Bộ Tư pháp đề nghị Bộ NN và PTNT nghiên cứu, cắt giảm thêm 30 TTHC, đơn giản hóa 60 TTHC trong lĩnh vực XK thủy sản

Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06/01/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã rà soát đề xuất bãi bỏ 13 TTHC, đơn giản hóa 54 TTHC trong 105 TTHC liên quan đến xuất khẩu thủy sản.

thu hoạch tôm thẻ chân trắng

Tổng số thủ tục hành chính (TTHC) mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định và tiến hành rà soát là 105 TTHC với 3 nhóm quy trình cụ thể như sau: Nhóm từ nuôi trồng đến chế biến, xuất khẩu thủy sản; nhóm từ khai thác đến chế biến, xuất khẩu thủy sản; nhóm từ nhập khẩu nguyên liệu đến chế biến, xuất khẩu thủy sản. Theo kết quả rà soát, trong tổng số 105 TTHC được rà soát, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị giữ nguyên: 38 TTHC; đề nghị đơn giản hóa: 67 TTHC (số TTHC đề nghị bãi bỏ, hủy bỏ: 13 TTHC; số TTHC đề nghị sửa đổi, bổ sung: 54 TTHC).

Phương án đơn giản hóa TTHC của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra một số giải pháp cải cách mạnh mẽ giúp cắt giảm TTHC không cần thiết, tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh thủy sản như: ghép nội dung khai báo kiểm dịch giống thủy sản với thủ tục kiểm dịch giống thủy sản nhập khẩu; thực hiện lồng ghép thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu với thủ tục kiểm tra chất lượng thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu; bãi bỏ một số thủ tục cấp phép nhập khẩu để khảo nghiệm, bãi bỏ thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; bãi bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y thủy sản lần đầu/kiểm tra lại/gia hạn và khi thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh,…

Tuy nhiên, trên cơ sở kết quả nghiên cứu độc lập và ý kiến kiến nghị của các doanh nghiệp, Hội đồng tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, ngày 13 tháng 6 năm 2016, Bộ Tư pháp đã có văn bản số 1952/BTP-KSTT đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, cắt giảm thêm 30 TTHC không cần thiết, sửa đổi bổ sung 60 TTHC, nâng tổng số TTHC đề nghị đơn giản hóa là 103 (số thủ tục bãi bỏ là 43 TTHC; số đề nghị sửa đổi, bổ sung là: 60 TTHC) trong tổng số 105 TTHC rà soát, đồng thời cũng đề xuất bãi bỏ 11 thủ tục con phát sinh do quá trình chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ, yêu cầu, điều kiện, điều kiện kinh doanh của chuỗi TTHC liên quan đến xuất khẩu thủy sản mà chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống kê.

Nội dung các phương án đơn giản hóa mà Bộ Tư pháp đề nghị bổ sung tập trung theo hướng như sau:

- Thay đổi cơ chế, phương thức quản lý nhằm cắt giảm các TTHC không cần thiết, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp, gồm: thay thế phương thức quản lý thức ăn chăn nuôi thủy sản theo danh mục như hiện nay sang quản lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, từ đó bãi bỏ các thủ tục cho phép nhập khẩu để khảo nghiệm, công nhận thức ăn chăn nuôi, đưa thức ăn vào danh mục được phép sản xuất, kinh doanh,…

- Đề nghị bãi bỏ các TTHC “con”; bãi bỏ hoặc gộp các bước không cần thiết trong quy trình thực hiện đối với thủ tục Thẩm tra hồ sơ đề nghị công nhận cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm, thử nghiệm; thủ tục Thẩm tra hồ sơ đề nghị khảo nghiệm, thử nghiệm; thủ tục Thẩm tra hồ sơ đăng ký công nhận, đăng ký lưu hành; thủ tục đăng ký kiểm dịch nhập khẩu; thủ tục đăng ký thương nhân,…

- Áp dụng phương pháp quản lý rủi ro với các thủ tục kiểm dịch, chứng nhận chất lượng cho thủy sản, sản phẩm thủy sản được sản xuất từ các cơ sở an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm để miễn, giảm thực hiện các thủ tục này; áp dụng chế độ công nhận lẫn nhau đối với hàng hóa từ các quốc gia có điều kiện tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tiên tiến, quy chuẩn kiểm tra an toàn thực phẩm bằng hoặc cao hơn Việt Nam,…

- Rà soát, đề xuất bãi bỏ các TTHC can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, vi phạm quyền tự do kinh doanh, như: việc quy định thực hiện thủ tục đăng ký kiểm dịch phải được thực hiện trước khi chủ hàng ký kết hợp đồng với nhà xuất khẩu (Khoản 3, Điều 3 Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT); Các thủ tục đăng ký xác nhận hợp đồng xuất khẩu cá tra...

- Nghiên cứu, đề xuất liên thông, ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý phân hạng cơ sở để đổi mới cách thức thực hiện TTHC, như: liên thông thủ tục cấp chứng thư sản phẩm thủy sản xuất khẩu với thủ tục xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác; thủ tục chứng nhận thủy sản khai thác; thủ tục xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu; Bãi bỏ các thủ tục công nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh thú y do lồng ghép với chứng nhận cơ sở an toàn vệ sinh thực phẩm; thực hiện dịch vụ công mức độ 3, 4 đối với thủ tục công nhận cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm,…

- Thực hiện xã hội hóa đối với hoạt động đánh giá cơ sở khảo nghiệm, các hoạt động kiểm tra, kiểm dịch chứng nhận chất lượng an toàn thực phẩm thủy sản, sản phẩm thủy sản, chất lượng con giống, chất lượng thức ăn thủy sản,...

Như vậy, chuỗi TTHC liên quan đến xuất khẩu thủy sản chỉ là một trong 3 nhóm rà soát trọng tâm lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện tại Quyết định số 08/QĐ-TTg. Việc hoàn thành báo cáo phương án đơn giản hóa lĩnh vực này thể hiện quyết tâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc cải cách TTHC, cắt giảm chi phí tuân thủ, tăng sức cạnh tranh, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của đời sống người dân nói riêng.

Các nội dung đơn giản hóa của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với việc bổ sung những sáng kiến cải cách trong kết quả rà soát độc lập của Bộ Tư pháp sẽ có tác động lớn trong việc tháo gỡ các rào cản trong sản xuất, kinh doanh ngành thủy sản, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang đứng trước những cơ hội, thách thức của việc hội nhập sâu vào kinh tế thế giới (TPP, ASEAN, FTA,…), cũng như yêu cầu tăng cường sức mạnh nội lực của nền kinh tế. 

Vasep, 29/06/2016
Đăng ngày 30/06/2016
Tạ Thị Hải Yến - Phòng KSTTHC Khối Kinh tế ngành- Cục Kiểm soát Thủ tục Hành chính, Bộ Tư pháp
Doanh nghiệp
Bình luận
avatar

Cơ chế hoạt động của thuốc gây mê cho cá tôm

Gây mê trong ngành thủy sản đã quá quen thuộc, nhưng không phải ai cũng hiểu và biết cách gây mê đúng đảm bảo an toàn cho vật nuôi, cho môi trường và cả người thao tác lẫn sử dụng. Hiểu rõ cơ chế hoạt động hay biết được kỹ thuật gây mê sẽ giúp bạn thực hiện gây mê nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Cá cảnh
• 10:47 18/07/2024

Thuốc gây mê hóa học và thuốc gây mê tự nhiên cho cá

Khi nhu cầu gây mê trong ngành thủy sản ngày càng cao thì thuốc mê cho cá, tôm ngày càng đa dạng, đa dạng từ nguồn gốc xuất xứ đến thương hiệu sản phẩm, từ đối tượng sử dụng đến hiệu quả thực tế, từ thành phần hóa học đến thành phần tự nhiên.

Thuốc gây mê cho cá tôm
• 11:20 15/07/2024

Siêu sale cuối tháng - Xả láng săn deal

Quyết tâm định vị được ngày sale lớn trùng với ngày thành lập sàn Farmext eShop 22.09, nên cứ đến ngày 22 hàng tháng, tại eShop sẽ có một lần siêu khuyến mãi kéo dài trong vòng 1 tuần hoặc dài hơn.

Siêu sale
• 08:00 22/06/2024

Khoáng ăn E – min sự kết hợp hoàn hảo của khoáng, Amino Acid & Enzim

Khoáng chất là thành phần có trong tất cả các mô của cơ thể, đóng vai trò cần thiết đối với đời sống thủy sản nói chung và tôm nói riêng. Hiểu được tầm quan trọng của khoáng trong ao nuôi tôm, Công ty Khoáng K3 đã chính thức ra mắt dòng sản phẩm khoáng ăn cao cấp E – min được thiết kế đặc biệt để tăng cường đề kháng và sức khỏe cho tôm trong quá trình nuôi trồng thủy sản.

Vỏ tôm
• 09:00 20/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 04:32 23/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 04:32 23/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 04:32 23/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 04:32 23/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 04:32 23/09/2024
Some text some message..