Bột đậu nành- nguồn protein thay thế bột cá trong thức ăn cho lươn

Nghiên cứu mới đây của PGS.TS. Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2019 đã cho thấy bột đậu nành có thể là nguồn protein thay thế bột cá trong chế biến thức ăn cho lươn giúp người nuôi giảm chi phí sản xuất.

Bột đậu nành- nguồn protein thay thế bột cá trong thức ăn cho lươn
Lươn - loài thủy sản có giá trị dinh dưỡng cao. Ảnh minh họa: Internet

Lươn đồng, danh pháp khoa học là Monopterus, là một cá thuộc họ lươn. Chúng phân bố rộng, nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là ở vùng nhiệt đới. Lươn thích hợp với môi trường ẩm ướt như ao hồ, sông rạch, ruộng lúa,... chui rúc vào trong đất ẩm. Lươn là loài thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao và vô cùng bổ dưỡng. Những năm gần đây, lươn ngày càng được ưa chuộng trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nguồn lươn từ tự nhiên không đủ đáp ứng, do đó, nuôi lươn nhân tạo trở thành một nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Khi ương lươn từ bột lên giống thức ăn tươi sống như moina, trùn chỉ, trong nuôi thịt thì cá tạp được sử dụng phổ biến. Hiện nay, một số hộ sử dụng thức ăn viên để nuôi lươn, tuy nhiên trên thị trường, thức ăn sản xuất riêng cho lươn còn hạn chế. Để phát triển nghề nuôi lươn bền vững thì việc sử dụng thức ăn chế biến nuôi lươn là rất cần thiết.

Thức ăn là một trong những chi phí quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh tế của người nuôi, chi phí này thường chiếm tỷ lệ rất cao, khoảng 70% tổng chi phí nuôi của các loài thủy sản nói chung. Chất đạm là thành phần dưỡng chất đắt nhất trong khẩu phần thức ăn của động vật thủy sản, thức ăn cung cấp đạm thường chiếm tỷ trọng 60–80% giá trị của một loại thức ăn nên rất nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng cá đã tập trung làm giảm tỷ lệ đạm động vật (chủ yếu là bột cá) trong thức ăn và tìm ra nguồn đạm động vật khác hay đạm thực vật để thay thế bột cá. Trong chế biến thức ăn thủy sản, bột cá được xem là nguồn protein tốt nhất. Tuy nhiên, sản lượng bột cá ngày càng khan hiếm, giá thành ngày càng tăng nên giá thành thức ăn cũng tăng cao, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người nuôi. Hiện nay có nhiều nghiên cứu về việc thay thế bột cá bằng các nguồn protein thực vật rẻ tiền so với bột cá… Trong các nguồn đạm thực vật, bột đậu nành được xem là một nguồn đạm có nhiều triển vọng nhất khi thay thế một phần hoặc hoàn toàn bột cá trong khẩu phần thức ăn của cá, bởi vì nó có hàm lượng đạm cao, cân bằng các axít amin thiết yếu, nguồn cung cấp ổn định và có giá hợp lý (Hertrampf and Piedad-Pascual, 2000).

 thức ăn, thức ăn cho lươn, nguyên liệu, thay thế bột cá, thức ăn thủy sản

Bột đậu nành làm nguồn protein cho cá có thể liên quan đến chất lượng và cách chế biến, sự thay đổi trong công thức thức ăn và sự khác biệt về loài cá cũng như kích cỡ và hệ thống nuôi. Những hạn chế chính trong việc sử dụng bột đậu nành là do hàm lượng methionine thấp và sự hiện diện của các yếu tố chống dinh dưỡng chẳng hạn như chất ức chế protease, carbohydrate khó tiêu hóa, lectins, saponin và phytates (Liu, 1997). Do đó, việc chế biến bột đậu nành thay thế bột cá làm thức ăn thủy sản cần phải cẩn trọng về cách chế biến và liều lượng, đảm bảo cho đối tượng thủy sản vẫn đảm bảo nguồn dinh dưỡng và tăng trưởng, phát triển tốt.

Kết quả nghiên cứu Wang et al., 2006 cho thấy khi sử dụng bột đậu nành hoặc kết hợp bột nành với các nguồn protein khác có thể thay thế bột cá dao động từ 30-75% khi làm thức ăn cho một số loài cá như cá đù (Nibea miichthioides), cá tráp mõm nhọn (Diplodus puntazzo), cá da trơn Nam Mỹ (Silurus meridionalis), cá chỉ vàng (Lutjanus argentimaculatus) và cá rô phi vằn giống (Oreochromis niloticus) (Harnández et al., 2007; Ai and Xie, 2007; Catacutan and Pagador, 2004; El-Saidy and Gaber, 2002). 

Nghiên cứu mới đây của PGS.TS. Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2019 đã tiến hành nghiên cứu đánh giá khả năng thay thế protein bột cá bằng protein bột đậu nành ly trích dầu trong khẩu phần thức ăn của lươn ở giai đoạn giống, kích cỡ 7,2 g/con. Sáu nghiệm thức thức ăn được phối chế có cùng mức protein (45%) và năng lượng (18,5 KJ/g), với các mức thay thế protein bột cá bằng protein bột đậu nành lần lượt là 0% (đối chứng), 20%, 30%, 40%, 50% và 60%. Sau 8 tuần thí nghiệm, tỉ lệ sống của lươn ở các nghiệm thức đạt cao, dao động từ 95,0- 98,9%, không khác biệt với nghiệm thức không thay thế bột cá. 

Các chỉ tiêu về tăng trọng (WG), hệ số thức ăn (FCR) và hiệu quả sử dụng protein (PER) của lươn ở nghiệm thức đối chứng khác biệt không có ý nghĩa so với lươn ở các nghiệm thức 20% và 30% protein bột đậu nành. Điều này chứng minh rằng bột đậu nành có thể là nguồn protein thay thế bột cá trong chế biến thức ăn nuôi lươn.

Từ nghiên cứu bà con có thể sử dụng 30% protein bột đậu nành thay thế protein bột cá mà không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống, tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lươn, góp phần giảm giá thành thức ăn và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi. 

Theo nghiên cứu PGS.TS. Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2019 đăng trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 55, Số 2B (2019): 96-103.

Đăng ngày 13/08/2019
NHƯ HUỲNH Tổng Hợp
Nguyên liệu
Bình luận
avatar

Sử dụng dầu ấu trùng cho tôm thẻ chân trắng

Hiện nay, nguyên liệu chính làm nguồn chất béo trong thức ăn của tôm là dầu cá. Sự sẵn có của dầu cá đã giảm do nhu cầu thị trường cao và sự cạnh tranh đến từ các ngành công nghiệp khác.

Ấu trùng
• 12:01 01/07/2024

Sử dụng Yucca để phân hủy mùn bã

Yucca là một loại cây có chứa saponin, một hoạt chất có khả năng phân hủy mùn bã hữu cơ, giảm khí độc và cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi trồng thủy sản.

Cây Yucca
• 09:37 26/06/2024

Acid hữu cơ: Có nên sử dụng cho tôm mỗi ngày?

Tình trạng gia tăng các hoạt động nuôi trồng thủy sản khiến dịch bệnh xảy ra thường xuyên, gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi. Do đó, việc bổ sung acid hữu cơ được xem là một trong những biện pháp hiệu quả để phòng ngừa dịch bệnh, thúc đẩy tăng trưởng, giảm tỷ lệ chuyển đổi thức ăn và có tiềm năng thay thế cho sử dụng kháng sinh.

Tôm thẻ
• 10:43 10/06/2024

Protein thủy phân nguồn dinh dưỡng cho tôm

Hiện nay, protein thủy phân (protein hydrolysate), hay đạm thủy phân từ phụ phẩm chế biến, giết mổ… được coi là nguyên liệu chức năng (functional ingredients) là một trong những sản phẩm chế biến sâu có hàm lượng kỹ thuật cao nhất trong số các sản phẩm được tạo ra để phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

Tôm thẻ
• 10:50 06/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 01:49 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 01:49 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 01:49 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 01:49 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 01:49 20/09/2024
Some text some message..