Cá sấu con bám chi chít trên lưng bố

Nhiếp ảnh gia chụp lại khoảnh khắc đàn cá sấu con thi nhau trèo lên lưng bố để được che chở.

cá sấu con
Đàn cá sấu con trèo lên lưng bố. Ảnh: BBC.

Nhiếp ảnh gia Dhritiman Mukherjee chụp ảnh "đại gia đình" cá sấu Ấn Độ (Gharial crocodile) trong khu bảo tồn quốc gia Chambal, BBC hôm 1/9 đưa tin. Loài cá sấu nước ngọt này thuộc nhóm cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Vì vậy, tất cả những con non trong ảnh cần sống sót đến khi trưởng thành và sinh sản.

Cá sấu Ấn Độ từng có tới hơn 20.000 cá thể tại Nam Á. Tuy nhiên, ngày nay số lượng cá sấu trưởng thành chỉ còn chưa tới 1.000 con. 3/4 trong số đó tập trung tại khu bảo tồn Chambal.

"Con đực này đã giao phối với 7 hay 8 con cái. Thông thường, cá sấu Ấn Độ khá nhút nhát so với cá sấu nước mặn và cá sấu đầm lầy. Nhưng con đực này bảo vệ đàn con rất quyết liệt và nếu tôi đến quá gần, nó sẽ đuổi tôi. Nó có thể trở nên rất hung dữ", Dhritiman cho biết.


Ảnh chụp "đại gia đình" cá sấu từ trên cao. Ảnh: BBC.

Cá sấu Ấn Độ đực có một chỗ phình nổi bật ở đầu mõm trông giống một chiếc chậu đất nung tròn, hay "ghara" trong tiếng Hindi. "Bộ phận này giúp khuếch đại âm thanh phát ra", Patrick Campbell, chuyên gia về động vật bò sát tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, giải thích.

"Những loài cá sấu khác dùng miệng để mang con đi, dĩ nhiên là phải rất cẩn thận. Nhưng với cá sấu Ấn Độ, hình dáng mõm khác thường khiến điều này trở nên bất khả thi. Vì thế, con non phải trèo lên đầu và lưng để gần gũi với bố và được che chở", ông nói thêm.

Số lượng cá sấu Ấn Độ suy giảm do môi trường sống thu hẹp. Nguyên nhân chủ yếu là các đập nước ngăn dòng chảy của sông. Việc khai thác cát và loại bỏ đá cuội cũng gây khó khăn cho cá sấu khi làm tổ. Ngoài ra, chúng cũng có nguy cơ bị vướng vào các dụng cụ đánh bắt cá. Dhritiman hy vọng có thể góp phần bảo tồn cá sấu qua những bức ảnh của mình.

Theo BBC

VnExpress
Đăng ngày 03/09/2020
Thu Thảo
Lạ
Bình luận
avatar

Sự thay đổi trong xu hướng nuôi cá cảnh: Không chỉ đẹp mà còn hợp thời

Thú chơi cá cảnh từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhiều người. Không chỉ đơn thuần là việc chăm sóc và ngắm nhìn những chú cá bơi lội trong bể, mà còn là cách để chúng ta thư giãn, giảm stress và tạo nên một không gian sống hài hòa hơn.

Cá rồng
• 11:18 10/07/2024

Kiên Giang xuất hiện hiện tượng thủy triều đỏ

Thủy triều đỏ vừa xảy ra ở xã Thổ Châu, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang là hiện tượng chưa từng xuất hiện trong hơn 30 năm qua.

Thủy triều đỏ
• 10:09 24/06/2024

Trải nghiệm bắt ốc trên rừng núi sau cơn mưa

Mùa ốc núi thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, khi thời tiết ấm áp và có mưa. Đây là thời điểm ốc núi bò ra khỏi hang để tìm kiếm thức ăn và sinh sản. Trải nghiệm bắt ốc trên rừng núi sau cơn mưa là một hoạt động đầy thú vị và hấp dẫn, mang lại cho bạn cơ hội tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên, khám phá môi trường hoang dã và cảm nhận sự tươi mới sau cơn mưa.

Ốc núi
• 08:00 23/06/2024

Bình Định: Cá voi lớn xuất hiện, săn mồi ở biển Nhơn Lý

Chiều ngày 5.6, tại khu vực biển Hòn Sẹo xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) xuất hiện một con cá voi có kích thước khoảng 10 m, ước nặng hơn 7 tấn.

Cá voi
• 08:00 08/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 15:38 25/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 15:38 25/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 15:38 25/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 15:38 25/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 15:38 25/09/2024
Some text some message..