Cá heo cũng có thể mắc bệnh Alzheimer

Đây là lần đầu tiên căn bệnh Alzheimer được phát hiện xảy ra tự nhiên ở các loài khác ngoài con người.

Cá heo
Các nhà nghiên cứu không hoàn toàn chắc chắn về cách nó biểu hiện ở cá heo.

Bộ não của ba loài cá heo mắc cạn dọc theo bờ biển Scotland đã cho thấy những dấu hiệu điển hình của bệnh Alzheimer ở người - ám chỉ rằng cá heo cũng có thể bị căn bệnh này.

Nghiên cứu mới mới tập trung vào hội chứng chứng mất trí ở odontocetes (cá voi có răng). Kết quả của nghiên cứu là sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu từ ba trường đại học Scotland, đã nghiên cứu bộ não của 22 cá thể cá voi có răng khác nhau, tìm ra những dấu hiệu rõ ràng của căn bệnh này — nhưng các nhà nghiên cứu không hoàn toàn chắc chắn về cách nó biểu hiện ở cá heo.

Cá voi có răngNghiên cứu mới mới tập trung vào hội chứng chứng mất trí ở cá voi có răng. Ảnh: genk.vn 

Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng sa sút trí tuệ. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi trong cuộc sống hàng ngày. Yếu tố chính dẫn đến căn bệnh này là tuổi tác ngày càng tăng và hầu hết những người mắc bệnh Alzheimer đều từ 65 tuổi trở lên. Đó là một căn bệnh tiến triển không có cách chữa trị hiệu quả. Từ trước đến nay, đây được cho là căn bệnh chỉ xảy ra ở con người, nhưng thực tế có thể không phải như vậy.

Cá heo, cá voi thường mắc cạn quanh bờ biển Vương quốc Anh. Chúng được tìm thấy trong các khu vực ở vùng nước nông và đôi khi trên các bãi biển. Những cá thể may mắn được con người phát hiện có thể được các chuyên gia di chuyển đến vùng nước sâu hơn để bảo toàn tính mạng, số khác kém may mắn hơn có thể phải bỏ mạng. Nguyên nhân cơ bản của các sự kiện mắc cạn không phải lúc nào cũng rõ ràng và các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân cụ thể của hành vi này.

"Chúng tôi rất thích thú khi thấy những thay đổi về não ở cá heo già tương tự như những thay đổi ở người già và bệnh Alzheimer", giáo sư Tara Spires-Jones từ Đại học Edinburgh cho biết. Tuy nhiên liệu những thay đổi bệnh lý này có góp phần khiến những con vật này mắc cạn hay không vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ và cần nhiều nghiên cứu hơn để giải đáp trong tương lai.

Cá heo mắc cạnNhững loài vật này được phát hiện có các đặc điểm bệnh lý đặc biệt của Alzheimer. Chúng bao gồm sự hình thành các mảng amyloid-beta, sự tích luỹ protein tau và sự hiện diện của một chấn thương não được gọi là chứng tăng thần kinh đệm. Ảnh: genk.vn

Theo các nhà khoa học, phát hiện không thể xác nhận rằng, những con này đang mắc các loại thiếu hụt nhận thức mà chúng ta thường liên tưởng đến chứng mất trí nhớ. Phát hiện chỉ có thể cho thấy, động vật phát triển các đặc điểm bệnh lý tương tự như những gì được thấy ở bệnh nhân mắc chứng mất trí nhớ. Trong nghiên cứu mới này, các nhà khoa học suy đoán, sự suy giảm nhận thức liên quan đến thoái hóa thần kinh có thể là một trong những nguyên nhân gây mắc cạn hàng loạt. Ở người, các triệu chứng ban đầu của tình trạng suy giảm liên quan đến bệnh Alzheimer là mất phương hướng và nhầm lẫn. Vì vậy, theo giả thuyết, những con vật thủ lĩnh bị thoái hóa thần kinh có thể đưa cả đàn vào tình trạng mắc cạn.

Các nhà nghiên cứu không biết tại sao sự thoái hóa não này có thể xảy ra ở các loài động vật trên, nhưng nó có thể giải thích tại sao một số nhóm cá voi, cá heo thường bị mắc cạn ở vùng nước nông. Các vụ mắc cạn hàng loạt trước đây được cho là có liên quan đến việc gia tăng tiếng ồn do con người tạo ra trong các đại dương, nhưng nghiên cứu này đưa ra một lời giải thích khả dĩ khác.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí khoa học thần kinh châu Âu.

Trang Thông Tin Điện Tử Tổng Hợp
Đăng ngày 27/12/2022
Góc nhìn
Bình luận
avatar

Nuôi tôm đang đối diện thách thức lớn về giống và thức ăn

Chuỗi sản phẩm tôm nước ta về chế biến đã thuộc hàng tiên tiến của thế giới thì khâu nuôi vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó thách thức lớn nhất là giống và thức ăn.

Tôm giống
• 08:00 18/07/2024

Bàn thảo nuôi biển đa canh tổng hợp theo điều kiện ngư dân

Ngày 28/6/2024 tại thành phố Rạch Giá, Bộ NN&PTNT cùng UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức hội thảo giải pháp phát triển nuôi biển đã nhấn mạnh việc nuôi bằng lồng hiện đại, đa canh tổng hợp và phát triển du lịch theo điều kiện của ngư dân.

Nuôi lồng bè
• 10:11 02/07/2024

Cà Mau lập khu bảo tồn biển ở 3 cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc

Ngày 18/6/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ký Quyết định số 1206/QĐ-UBND về việc phê duyệt thành lập Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau rộng 27.000 ha, tập trung ở vùng biển quanh 3 cụm đảo: Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc.

Hòn Khoai
• 10:59 01/07/2024

Hiện trạng chế biến phế phụ phẩm tôm ở nước ta

Sau bài “Sử dụng phế phụ phẩm thủy sản trên thế giới và nước ta” trên Tép Bạc phản ánh thực trạng thiếu thông tin về lĩnh vực này ở nước ta, Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường cho hay, đã tổ chức điều tra ngành tôm nước lợ và cá tra, vừa có kết quả. Hiện trạng thu gom, bảo quản, vận chuyển và chế biến phế phụ phẩm tôm ở nước ta như sau.

Phế phẩm tôm
• 09:00 21/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 06:41 22/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 06:41 22/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 06:41 22/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 06:41 22/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 06:41 22/09/2024
Some text some message..