Cà Mau: Kỳ lạ nuôi tôm siêu thâm canh hiệu quả bằng thảo dược

Với cách làm đi ngược lại với xu thế chung trong nuôi tôm công nghiệp, một người đàn ông ở Cà Mau đã chọn và thành công với mô hình nuôi tôm sạch bằng thảo dược.

Mô hình nuôi
Anh Bình bên mô hình nuôi của gia đình. Ảnh: daidoanket.vn

Tốt nghiệp đại học với chuyên ngành nuôi trồng thủy sản của trường Đại học Cần Thơ vào năm 2005, sau khi ra trường, anh Nguyễn Thanh Bình, ngụ thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn có thời gian dài công tác trong lĩnh vực thuốc thủy sản chuyên phục vụ cho việc nuôi tôm siêu thâm canh nên anh đã nghiên cứu thật kỹ tập tính của con tôm, từ đó anh đúc kết, tích lũy cho riêng mình nhiều kinh nghiệm quý báu.

Nhờ đó, năm 2013, anh Bình mạnh dạn đào ao để nuôi tôm công nghệ cao. Khác với xu thế chung của nhiều người, anh Bình chọn việc nuôi tôm bằng thảo dược, anh kiên quyết nói không với chất cấm, chất kháng sinh có dư lượng tồn lưu cao. Mục tiêu của anh Bình là duy trì sự ổn định của môi trường, quyết không để môi trường tự nhiên bị ô nhiễm.

“Bảo vệ môi trường là bảo vệ hệ sinh thái trong tự nhiên được phát triển theo hướng bền vững. Bởi môi trường bị ô nhiễm thì việc chăn nuôi không hiệu quả do xuất hiện nhiều mầm bệnh gây hại cho tôm nuôi. Vì thế, tôi chọn cách phòng bệnh hơn là trị bệnh và việc nuôi tôm bằng thảo dược là cách lựa chọn tối ưu của tôi”, anh Bình nói và cho biết thêm, mặc dù việc nuôi tôm bằng thảo dược có vất vả hơn việc nuôi bằng kháng sinh, nhưng bù lại anh được sản phẩm sạch để cung ứng ra thị trường.

Hiện tại anh Bình đang có khoảng 10 khu để nuôi tôm siêu thâm canh bằng thảo dược. Mỗi khu có diện tích từ 20 – 40 ha. Anh Bình chia sẻ, mỗi người có cách nuôi và chăm sóc khác nhau, ai cũng có 1 quy trình nuôi riêng, đa số người dân hiện nay nuôi bằng quy trình kháng sinh.

“Riêng tôi, tôi cố gắng và hạn chế không sử dụng kháng sinh, nếu sử dụng kháng sinh mình chỉ nuôi được vài vụ đầu. Những vụ tiếp theo tỉ lệ thành công đã xuống thấp. Nếu nuôi không sử dụng kháng sinh thì sẽ có được môi trường nuôi lâu dài cho cả thế hệ mai sau. Mình chỉ biết kiếm tiền rồi nuôi vô tội vạ, đến một lúc nào đó nuôi không hiệu quả nữa thì lấy gì mà sống. Cho nên vừa làm tôi vừa bảo vệ môi trường cho bền vững”, anh Bình cho hay.

Theo anh Bình, nuôi tôm bằng thảo dược khó khăn hơn sử dụng kháng sinh, người nuôi phải kiểm soát con tôm nuôi liên tục. Thảo dược chỉ ngừa bệnh giúp tôm tăng sức đề kháng là chủ yếu, khi cần vẫn sử dụng kháng sinh nhưng ở một tỉ lệ vừa phải. “Tôi có mấy dòng thảo dược sử dụng trong nuôi tôm để thay thế kháng sinh. Định kỳ, 5 ngày tôi trộn thảo dược vào thức ăn để cho tôm ăn một lần, giúp cho tôm nuôi tăng sức đề kháng, hạn chế mắc bệnh. Giờ người nuôi rất nhiều nên yếu tố môi trường ngày càng thêm phức tạp. Do đó mình phải giữ gìn môi trường nuôi tránh bị ô nhiễm”, anh Bình nói.

Đàn tôm

Sau 3 tháng thả nuôi, đàn tôm của anh Bình đạt trọng lượng 30 con/kg

Đồng thời, nguyên tắc nuôi tôm của anh Bình là khi muốn sử dụng một loại thuốc nào đó anh phải nghiên cứu thật kỹ rồi đưa vào quy trình nuôi để sử dụng sao cho ổn định, mang lại hiệu quả cao nhất. Trong quá trình nuôi, khâu quản lý môi trường rất quan trọng, nếu quản lý môi trường nước tốt thì tỉ lệ thành công rất cao, còn thuốc chỉ là thành phần phụ chủ yếu để dưỡng con tôm. Nếu không dưỡng, gặp môi trường xấu, chỉ cần 1 ngày là tôm sẽ bệnh.

Theo anh Bình, con tôm rất dễ bệnh, cho nên anh thường xuyên quan sát, chăm sóc kỹ lưỡng, không được lơ là, chủ quan khi vào vụ nuôi. “Chăm sóc tôm như chăm sóc em bé vậy, phải kỹ càng mới mang lại hiệu quả cao. Làm là phải bảo vệ, mình phải biết khai thác vừa bảo tồn, bảo dưỡng thì mới được. Mình chỉ thả con giống mà không cung cấp thức ăn cho nó hoặc không cải tạo nguồn dinh dưỡng, khi đó, con tôm thiếu dinh dưỡng sẽ không sống được”, anh Bình phân tích.

Anh Bình chỉ ra rằng, khi môi trường mất cân đối, không phải trong đất không còn dinh dưỡng mà những thành phần dinh dưỡng đó không cần thiết cho tôm nuôi, trong khi những khoáng chất cần thiết đã bị cạn kiệt. Ấu trùng, sứa, trứng nước…là loài động vật phù du giàu dinh dưỡng, tốt cho môi trường nuôi thủy sản.

“Đối với tôm nuôi có sử dụng kháng sinh khi mình ăn vào sẽ cảm nhận được mùi hôi, còn tôm nuôi bằng thảo dược là tôm sạch, an toàn nên ăn vào ta cảm nhận được vị béo”, anh Bình chỉ cách phân biệt.

Từ khi bắt tay vào việc nuôi tôm siêu thâm canh bằng thảo dược thì tỉ lệ thành công của anh Bình rất cao. Anh Bình sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi đối với những ai có nhu cầu. Với anh, nếu tất cả mọi người đều áp dụng mô hình nuôi tôm bằng thảo dược thì sẽ giữ gìn được hệ sinh thái tự nhiên phát triển bền vững và bả vệ được môi trường.

Tôm thẻ

Tôm nuôi bằng thảo dược rất khoẻ mạnh

Anh Bình có thể tự chữa bệnh cho tôm như bệnh gan tụy cấp, phân trắng, teo gan… “Nếu tôm bệnh phân trắng mà người nuôi dùng kháng sinh thì 100% con tôm sẽ không bao giờ lớn thêm nữa. Chỉ có cách dùng thảo dược hoặc điều chỉnh môi trường lại thì con tôm bắt đầu phục hồi và lớn thôi”, anh Bình nói. Hiện anh Bình có nhiều ao tôm đạt trọng lượng 30 con/kg nhưng anh vẫn chưa bán. Mục tiêu của anh Bình là nuôi tôm càng lớn để bán được giá cao.

Ông Trần Đoàn Hùng, Phó chủ tịch UBND huyện Năm Căn cho biết: “Hiện nay người nuôi tôm siêu thâm canh dưới nhiều hình thức khác nhau. Để đánh giá chất lượng cần có kết quả kiểm định của cơ quan chức năng. Nếu tốt, địa phương sẽ biểu dương và nhân rộng. Nói chung là nếu muốn khẳng định thì mình cần kiểm chứng, kể cả những sản phẩm thức ăn có uy tín trên thị trường hiện nay”.

Báo Đại Đoàn Kết
Đăng ngày 04/04/2023
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bí quyết san ao tôm tránh hao hụt nhiều

Trong quá trình nuôi tôm, việc san tôm là một công đoạn không thể thiếu để đảm bảo mật độ nuôi thích hợp và tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho tôm. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn dễ gây ra hao hụt nếu không được thực hiện đúng cách.

Tôm thẻ
• 09:48 18/07/2024

Sản phẩm phụ của quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm

Bà con có biết rằng quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi tôm của bà con không? Những sản phẩm phụ như Ammonia, Nitrite và Phosphate không chỉ làm thay đổi chất lượng nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Để bà con hiểu rõ hơn về những yếu tố này và các giải pháp hiệu quả để quản lý chúng.

Tôm thẻ
• 09:45 18/07/2024

Phản xạ của tôm nói lên điều gì?

Phản xạ của tôm là một chủ đề thú vị và phức tạp, gợi mở nhiều khía cạnh trong sinh học, sinh thái học và cả ngành nuôi trồng thủy sản. Bài viết này sẽ khám phá các khía cạnh đó, từ cơ chế sinh học cơ bản của phản xạ tôm đến ứng dụng thực tiễn trong nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu khoa học.

Tôm thẻ
• 10:09 16/07/2024

Hiểu rõ nguồn gốc của các acid hữu cơ để sử dụng đúng mục đích

Các loại acid hữu cơ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tật và cải thiện chất lượng nước. Để sử dụng acid hữu cơ một cách hiệu quả, người nuôi cần hiểu rõ nguồn gốc và tác dụng của từng loại acid. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về một số loại acid hữu cơ phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, nguồn gốc và công dụng của từng loại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:06 16/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 00:53 21/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 00:53 21/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 00:53 21/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 00:53 21/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 00:53 21/09/2024
Some text some message..