Cá nóc và người có bộ gen răng tương đồng

Một nghiên cứu mới phát hiện răng người phát triển từ cùng một bộ gen răng tương tự của cá nóc. Nghiên cứu này có thể được sử dụng để giúp giải quyết những trường hợp mất răng ở người.

Cá nóc và người có bộ gen răng tương đồng
Ảnh: © Andrea Izzotti / Fotolia

Nghiên cứu do Tiến sĩ Gareth Fraser thuộc Khoa Khoa học Động vật và Khoa học Thực vật của Đại học Sheffield đã phát hiện cá nóc có một chương trình tạo răng tương tự với các loài động vật có xương sống khác, bao gồm cả con người.

Xuất bản trên tạp chí the journal PNAS, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tất cả các động vật có xương sống đều có một vài hình thức tái tạo răng. Tuy nhiên cá nóc sử dụng cùng một tế bào gốc để tái tạo răng như con người nhưng chỉ thay thế một vài chiếc răng tạo thành hình chiếc miệng thuôn dài đặc trưng của chúng.

Các nhà nghiên cứu, bao gồm các nhà nghiên cứu từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London và Đại học Tokyo, tin rằng nghiên cứu này có thể được sử dụng để giải quyết các câu hỏi về trường hợp mất răng ở người.

Tiến sĩ Fraser cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi đặt câu hỏi làm cách nào mà cá nóc tạo thành hình miệng và bây giờ chúng tôi đã khám phá ra các tế bào gốc chịu trách nhiệm cho việc này và bộ gen điều khiển quá trình tái tạo liên tục”.

Ông nói thêm: "Thực tế là tất cả các động vật có xương sống tái tạo răng đều theo cách giống với một bộ tế bào gốc được bảo tồn có nghĩa là chúng ta có thể sử dụng những nghiên cứu này để cung cấp những đầu mối có thể giải quyết các câu hỏi về trường hợp mất răng ở người".

Phần miệng cá nóc bao gồm bốn dải răng dài được thay thế hai lần. Tuy nhiên, thay vì mất răng khi thay thế, cá nóc kết hợp nhiều răng với nhau tạo ra miệng, cho phép chúng có thể nghiền nát những con mồi cứng.

Alex Thiery, một nghiên cứu sinh tiến sĩ thuộc Đại học Sheffield, cho biết: "Chúng tôi quan tâm đến nguồn gốc phát triển của loài cá nóc vì nó là một cơ hội đặc biệt để có kiến thức về tiến hóa xuất hiện ở động vật có xương sống nói chung.

Các loài động vật có xương sống rất đa dạng, tuy nhiên điều này không có nghĩa là chúng không giống nhau trong cách thức chúng phát triển."

“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những gen tương tự cũng có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển sớm của tất cả các phần phụ trên da từ lông, lông vũ cho đến răng cá. Mặc dù cấu trúc cuối cùng sẽ rất khác nhau nhưng bài báo này cho thấy nguồn gốc phát triển của tất cả các cấu trúc này là tương tự. Do đó chúng tôi đã sử dụng những nền tảng chung này làm nền móng theo thời gian có thể thay đổi để tạo ra sự đa dạng rộng lớn về cấu trúc da trong các loài động vật có xương sống ", Tiến sĩ Fraser nói thêm.

Dân Trí
Đăng ngày 22/05/2017
Thu Hà (Theo ScienceDaily)
Sinh học
Bình luận
avatar

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 03:05 22/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 03:05 22/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 03:05 22/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 03:05 22/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 03:05 22/09/2024
Some text some message..