Cá nhà táng bị thương dạt vào biển Quy Nhơn.

Sáng ngày 22.02 tại khu vực biển Xuân Diệu, TP Quy Nhơn (đoạn cuối đường Lê Lợi) xuất hiện một con cá lớn mình đầy thương tích dạt vào bờ .

Cá nhà táng
Đội cứu hộ cùng ngư dân di chuyển cá ra biển. Ảnh: Ái Trinh

Là một trong những người phát hiện cá đầu tiên, ông Phạm Văn Hạnh, 45 tuổi ở khu vực 2, phường Xuân Diệu cho biết vào lúc 6 h sáng, người dân đi tắm  biển phát hiện một con cá lớn dài khoảng 2,5 m, nặng từ 2 đến 2,5 tạ đang bơi gần bờ. Đến 7 giờ sáng thì cá tấp vào bờ. Qua quan sát cá bị thương xây sát rất nặng ở phần đầu và phần bụng. Người dân đã cùng nhau hỗ trợ đưa cá ra vùng nước sâu, nhưng một lúc sau cá lại bơi vào bờ.

Cá nhà tángCá Nhà táng bị xây sát nhiều khi dạt vào bờ. Ảnh: Ái Trinh

Nhận được tin vào từ người dân, ngay lập tức Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực số 1 ( thuộc Phòng Cảnh sát PCCS và CNCH tỉnh Bình Định), Lãnh đạo Chi cục Thủy sản và Phòng Kinh tế thành phố đã có mặt kịp thời để cứu hộ cá trở về biển.

Ông Trần Văn Vinh, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Thủy sản Bình Định cho biết qua quan sát phần đầu, đuôi và vây lưng  thì đây là cá nhà táng nhỏ Kogia breviceps thuộc họ cá voi. 

Hiện cá đang bị thương, vào bờ cá sẽ bị mất lượng dần oxy, bị đuối sức và chết. Loài này khi cơ thể mệt mỏi và đi vào bờ, thì định hướng của nó lúc nào cũng đi vào bờ, vì vậy Chi cục đã liên hệ với ngư dân hỗ trợ thuyền cùng Đội cứu hộ của thành phố để nhanh chóng đưa cá ra vùng biển sâu, càng xa càng sâu càng tốt, tại vị trí Phao số 0 có độ sâu khoảng mười mấy thước, để cá phục hồi sức khỏe và định hướng bơi ra ngoài sâu trở lại.

Đội cứu hộĐội cứu hộ đang ổn định và chăm sóc sức khỏe cho cá. Ảnh: Ái Trinh

Ông Nguyễn Văn Mạo, 72 tuổi là ngư dân phường Hải Cảng, thành viên ban cung phụng lăng ông Nam Hải cho biết mọi năm gặp trường hợp cá Ông dạt vào bờ và chết thì ngư dân đem Ông qua bên Hải Giang và Bãi Cơm Trần Hưng Đạo để đi táng. Sau hai đến ba năm thì lấy cốt đem về lăng ông Nam Hải để thờ cúng. 

Hiện lăng Nam Hải trước tòa án thành phố có 140 cốt cá Ông. Nhưng bây giờ “Ông” có lị vào đây thì không có chỗ nào táng được, bà con rất là khó khăn. Vì vậy chúng tôi đề xuất thành phố hỗ trợ để khi có cá Ông tử dạt vào bờ thì có chỗ đất để táng Ông.

Ông Vũ Long, Chuyên gia Trung tâm bảo tồn động vật và loài nguy cấp ( CBES) cho biết thú biển là các động vật có vú sống và lấy 98% lượng thức ăn môi trường đại dương, bao gồm cá heo, cá voi, cá nược, cá cúi (dugong)... Chúng bị dạt vào bờ có rất nhiều nguyên nhân, bị va chạm hoặc bị mắc cạn và bãi đá rồi bị sóng đánh trầy xướt hoặc bị bệnh do nuốt hoặc ăn phải rác thải nhựa... Khi gặp thú biển bị mắc cạn cần huy động sự trợ giúp, thành lập nhóm phản ứng nhanh, phân chia nhiệm vụ, theo dõi các tình trạng, ổn định chăm sóc và di chuyển, tìm nơi thả thích hợp để thả về tự nhiên. 

Lưu ý không để nước, cát rớt vào lỗ thở trên đỉnh đầu vì lỗ thở này dẫn thẳng với phổi, không đứng trước mặt con vật, không nắm vây bên và vây đuôi để kéo vì có thể làm gãy xương gây tàn phế và liên hệ hotline: 0862422086 để được hỗ trợ về chuyên môn.

Đăng ngày 23/02/2024
Ái Trinh @ai-trinh
Môi trường
Bình luận
avatar

Nuôi biển đa canh kết hợp

Mô hình nuôi biển đa canh kết hợp là một mô hình nuôi biển nuôi cùng lúc nhiều loài thủy sản dựa trên sự hỗ trợ lẫn nhau trong chuỗi thức ăn.

Lồng nuôi cá
• 10:31 11/07/2024

Bình Định: Những chú rùa con đầu tiên chào đời tại bãi biển xã Nhơn Hải

Theo Tổ chức cộng đồng (TCCĐ) bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải cho biết vào lúc 19h tối ngày 8.7 có những chú rùa con xuất hiện trên bãi biển tại làng chài Nhơn Hải ( TP Quy Nhơn ). Qua kiểm tra anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng, thành viên TCCĐ xác nhận đây là rùa con nở từ ổ trứng rùa đầu tiên do rùa mẹ mang số thẻ VN 1078 đẻ vào đêm 21.5. Từ khi trứng được đẻ ( 21.5) đến khi nở (8.7) là 7 tuần, sớm hơn 1 tuần so với dự kiến.

Rùa con
• 11:29 10/07/2024

So sánh sự tăng trưởng của tôm ở mỗi vùng nước nuôi khác nhau

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng và phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả nuôi tôm không phải lúc nào cũng giống nhau ở các vùng nước khác nhau. Mỗi môi trường nuôi đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:34 05/07/2024

Nhiều doanh nghiệp tham gia bảo tồn hệ sinh thái biển Phú Quốc

Ngày 27/6/2024, tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), một cuộc họp tham vấn ý kiến doanh nghiệp trong công tác bảo tồn biển Phú Quốc do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển (KBTB) Kiên Giang tổ chức đã thu hút đại diện 28 doanh nghiệp.

Biển Phú Quốc
• 11:23 04/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 11:29 24/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 11:29 24/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 11:29 24/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 11:29 24/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 11:29 24/09/2024
Some text some message..