Cá tra Việt Nam lại thêm phen “bĩ cực”

Sự kiện Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết quả cuối cùng đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng cá tra phi lê đông lạnh của Việt Nam đã tác động mạnh tới người nuôi và doanh nghiệp xuất khẩu cá tra nước ta.

vu kien ca tra
Ngành cá tra cần hợp sức để sinh tồn

Đoàn kết để tạo nên sức mạnh trong cuộc đấu tranh đòi bình đẳng trong kinh doanh là điều các doanh nghiệp Việt Nam đang hướng tới.

Quyết định phi lý

Theo quyết định được Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố ngày 14/3, thuế suất đánh vào mặt hàng cá tra phi lê đông lạnh của các doanh nghiệp Việt Nam đều tăng trung bình gấp nhiều lần so với mức thuế suất trung bình của đợt xem xét thuế chống bán phá giá lần thứ 7.

Cụ thể mức thuế phổ biến của các doanh nghiệp tự nguyện là 0,77 USD/tấn, các doanh nghiệp bắt buộc gồm Vĩnh Hoàn là 0,19 USD/tấn, Angifish là 1,34 USD/tấn, và các doanh nghiệp khác là 2,11 USD/tấn.

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Phạm Anh Tuấn, điều này hoàn toàn bất công, Inđônêxia là nước có điều kiện kinh tế - xã hội hoàn toàn khác với Việt Nam và đây là lựa chọn sai.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết mức thuế suất mới sẽ gây thiệt hại rất lớn với các doanh nghiệp, riêng các doanh nghiệp xuất khẩu lượng lớn cá tra vào thị trường Mỹ, dự kiến phải nộp mức thuế lên tới vài triệu USD.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Vasep khẳng định: Điều này là hết sức bất ngờ và vô lý đối với ngành cá tra Việt Nam. Mới cách đây 6 tháng, cũng chính DOC đã quyết định các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng thuế suất bằng 0%, và DOC sử dụng Bănglađét là quốc gia thay thế. Nay, DOC lại chọn Inđônêxia làm quốc gia thay thế, với những số liệu không tương thích về điều kiện nuôi trồng, xuất khẩu để áp cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam, khiến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn, có thể không xuất khẩu được. “Điều này là vô lý và không công bằng” - ông Trương Đình Hòe khẳng định.

Ông Trịnh Bá Hoàng, TGĐ Tổng Công ty CP đầu tư thương mại thủy sản bức xúc: Từ trước tới nay, với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vào Hoa Kỳ, vấn đề thuế chống phá giá luôn là điều đáng lo ngại nhất. Thuế này bấp bênh, không ổn định khiến doanh nghiệp bị động trong tổ chức kinh doanh, chi phí giá không thể xác định trước nên bán cầm chừng, vừa bán vừa thăm dò.

Trước những bức xúc và lo lắng của doanh nghiệp cũng như người nuôi trồng, nhiều chuyên gia ngành thủy sản đưa ra khuyến cáo: Cộng đồng người nuôi lẫn doanh nghiệp cần hết sức bình tĩnh, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng bán tháo, bán đổ, gây thiệt hại lớn; bởi đây chưa phải là phán quyết cuối cùng.

Ông Trần Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản thành phố Cần Thơ cũng cho rằng, Vasep và các cơ quan chức năng của Việt Nam cần đấu tranh quyết liệt nhằm giảm mức thuế chống bán phá giá. Bên cạnh đó, ngành thủy sản cần tổ chức lại khâu sản xuất, phân công lại thị trường xuất khẩu, ưu tiên cho các doanh nghiệp có mức thuế suất thấp vào thị trường Mỹ. Đối với các doanh nghiệp có mức thuế suất cao có thể chuyển hướng sang thị trường khác. Với cách làm này sẽ mang hiệu quả cho nghề nuôi cá tra, ba sa của Việt Nam.

Hợp sức để sinh tồn

7 ngày kể từ ngày 14/3, nếu DOC chính thức đăng quyết định trên trên Công báo của Liên bang thì phán quyết sẽ có hiệu lực.

Vasep đang bàn bạc với các luật sư về khả năng Việt Nam sẽ kiện ra tòa án thương mại Liên bang của Hoa Kỳ về phán quyết không đúng của DOC.

Theo đó, trong quá trình khởi kiện, khi chưa có phán quyết cuối cùng, các doanh nghiệp sẽ không phải nộp tiền ký gửi cho thuế bắt buộc.

Nếu có khởi kiện, các luật sư và hiệp hội sẽ đưa ra lập luận như thế nào để đảm bảo công bằng cho các doanh nghiệp? Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Vasep cho biết: Về phía các doanh nghiệp thì đang làm mấy việc như sau: Thứ nhất, Vasep yêu cầu các luật sư nghiên cứu về các tính toán số học, nếu các tính toán của DOC đưa ra có sai sót thì đề nghị DOC có tính toán và thông báo chính xác. Thứ hai, nghiên cứu khả năng khiếu kiện lên tòa án Hoa Kỳ. Trong 8 năm qua, DOC thường xuyên sử dụng Bănglađét như số liệu tin cậy và có nhiều yếu tố tương đồng.

“Nếu có theo kiện, vụ kiện có thể kéo dài thời gian dài nhưng là việc cần thiết để giúp doanh nghiệp có mức thuế hợp lý và tiếp tục duy trì hoạt động xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ” - ông Hòe nhấn mạnh.

Ông Trương Đình Hòe cũng nêu quan điểm: Việc khiếu kiện này thực tế là việc của từng doanh nghiệp. Ở ta, các doanh nghiệp có thể hợp sức tạo nên hoạt động khiếu kiện của nhóm doanh nghiệp. Có như vậy, vụ việc mới thống nhất và chúng ta mới có nguồn lực tốt nhất, là cơ sở để có kết quả tốt. Điều này cũng thể hiện sự thống nhất trong hoạt động xuất khẩu nói chung, và là căn cứ để tính toán áp các mức thuế khác nhau.

- Đây là lần 7 trong 8 năm liên tiếp, cá tra, basa Việt Nam bị Mỹ kiện chống bán phá giá.

- Cá tra Việt Nam hiện có mặt tại thị trường gần 135 quốc gia trên thế giới. Năm 2013, dự kiến kim ngạch xuất khẩu cá tra của nước ta khoảng 2 tỷ USD, chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, trong đó Mỹ tiếp tục là thị trường lớn thứ hai sau EU.

Báo Tin Tức
Đăng ngày 26/03/2013
Thúy Hiền
Kinh tế
Bình luận
avatar

Phát triển cụm liên kết kinh tế biển năm 2030

Đề án phấn đấu tạo dựng cụm liên kết ngành kinh tế biển ở những khu vực vùng biển và ven biển có lợi thế, phấn đấu hình thành được khoảng 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển đến năm 2030; phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển trước hết ở những khu vực trọng điểm gắn với xây dựng thành trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia, trong đó phát triển được 3-4 trung tâm kinh tế biển mạnh hàng đầu ở Đông Nam Á.

Cá biển
• 10:08 18/07/2024

Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt chi phí sản xuất về thủy sản giữa các nước

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng mà còn góp phần tạo công ăn việc làm và thúc đẩy thương mại quốc tế. Tuy nhiên, chi phí sản xuất thủy sản lại có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia.

Thủy hải sản
• 10:02 17/07/2024

Dịch bệnh đe dọa, nhiều hộ nuôi ngậm ngùi bán "tôm non"

Năm 2024, đã đi được nửa chặng đường, tuy nhiên giá thủy sản vẫn cứ giậm chân tại chỗ, đặc biệt là đối với ngành nuôi tôm. Thêm vào đó, dịch bệnh trên tôm trực tiếp đe dọa, khiến nhiều hộ dân phải ngậm ngùi xuất bán tránh lỗ, mặc dù tôm vẫn trong giai đoạn lớn.

Tôm thẻ
• 10:39 12/07/2024

Xuất khẩu tôm trong năm 2024 khó về đích

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 4 tỷ USD trong năm 2024 sẽ là một thách thức lớn. Tính đến hết nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tôm mới chỉ đạt khoảng 1,6 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.

Tôm thẻ
• 09:30 08/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 12:26 29/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 12:26 29/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 12:26 29/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 12:26 29/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 12:26 29/09/2024
Some text some message..