Cà Mau: Bệnh đốm trắng tái bùng phát

Thời tiết thay đổi bất thường, vùng nuôi ô nhiễm, con giống kém chất lượng… là nguyên nhân chính gây nên bệnh đốm trắng trên tôm nuôi. Khi ao nuôi xuất hiện dịch bệnh này, người nuôi cần có phương án xử lý thích hợp để tiêu diệt mầm bệnh, tránh lây lan.

kiểm tra tôm
Người nuôi tôm thường xuyên theo dõi tôm nuôi để phát hiện bệnh sớm phòng trị kịp thời

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có trên 11.772 ha tôm nuôi quảng canh cải tiến và công nghiệp bị bệnh, mức độ thiệt hại từ 40-70%. Trong đó có 773 ha tôm nuôi công nghiệp bị nhiễm bệnh đốm trắng và trên 500 ha nhiễm bệnh suy gan tuỵ, còn lại các bệnh khác 253 ha. Ðiều đáng quan tâm hiện nay, dịch bệnh trên tôm nuôi xuất hiện ngày càng nhiều và đang đứng trước nguy cơ lây lan thành dịch.

Tại cuộc họp giao ban ngành nông nghiệp đầu tháng 10 vừa qua, do Sở NN&PTNT phối hợp với huyện Cái Nước tổ chức, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Cái Nước Ðoàn Văn Chính cho biết, sau nhiều năm tạm lắng, cùng với các bệnh suy gan tuỵ, đỏ thân, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi xuất hiện trở lại ngày càng nhiều, có nguy cơ tái bùng phát thành dịch trên địa bàn huyện. Bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh và mức độ gây hại rất lớn. Thời gian gây bệnh trên tôm nuôi thường từ tháng nuôi thứ hai trở đi khi mà lượng chất thải nuôi tôm bắt đầu xuất hiện nhiều, môi trường nước ao bị ô nhiễm, gây stress cho tôm, mầm bệnh có thể đã ủ trong tôm hoặc xâm nhập từ bên ngoài vào qua nguồn nước. Thời thiết thay đổi sẽ tạo điều kiện cho các loại vi-rút, vi khuẩn bùng phát gây ra dịch bệnh cho tôm.

Theo nhiều người nuôi tôm, tôm bị bệnh đốm trắng có biểu hiện hoạt động kém ăn nhiều, đột ngột, sau đó bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước hay dạt vào bờ. Vỏ tôm có nhiều đốm trắng ở giáp đầu ngực, đốt bụng thứ 5, 6 và lan toàn thân, đôi khi tôm cũng có dấu hiệu đỏ thân. Khi các đốm trắng xuất hiện, sau 3-10 ngày tôm chết hàng loạt.

Ông Phan Văn Ðức, ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, cho biết, sau gần 2 tháng thả nuôi, khi đạt trọng lượng gần 100 con/kg, tôm có biểu hiện nổi đầu, đâm vào mé, sau đó chết nhanh. Bắt tôm lên xem kỹ thấy trên thân đầu, ngực có những đốm trắng, rất khó điều trị do tôm chết nhanh và tỷ lệ nhiễm bệnh nhiều. 

Ông Trần Văn Của, Chủ tịch Hội thuỷ sản tỉnh, cho biết, bệnh đốm trắng xuất hiện nhiều trong giai đoạn mùa mưa. Ðây là bệnh rất phổ biến vào thời điểm hiện nay, gây rất nhiều khó khăn cho người nuôi tôm.

Ông Nguyễn Thành Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thú y, khuyến cáo, đối với những ao tôm bị bệnh đốm trắng, người nuôi tôm nên xử lý dịch bệnh đúng như hướng dẫn của ngành chuyên môn. Không nên vội vàng cải tạo để thả nuôi ngay, mà nên phơi đầm cải tạo 1,5-2 tháng để dứt nguồn bệnh và tái tạo lại môi trường đáy. Thời gian ao nghỉ nên thả cá rô phi để tiêu diệt hết những loài ký chủ trung gian mang mầm bệnh còn sót lại. Ðồng thời, người nuôi tôm cần tuân thủ đúng quy trình nuôi từ khâu chọn giống, xử lý môi trường nuôi phòng, chống dịch bệnh trên tôm đúng kỹ thuật để giảm thiệt hại tới mức thấp nhất./.

Báo Cà Mau, 08/11/2015
Đăng ngày 09/11/2015
Bài và ảnh: Trúc Ly
Dịch bệnh
Bình luận
avatar

Bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi

Bệnh vi bào tử trùng do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, làm cho tôm chậm lớn bởi EHP ký sinh nội bào và sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan, tụy khiến tôm không đủ dinh dưỡng, năng lượng cho sự tăng trưởng và lột xác.

Tôm thẻ
• 10:35 05/07/2024

Bệnh DIV1 trên tôm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

Bệnh DIV1 trên tôm do Decapod Iridescent Virus 1 (DIV1) gây ra, được phát hiện lần đầu tiên trên mẫu tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus) vào năm 2014 tại tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc sau đó vi rút tiếp tục gây bệnh cho các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh tại một số tỉnh của Trung Quốc.

Tôm bệnh
• 10:41 30/06/2024

Đen mang trên tôm: Hạn chế nguồn cung hữu cơ

Hiện tượng mang tôm bị đen là một trong những bệnh lý nguy hiểm và phổ biến nhất trong nuôi tôm. Bệnh được gây ra bởi một loại vi khuẩn gọi là Vibrio parahaemolyticus, Vibrio harveyi, hoặc Vibrio alginolyticus. Bệnh có thể lan rộng nhanh chóng và gây tổn thất kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm đen mang
• 10:04 27/06/2024

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm và biện pháp phòng chống

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) còn được biết đến là “Hội chứng chết sớm”, do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Bệnh này có tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ chết có thể lên đến 90% sau 3-5 ngày phát hiện.

Tôm thẻ
• 08:00 21/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 15:55 22/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 15:55 22/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 15:55 22/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 15:55 22/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 15:55 22/09/2024
Some text some message..