Bỏ túi gần 2 tỉ đồng mỗi lứa tôm thẻ chân trắng

Với việc không ngừng tìm tỏi, học hỏi kinh nghiệm và biết lựa chọn con giống tốt, ông Nguyễn Văn Dũng ở thị trấn Phú Long huyện Hàm Thuận Bắc ( Bình Thuận) mỗi vụ nuôi “bỏ túi” trung bình 2 tỉ đồng tiền lời.

tôm giống
Bộ trưởng Bộ NNPTNT khảo sát quy trình sản xuất tôm giống tại Công ty NTHH Nam Miền Trung (Bình Thuận).

Bí quyết là chia nhỏ ao nuôi

Nếu so với hàng loạt các “đại gia” nuôi tôm thẻ chân trắng hiện nay thì diện tích nuôi tôm của ông Nguyễn Văn Dũng ở thị trấn Phú Long huyện Hàm Thuận Bắc chẳng đáng kể gì nhưng hiệu quả từ nuôi tôm của ông lại khiến nhiều người khao khát.

Đi tham quan mô hình nuôi tôm của ông dù chỉ có vỏn vẹn 2 ha nhưng lúc nào cũng có 6 công nhân thay ca nhau túc trực trên đầm tôm 24/24 giờ trong ngày. “Các chú thấy đấy, nhân viên của tôi còn có thời gian nghỉ nhưng bản thân tôi thì cả ngày lẫn đêm đêm canh đầm tôm như canh “vợ đẻ” chẳng dám đi đâu bao giờ”, ông Dũng tâm sự.

Trải qua nhiều nghề khác nhau, từ đi buôn bán rồi trồng thanh long…khoảng 3 năm trở lại đây, sau khi dành dụm được một số vốn nhất định, ông Nguyễn Văn Dũng đã quyết định đầu tư vào nuôi tôm thẻ trân trắng.

“Trước khi bước vào nghề nuôi tôm tôi đã đi học hỏi kinh nghiệm suốt từ Vũng Tàu ra đến Thanh Hóa. Cứ chỗ nào nuôi tôm thành công mà các đại lý người ta giới thiệu là tôi tham quan, học hỏi hết, không bỏ sót một địa chỉ nào. Rồi các cuộc hội thảo, hội nghị liên quan tới lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, không có cuộc nào tôi biết mà lại bỏ qua. Sau khi có nhiều kinh nghiệm học hỏi được, tôi mới quyết định nuôi “thử nghiệm” từ những ao nhỏ rồi mới tiếp tục phát triển thành tổng diện tích 13 ao với 2 ha như hiện nay”, ông Dũng nói.

Mặc dù đi khá nhiều mô hình nuôi tôm nhưng có lẽ chưa ở đâu tôi nhận thấy ao nuôi lại được chia nhỏ như mô hình của ông Dũng. Thấy chúng tôi tò mò về cách bố trí của đầm nuôi tôm thẻ chân trắng, ông Dũng sau một hồi định giữ “bí kíp” cũng đã mở lòng chia sẻ. “Sau nhiều lần mày mỏ, tìm tòi và học hỏi của những người thành công, tôi đã đúc kết ra được một bí quyết là ao càng nhỏ càng dễ xử lý những sự cố xảy ra”, ông Dũng chia sẻ.

Theo ông Dũng, đối với mỗi một chất đất lại có độ PH khác nhau, nguồn nước cũng có độ mặn khác nhau nên người nuôi phải biết để xử lý cho phù hợp với điều kiện sống của tôm.

Để “nắng nghe” cơ thể của con tôm cũng cần phải có kinh nghiệm và đặc biệt là phải cần cù, chịu khó không được lơ là bất cứ giây phút nào. “Hiện nay, người nuôi sợ nhất là con tôm bị bệnh phân trắng bởi căn bệnh này rất phổ biến và có mức độ nguy hiểm rất cao, không xử lý kịp là thiệt hại hết.

Do đó, cần phải theo dõi thật sát sao, hễ thấy xuất hiện của tảo xanh lục là phải xử lý ngay vì tôm khi ăn phải loại tảo này sẽ gây ra bệnh phân trắng”, ông Dũng nói. Do chia nhỏ ao nuôi, với tổng số 13 ao/diện tích 2ha nên mỗi khi có sự cố ông Dũng đều xử lý rất kịp thời.

Thành công nhờ chọn được con giống tốt

Ông Nguyễn Văn Dũng cũng cho biết, sau khi đã học hỏi được kinh nghiệm của nhiều người thành công rồi, ông mới quyết định đào ao, đầu tư vào lĩnh vực nuôi tôm thẻ chân trắng. Dù chỉ có tổng diện tích đất là 2ha nhưng ông đào tới 13 ao nuôi và ban đầu chỉ đầu tư nuôi ở dạng thí điểm.

Không ngừng tìm tòi, học hỏi nên trong 3 năm qua dù tôm thẻ chân trắng gặp nhiều loại dịch bệnh khiến nhiều người nuôi tôm liên tiếp thất bại nhưng ông Dũng lại luôn thành công.

“Bí quyết của tôi như đã nói, ngoài chia nhỏ ao nuôi thì bản thân người nuôi phải biết được chất đất, độ PH, độ mặn của nước như thế nào để xử lý cho hợ lý. Đối với các loại thuốc kháng sinh, chế phẩm sinh học tôi cũng thử nghiệm đủ các hãng để sau đó chọn ra loại thuốc tốt và phù hợp nhất với đất, nước, khí hậu tại khu nuôi của gia đình. Đặc biệt, đối với con giốn rất quan trọng, chiếm hơn 70% tỷ lệ thành công nên tôi cũng đã thử nghiệm qua hàng loạt các đơn vị có thương hiệu. Cuối cùng tôi thấy giống của Công ty TNHH Thủy sản Nam Miền Trung (Bình Thuận) là tốt nhất nên tôi đã tin tưởng và lựa chọn”, ông Dũng nói.

Cũng chính bí kíp chia nhỏ ao nuôi và lựa chọn được con giống tốt nên mặc cho lĩnh vực nuôi tôm thẻ chân trắng đang gặp khó khăn do dịch bệnh khiến nhiều người thất bản còn ông Dũng trong suốt 3 năm nuôi tôm chưa bao giờ ông biến đến thất bại là gì.

Vừa cất xong mẻ tôm mới nhất cũng là lấy giống của Công ty TNHH Thủy sản Nam Miền Trung đã giúp ông Dũng thu về 27 tấn tôm trên diện tích 2ha. Dù giá tôm trên thị trường có giảm nhưng vẫn đem về cho ông Dũng doanh thu 3,6 tỷ, trừ chi phí thức ăn 1 tỷ, 400 triệu tiền điện, tiền thuốc, nhân công…ông Dũng vẫn bỏ túi 2 tỷ đồng.

“Sau khi thu hoạch và sử lý cải tạo ao nuôi bằng các biện pháp tiêu độc khử trùng, tôi vừa mua thêm 2 triệu con giống của Công ty TNHH Thủy sản Nam Miền Trung để thả cho vụ kế tiếp. “Trung bình mỗi năm tôi nuôi gối vụ được 3 vụ tôm, nếu giá thị trường ổn định cũng có lợi nhuận tối thiểu khoảng 6 tỷ mỗi năm”, ông Dũng chia sẻ.

Hiện tại, cơ sở nuôi tôm của ông Dũng giải quyết việc làm thường xuyên cho 6 lao động với mức lương trung bình 4,5 triệu đồng môi người sau khi đã đưa chăm lo đầy đủ chỗ ăn, nghỉ.

“Có giống tốt, thực hiện đúng các kỹ thuật và nếu thêm yếu tố may mắn về thị trường được giá nữa thì sẽ đạt “siêu” lợi nhuận, trung bình 1ha từ 3-4 tỷ đồng/năm, ít có lĩnh vực đạt được mức lợi nhuận như nuôi tôm thẻ chân trắng”, ông Dũng nói.

Dân Việt, 23/08/2016
Đăng ngày 24/08/2016
Phương Vy
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bí quyết san ao tôm tránh hao hụt nhiều

Trong quá trình nuôi tôm, việc san tôm là một công đoạn không thể thiếu để đảm bảo mật độ nuôi thích hợp và tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho tôm. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn dễ gây ra hao hụt nếu không được thực hiện đúng cách.

Tôm thẻ
• 09:48 18/07/2024

Sản phẩm phụ của quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm

Bà con có biết rằng quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi tôm của bà con không? Những sản phẩm phụ như Ammonia, Nitrite và Phosphate không chỉ làm thay đổi chất lượng nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Để bà con hiểu rõ hơn về những yếu tố này và các giải pháp hiệu quả để quản lý chúng.

Tôm thẻ
• 09:45 18/07/2024

Phản xạ của tôm nói lên điều gì?

Phản xạ của tôm là một chủ đề thú vị và phức tạp, gợi mở nhiều khía cạnh trong sinh học, sinh thái học và cả ngành nuôi trồng thủy sản. Bài viết này sẽ khám phá các khía cạnh đó, từ cơ chế sinh học cơ bản của phản xạ tôm đến ứng dụng thực tiễn trong nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu khoa học.

Tôm thẻ
• 10:09 16/07/2024

Hiểu rõ nguồn gốc của các acid hữu cơ để sử dụng đúng mục đích

Các loại acid hữu cơ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tật và cải thiện chất lượng nước. Để sử dụng acid hữu cơ một cách hiệu quả, người nuôi cần hiểu rõ nguồn gốc và tác dụng của từng loại acid. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về một số loại acid hữu cơ phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, nguồn gốc và công dụng của từng loại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:06 16/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 23:36 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 23:36 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 23:36 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 23:36 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 23:36 20/09/2024
Some text some message..