên sự hỗ trợ lẫn nhau trong chuỗi thức ăn.

Lồng nuôi cá
• 10:31 11/07/2024

Bình Định: Những chú rùa con đầu tiên chào đời tại bãi biển xã Nhơn Hải

Theo Tổ chức cộng đồng (TCCĐ) bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải cho biết vào lúc 19h tối ngày 8.7 có những chú rùa con xuất hiện trên bãi biển tại làng chài Nhơn Hải ( TP Quy Nhơn ). Qua kiểm tra anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng, thành viên TCCĐ xác nhận đây là rùa con nở từ ổ trứng rùa đầu tiên do rùa mẹ mang số thẻ VN 1078 đẻ vào đêm 21.5. Từ khi trứng được đẻ ( 21.5) đến khi nở (8.7) là 7 tuần, sớm hơn 1 tuần so với dự kiến.

Rùa con
• 11:29 10/07/2024

So sánh sự tăng trưởng của tôm ở mỗi vùng nước nuôi khác nhau

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng và phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả nuôi tôm không phải lúc nào cũng giống nhau ở các vùng nước khác nhau. Mỗi môi trường nuôi đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:34 05/07/2024

Nhiều doanh nghiệp tham gia bảo tồn hệ sinh thái biển Phú Quốc

Ngày 27/6/2024, tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), một cuộc họp tham vấn ý kiến doanh nghiệp trong công tác bảo tồn biển Phú Quốc do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển (KBTB) Kiên Giang tổ chức đã thu hút đại diện 28 doanh nghiệp.

Biển Phú Quốc
• 11:23 04/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 04:45 27/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 04:45 27/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 04:45 27/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 04:45 27/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 04:45 27/09/2024
Some text some message..