Cá nước ngọt nhiễm ký sinh trùng, phải làm sao?

Ký sinh trùng gây nhiều khó khăn cho nghề nuôi cá, ngoài việc gây hại trực tiếp, ký sinh trùng tạo điều kiện thuận lợi cho nấm, vi khuẩn, virus tấn công cá nuôi.

Ký sinh trùng gây bệnh cho cá. Ảnh: aquaticsworld.co.uk
Ký sinh trùng gây bệnh cho cá. Ảnh: aquaticsworld.co.uk

Ký sinh trùng gây bệnh cho cá nước ngọt

Ký sinh trùng gây bệnh cho cá nuôi nước ngọt gồm: các loại ký sinh đơn bào (Protozoa) được biết đến như trùng roi Trypanosoma, ký sinh trong máu, mật cá. Chúng tiết độc chất, gây vỡ hồng cầu, gây viêm, sưng túi mật, mất khả năng tiết dịch mật tiêu hoá thức ăn. Trùng roi Cryptobiosis, ký sinh trên mang, da cá. Phá vỡ tổ chức mang, gây nhiễm trùng da, cá tiết nhiều dịch nhờn, tạo vết thương trên da, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Trùng roi Ichthyobodo necatrix, ký sinh trên da, mang cá. Cá tiết nhiều chất nhờn, da, mang nhợt nhạt, sợi mang tưa, rách. Cá gầy yếu, kém ăn, chậm lớn, hoạt động chậm chạp. 

Ngành ký sinh trùng bào tử (Sporozoa) được biết đến như trùng bào tử Goussia, cá nhiễm bệnh thường hậu môn xuất dịch màu vàng, thành ruột bị viêm, hoại tử. 

Ngành trùng lông (Ciliophora) được biết đến như tà quản trùng Chilodonella, ký sinh trên da, mang, kích thích các tổ chức này tiết ra nhiều dịch, gây tưa rách các sợi mang. Cá gầy yếu, giảm hoặc bỏ ăn, ngừng tăng trưởng, chết từ từ. 

Trùng lông nội ký sinh Ichthyonyctus, Inferostoma, ký sinh trong nếp gấp niêm mạc ruột cá, gây viêm, hoại tử niêm mạc. Bệnh trùng quả dưa Ichthyophthyrius (bệnh đốm trắng trên cá), ký sinh trên da, mang, xuất hiện các hạt lấm tấm màu trắng hơi đục. Da, mang cá bệnh tiết nhiều nhớt, màu sắc 2 cơ quan này nhợt nhạt. Trùng phá dần các biểu mô, làm cá ngạt thở. Cá trê hay có hiện tượng treo râu. Cá nhiễm bệnh này, hoạt động các cơ quan trong cơ thể bị rối loạn, mất dần chức năng. 

Trùng bánh xe Trichodinidae, cá tiết ra nhớt màu trắng đục, da chuyển màu tối hoặc tái xám, cá ngứa ngáy, bơi lội vô hướng. Bệnh trái xuất hiện trên cá tra giống, với biểu hiện cá ngoi lên mặt nước, lắc đầu mạnh. Ký sinh trùng phá huỷ các sợi mang, tơ mang, mất dần chức năng mang, khiến cá ngạt thở, chết từ từ. Cá hương, cá giống, các loài cá hay nhiễm bệnh này. Bệnh trùng loa kèn Vorticella, ký sinh trên da, mang, gây ảnh hưởng đến hô hấp của cá. 

Ngành giun dẹp (Plathelminthes), được biết đến như lớp sán lá đơn chủ Monogenea. Đại diện như sán 16 móc Dactylogyrus, bám trên da cá, mang cá, phá huỷ tổ chức mang, cá tiết nhiều dịch nhờn, gây cản trở hô hấp. Sán 18 móc như Gyrodactylus, ký sinh trên da, mang cá, tiết ra dịch màu trắng tro. Bệnh gây tổn thương mang, ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp, gây các vết loét trên da, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công cá. Ngoài ra, các bệnh liên quan ngành sán lá song chủ, sán lá gan, sán dây, giun tròn, giun đốt…, ký sinh trên cá gây nhiều ảnh hưởng bất lợi đến cá nuôi. Bệnh do phân lớp chân chèo Copepoda, phổ biến thường gặp các loài Ergasilus scalaris; E.parasiluri; E.thailandensis; E.philippinensis; E.anchoratus.  Cá bị nhiễm ký sinh trùngCá bị nhiễm ký sinh trùng. Ảnh: img.srv1.hodine.com

Cá nhiễm có hiện tượng sưng mang, phồng mang, cá tiết nhiều dịch nhờn màu trắng, cá gầy yếu, tăng trưởng chậm, chết từ từ. Bệnh giáp xác chân chèo Neoergasilus, ký sinh trên xoang mũi, tia mang, trên vây các loài cá. Bệnh trùng mỏ neo Lernaea Linne, cá nhiễm bệnh bệnh bơi lội bất thường, vô hướng, mất thăng bằng khi bơi. Trùng ký sinh trên da, mang, xoang miệng, làm miệng không đóng kín khó hô hấp, gây viêm loét trên da, mang, tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng khác tấn công. Bệnh rận cá Argulus (Argulosis), ký sinh trên vây, mang, da, các loài cá nuôi. Trùng ký sinh, gây viêm, loét các vị trí bám, tạo cơ hội cho bệnh khác tấn công.

Nguyên nhân cá nước ngọt nhiễm ký sinh trùng

Nhiều nguyên nhân, làm cá nuôi nước ngọt nhiễm ký sinh trùng được biết đến. Trong môi trường ao nuôi luôn có mầm bệnh, nhưng bệnh chỉ sảy ra khi hội đủ các yếu tố: Mầm bệnh, sức khoẻ cá nuôi suy giảm, yếu tố môi trường nuôi bất lợi. Con giống là yếu tố đầu tiên, được chúng tôi đề cập. Tuyển chọn cá bố mẹ sinh sản chất lượng không đạt, lai gần bầy cá bố mẹ, sử dụng bầy cá bố mẹ sinh sản nhiều lần. Chất lượng cá giống giảm, ảnh hưởng sức đề kháng bệnh. Cá dễ bị dị hình, dị tật, sức đề kháng kém, sức khoẻ cá yếu, dễ cảm nhiễm, dễ bị ký sinh trùng tấn công. 

Rải vôi vệ sinh ao nuôiRải vôi vệ sinh ao nuôi. Ảnh: pbostx.com

Yếu tố kế tiếp là công đoạn cải tạo, xử lý ao như sên bùn, trảm mọi, loại trừ chất hữu cơ, mầm bệnh, địch hại, của vụ nuôi chưa được thực hiện triệt để. Chủng loại vôi, liều lượng vôi bón, thời gian phơi ao… chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, nên các yếu tố môi trường luôn biến động, gây bất lợi cho cá nuôi. Ít hoặc không sử dụng túi lọc khi lấy nước vào ao nuôi, mầm bệnh, địch hại, từ đó theo vào. Chất lược nguồn nước khi bơm vào ao nuôi không đảm bảo dễ chứa cá tạp, các mầm bệnh và địch hại cá trong ao. Chưa có sự đầu tư vào lưới chắn quanh bờ để ngăn cá tạp và loài thiên địch. Thời gian xử lý, loại thuốc, liều lượng sử dụng, để diệt cá tạp, mầm bệnh, địch hại, chưa đạt mục tiêu loại trừ triệt để. Các ký sinh trùng bằng nhiều con đường khác nhau, thâm nhập vào ao nuôi, phát triển, trực tiếp gây hại cho cá. 

Mật độ nuôi là yếu tố tiếp theo chúng tôi đề cập, hiện tại, các mô hình nuôi cá tra, rô đồng, cá lóc, thát lát…thả nuôi mật độ rất dày. Tuỳ loại cá cụ thể, mật độ thả lên đến 200 con/m2. Thả nuôi mật độ dày, trong quá trình cá hoạt động trong ao, dễ gây ra các vết thương trên cơ thể, tạo điều kiện cho ký sinh trùng tấn công. Thả nuôi mật độ dày, chất lượng môi trường mau chuyển xấu do lượng phân, chất thải nhiều, khó kiểm soát, tạo điều kiện cho ký sinh trùng tấn công cá. 

Thức ăn dư thừa, quản lý thức ăn không tốt, làm đáy ao dễ tích luỹ hữu cơ, gây ô nhiễm, tạo điều kiện cho ký sinh trùng tấn công cá nuôi. Trong quá trình nuôi cá, việc định kỳ diệt ký sinh trùng không được thực hiện, chất lượng nước nuôi kém, ký sinh trùng phát triển, tấn công và gây hại cá nuôi. Ngoài ra, chim, cò, cua, ốc, các loài cá tạp…là những vật chủ trung gian, mang ký sinh trùng vào ao nuôi, gây nhiễm cho cá. 

Triệu chứng khi cá nước ngọt nhiễm bệnh do ký sinh trùng

Khi cá nuôi nhiễm ký sinh trùng sẽ xuất hiện các triệu chứng như màu sắc thân chuyển từ nâu sáng, đen sáng sang tối sậm, hay đen. Xuất hiện các vết thương trên cơ thể hoặc các hạt trắng nhỏ, lấm tấm phủ khắp cơ thể cá. Da cá viêm, sưng tấy, hoại tử từng mảng cơ thịt hay còn gọi cá bị ghẻ. Cá ngứa ngáy, khó chịu, hay tụ tập nơi có nguồn nước mới vào ao. Hay bơi gần bờ, cọ thân vào cỏ, rong, gần bờ. Bơi lội vô hướng, lao mình đi nhanh khác thường. Mang chuyển từ đỏ hồng sang hồng nhạt, hoặc trắng bợt. Sơi mang tưa, rách, hoại tử hay đóng mủ. Các vây tưa, rách, cụt. Vảy long khỏi thân, xù vảy. Da cá tiết nhiều nhớt, nhớt có màu trắng đục. Mang tiết nhớt, lỗ hậu môn sưng to, lồi ra ngoài, tiết dịch trắng. Xuất huyết ngoài da, nội quan. Viêm ruột, viêm túi mật, viêm gan, nội quan sưng to khác thường. 

Dấu hiệu cá nhiễm ký sinh trùngDấu hiệu cá nhiễm ký sinh trùng. Ảnh: baonamdinh.vn

Quan sát bằng mắt thường hoặc kinh hiển vi, có ký sinh trùng hiện diện trên da, mang, nội quan…Cơ thể cá gầy yếu, mất cân đối giữa đầu, thân, đuôi. Cá nhiễm ký sinh trùng chịu các ảnh hưởng như các bệnh khác như nấm, vi khuẩn, virus sẽ tấn công mạnh. Cá giảm, đến bỏ ăn hoàn toàn. Cá chết rải rác, số lượng cá chết tăng dần khi bệnh chuyển nặng. Môi trường ô nhiễm nhanh, làm sức khoẻ cá giảm sút nhanh chóng. Cá nhiễm ký sinh trùng, giảm khả năng tiêu hoá, hấp thụ thức ăn, gây rối loạn hoạt động các cơ quan. 

Phòng ký sinh trùng cho cá nước ngọt thế nào?

Biện pháp phòng ký sinh trùng sẽ hiệu quả hơn, so với việc cá đã nhiễm và tiến hành điều trị. Việc phòng bệnh bao gồm chuẩn bị ao hồ nuôi, trong đó, các công việc như sên vét bùn đáy, xảm các mọi, gia cố bờ bọng, khơi thông cống rãnh cần được thực hiện đầy đủ, triệt để. Tiếp theo, bón vôi, phơi nắng, đảm bảo dùng đúng loại vôi, đủ liều lượng, phơi nắng đủ thời gian. Giai đoạn này nên dùng vôi nóng CaO, Vôi tôi Ca(OH)2, liều lượng 15 – 20 kg/100m2 ao, tuỳ theo chất đất có nhiễm phèn hay không, bón vôi xong, tiến hành phơi ao 5 – 7 ngày. Bà con lưu ý, những vùng nhiễm phèn nặng, không nên phơi ao khô, nên cải tạo ướt, tránh hiện tượng xì phèn. Sau khi phơi nắng đủ thời gian, tiến hành lấy nước vào ao, cần sử dụng túi lọc nước trong quá trình lấy nước, không lấy nước trực tiếp không qua túi lọc. Chọn nguồn giống tốt, thả nuôi mật độ vừa phải, cho ăn theo nhu cầu của cá, tránh dư thừa. 

Trong quá trình nuôi cá, định kỳ diệt ngoại ký sinh trùng bằng các loại hoá chất như thuốc tím KMnO4, Iodin I2, Formalin, oxy già H2O2, sulfat đồng CuSO4…, liều lượng theo hướng dẫn công ty sản xuất thuốc. Sổ nội ký sinh trùng thường xuyên bằng Praziquantel, Ivermectin, Albendazole, Fenbendazole… liều lượng theo hướng dẫn công ty sản xuất thuốc. Dùng hạt, lá trâm bầu, hạt cau, sổ nội ký sinh. Dùng lá xoan, lá thầu dầu ngâm trong ao, liều 0,5 kg/m3 nước, diệt ngoại ký sinh trùng. Dùng lá trúc đào đã qua sơ chế, trưng cất, trị bệnh ghẻ cá. 

Ký sinh trùng gây nhiều khó khăn cho nghề nuôi cá, ngoài việc gây hại trực tiếp, ký sinh trùng tạo điều kiện thuận lợi cho nấm, vi khuẩn, virus tấn công cá nuôi. Ký sinh trùng thâm nhập vào ao nuôi cá, bằng nhiều con đường khác nhau. Biện pháp phòng ký sinh trùng như trên cho hiệu quả cao, chủ động. Điều trị ký sinh trùng cần kết hợp ngưng cho cá ăn 1 – 2 ngày, diệt mầm bệnh trong nước, gây nuôi lại tảo, vi sinh có lợi. Khi cá khoẻ mạnh, tiến hành sổ ký sinh, nên sổ định kỳ hàng tháng bằng các thuốc đã đề cập trên. Sau khi sổ ký sinh ra ngoài môi trường nước, dùng các loại hoá chất trên diệt, trước khi thay nước mới. Bổ sung vào thức ăn men tiêu hoá, beta glucan, Premix, hỗ trợ gan, B12, chất tăng cường đề kháng…

Đăng ngày 03/11/2022
Lý Vĩnh Phước @ly-vinh-phuoc
Dịch bệnh
Bình luận
avatar

Bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi

Bệnh vi bào tử trùng do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, làm cho tôm chậm lớn bởi EHP ký sinh nội bào và sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan, tụy khiến tôm không đủ dinh dưỡng, năng lượng cho sự tăng trưởng và lột xác.

Tôm thẻ
• 10:35 05/07/2024

Bệnh DIV1 trên tôm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

Bệnh DIV1 trên tôm do Decapod Iridescent Virus 1 (DIV1) gây ra, được phát hiện lần đầu tiên trên mẫu tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus) vào năm 2014 tại tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc sau đó vi rút tiếp tục gây bệnh cho các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh tại một số tỉnh của Trung Quốc.

Tôm bệnh
• 10:41 30/06/2024

Đen mang trên tôm: Hạn chế nguồn cung hữu cơ

Hiện tượng mang tôm bị đen là một trong những bệnh lý nguy hiểm và phổ biến nhất trong nuôi tôm. Bệnh được gây ra bởi một loại vi khuẩn gọi là Vibrio parahaemolyticus, Vibrio harveyi, hoặc Vibrio alginolyticus. Bệnh có thể lan rộng nhanh chóng và gây tổn thất kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm đen mang
• 10:04 27/06/2024

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm và biện pháp phòng chống

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) còn được biết đến là “Hội chứng chết sớm”, do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Bệnh này có tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ chết có thể lên đến 90% sau 3-5 ngày phát hiện.

Tôm thẻ
• 08:00 21/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 12:19 19/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 12:19 19/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 12:19 19/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 12:19 19/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 12:19 19/09/2024
Some text some message..