Cá linh mùa lũ hiếm

Cá linh thì quá quen thuộc rồi, ở miền Tây ai cũng biết. Cá linh lớn kho mía, kho lạt dầm me, hay kho trái giác, một loại dây leo hàng rào có vị chua như trái sấu ngoài Bắc. Cá linh non thì lăn bột chiên giòn, nấu canh chua bông điên điển. “Canh chua điên điển, cá linh/Ăn chỉ một mình, thì chẳng biết ngon”. Nghe ngọt lịm tình người, gia đình, chòm xóm.

cá linh

Dân quê tôi có câu “Nước không chưn, sao kêu nước đứng? Cá không thờ sao gọi cá linh?”. Khác với cá ông được dân xứ biển lập miếu thờ hay cá heo (ông nược) miền sông nước gắn với đức tin của dân chúng, cá linh vốn chẳng linh thiêng gì như tên gọi.

Ông tôi kể, hồi nẫm cá linh rất nhiều, ăn không hết, làm mắm cũng dư. Dân xứ tôi còn dùng làm dầu cá thắp sáng, sang hơn một số nơi phải đốt đèn bằng dầu mù u. Cá linh theo mùa nước nổi từ thượng nguồn Mêkông xuôi về miền Tây. Cuối mùa, con nào còn sống lại ngược lên Biển Hồ sinh đẻ. Dòng đời con cá linh cứ lặp đi lặp lại ngược xuôi theo dòng Cửu Long huyền thoại.

Từ khoảng tháng 7 đến tháng 10 âm lịch hàng năm, nước sông Hậu chuyển dần sang màu son, chở nặng phù sa từ đầu nguồn đổ về, nên dân gian còn gọi là mùa nước đổ. Mùa này, nước chỉ đổ xuống một chiều hướng ra biển Đông. Con nước son nhuộm cả mặt sông, chảy vào các kinh, rạch, nhảy lên những cánh đồng. Nhìn trên đồng, dân gọi là mùa nước nổi, ngó dưới sông, gọi mùa nước son hay nước đổ. Cá linh về! Đó là mùa bắt cá và làm mắm.

Quy trình làm nước mắm đồng cũng lắm công phu, phải canh độ mặn vừa phải, màu nước mắm cốt phải bắt mắt dành ăn sống. Nước mắm đồng cá linh được chế biến thủ công, theo kinh nghiệm truyền thống, chủ yếu để ăn, không bán. Không cần kiểm định hàm lượng đạm, má tôi cũng phân loại được thành nước mắm cốt, nước nhứt, nước nhì để tùy dùng cho phù hợp. Nước dảo mới dùng làm nước mắm kho cá. Mỗi bận nấu nước mắm đồng, má vô chai, mang ra phơi nắng để dành ăn mấy tháng, đã vậy còn gửi ra chợ cho mấy dì tôi. Nước mắm đồng, từ quy trình ủ đến nấu ra nồi, vô chai đều hấp thụ cái khí chất của trời, nước, muối mặn và cái ấm áp của nắng phương Nam.

Với vị mắm đồng đó, má tôi kho cá ngon hơn mấy nhà hàng bây giờ nhiều. Kho cá linh bằng nồi đất, dùng nước cơm sôi, khi nước cá sắc xuống sền sệt, má cho thêm chút tiêu thơm, cay nồng, bọn trẻ chúng tôi ăn cơm vét nồi. Nước mắm đồng cá linh mà kho ốc sả ớt, thêm mấy loại rau vườn, rau ruộng cũng là món ngon số 1. Lớn lên, được đi nhiều nơi, ăn nhiều món, nhưng lâu rồi tôi không được ăn nước mắm đồng cá linh và cá kho của má, thấy thèm. Mấy mươi năm bôn ba, lạc loài ngoài phố thị, xa mái nhà xưa, chái bếp cũ, những bữa cơm thắm đượm hơi ấm gia đình, ký ức tuổi thơ tôi vẫn còn man mác hương vị nước mắm đồng chơn chất hồn quê.

Cá linh mùa lũ hiếm! Gọi vậy là vì mấy năm qua miền Tây Nam bộ vắng bóng mùa lũ, kèm theo là hệ quả của việc mất một lượng lớn phù sa, nguồn lợi thủy sản khan hiếm và dân cư mất sinh kế mùa nước nổi. Năm 2016, vùng này còn phải gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất trong lịch sử do hạn mặn.

Khi các quốc gia đầu nguồn xây đập thủy điện, “trích máu dòng sông” bằng các dự án chuyển nước sông Mêkông và tác hại của đê bao cục bộ trong vùng, làm cho các dòng sông “đói phù sa”, đổi dòng hung bạo tạo ra sạt lở và làm mất “chiếc áo giáp phù sa” bảo vệ bờ biển đồng bằng. Nhiều công trình thủy lợi cục bộ thời gian qua được làm theo kiểu “mạnh ai nấy lo” đã phá vỡ các “túi chứa” nước lũ được điều tiết tự nhiên hàng ngàn năm qua. Việc chạy đua “quay vòng hệ số sử dụng đất” trong sản xuất nông nghiệp khiến “lũ đẹp” không vào được nội đồng, cá linh mùa lũ cũng ngày càng khan hiếm hơn, những món ăn dân dã miền Tây và món ngon được chế biến từ cá linh mùa lũ cũng mất dần.

Năm nay, nước sông Mêkông đổ về ĐBSCL nhiều hơn. Lúc này nhiều khu vực đầu nguồn Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên nước đang lên nhanh. Khác với tình hình các tỉnh miền núi phía Bắc, mấy ngày qua mưa lớn gây lũ ống, lũ quét cục bộ, sạt lở đất, thiệt hại về người, tài sản; thì phần lớn cư dân miền Tây đang “đón lũ” bằng tâm thế chủ động mà không chủ quan. Một mùa lũ hiếm đang về! Mùa cá linh đang đến với các tín hiệu lạc quan của những người dân ở ĐBSCL đang ngóng lũ.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 06/08/2017
Đăng ngày 08/08/2017
Trần Hữu Hiệp
Nông thôn
Bình luận
avatar

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 6 năm 2024 tăng 2,9% (847,4 tấn) so cùng kỳ năm 2023

Tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Tàu thuyền thủy sản
• 14:22 17/07/2024

Bình Định: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 146.445,2 tấn

Theo Cục Thống kê tỉnh Bình Định, tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 146.445,2 tấn, tăng 2,9% ( tăng 4.161,2 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu
• 08:00 06/07/2024

Thu nhập ổn định từ việc nuôi cá lồng bè trên hồ chứa

Nhờ tận dụng tiềm năng dồi dào của nguồn nước hồ chứa thủy lợi Mỹ Thuận (xã Cát Hưng, huyện Phù Cát), nhiều hộ dân ở đây đã phát triển nghề nuôi cá lồng với nhiều đối tượng có giá trị kinh tế như cá điêu hồng, cá thát lát,...

Nuôi lồng bè
• 10:25 03/07/2024

Tăng cường quản lý NTTS trong thời tiết nắng nóng, mưa bão và hạn hán xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Nuôi thủy sản lồng bè
• 10:22 28/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 17:43 21/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 17:43 21/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 17:43 21/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 17:43 21/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 17:43 21/09/2024
Some text some message..