Cẩm Phả: Đảm bảo tiến độ quy hoạch nuôi trồng thủy sản

Nhằm tăng cường công tác quản lý mặt nước, phát huy thế mạnh nuôi trồng thủy sản, TP Cẩm Phả đang tích cực di dời, sắp xếp lồng bè nuôi trồng thủy sản tại 9 khu vực rải rác trên biển vào các vùng tập trung, phấn đấu hoàn thành di dời trong năm 2018.

Cẩm Phả: Quyết tâm đảm bảo tiến độ quy hoạch nuôi trồng thủy sản
Khu quy hoạch nuôi cá đảo Ông Cụ (phường Cẩm Đông, TP Cẩm Phả) được sắp xếp bài bản.

Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, tính đến thời điểm này, TP Cẩm Phả là địa phương duy nhất trên địa bàn tỉnh đảm bảo tiến độ quy hoạch nuôi trồng thủy sản.

Để thực hiện di dời, sắp xếp các lồng bè nuôi trồng thủy sản trên biển vào vùng tập trung, thành phố đã lập, phê duyệt, công bố quy hoạch chi tiết nuôi lồng bè tập trung trên biển đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, tổng diện tích quy hoạch là 2.150.000m2, chia làm 5 khu vực: Vũng Bầu (phường Quang Hanh), hòn Tổng Mười (phường Cẩm Thủy), hòn Cặp Vọ (phường Cẩm Trung), hòn Bọ Cắn (phường Cẩm Bình), đảo Ông Cụ (phường Cẩm Đông). Đồng thời, quy hoạch 345 ô, trong đó 214 ô nuôi cá với diện tích 700m2 và 131 ô nuôi nhuyễn thể với diện tích 1.570m2.

Để người dân hiểu rõ chủ trương di dời, thành phố đã tổ chức hội nghị phổ biến quy hoạch với sự tham gia của tất cả hộ dân có hoạt động nuôi trồng thủy sản trên vùng biển Cẩm Phả. Các hộ nuôi đã được phổ biến quy mô, phương án bố trí từng khu vực, biện pháp di dời lồng bè, mẫu bè nuôi trồng thủy sản, chỉ dẫn các khu vực neo đậu tàu thuyền tránh trú bão... Song song với đó, thành phố cũng yêu cầu các phường, xã tuyên truyền đến hộ dân nuôi trồng thủy sản về việc di dời, vận động hộ thu hoạch thủy sản đã đạt kích thước thương phẩm để thực hiện di dời vào vùng quy hoạch theo đúng tiến độ, giám sát đảm bảo tuyệt đối không thả các loại giống mới cho đến khi ổn định vị trí nuôi theo quy hoạch.

Trong quá trình thực hiện việc di dời, thành phố cũng lắng nghe, xem xét, giải quyết thấu đáo kiến nghị về những phát sinh của hộ nuôi trồng thủy sản, đảm bảo đúng quy định, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành Thủy sản, không chồng lấn các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Căn cứ vào thực tế, tháng 8/2018, thành phố đã thực hiện điều chỉnh quy hoạch. Qua đó, mở rộng tối đa diện tích có thể nuôi trồng, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng của các hộ dân, bố trí một số vùng nuôi có diện tích đủ lớn nhằm thu hút đầu tư nuôi trồng thủy sản công nghệ cao kết hợp với sản phẩm du lịch. Cụ thể, tăng diện tích các khu vực Vũng Bầu, Cặp Vọ; giảm diện tích khu vực hòn Bọ Cắn, đảo Ông Cụ, hòn Tổng Mười...

Quy hoạch cũng cập nhật 6 dự án nuôi trồng thủy sản đã được phê duyệt tại khu vực Ông Cụ. Đồng thời, giảm diện tích ô nuôi cá từ 1.575m2/ô xuống còn 700m2/ô, tăng số hộ nuôi trồng thủy sản từ 200 hộ lên thành 452 hộ và 18 ô dự án, tăng sản lượng nuôi trồng từ 1.931 tấn/năm lên 4.037 tấn/năm với nuôi cá, 1.653 tấn/năm lên 10.050 tấn/năm với nuôi nhuyễn thể.


Bản đồ quy hoạch khu nuôi trồng thủy sản tập trung tại hòn Cặp Vọ (phường Cẩm Trung).

Được biết, TP Cẩm Phả đã di dời 180 hộ nuôi trồng vào khu vực quy hoạch. Hiện toàn thành phố còn 176 hộ chưa bố trí, sắp xếp, di dời, trong đó 42 hộ đã di chuyển bè, mảng, nhưng chưa tiến hành nuôi do đang đợi đến kỳ thu hoạch tại vị trí cũ; 62 hộ đã bốc thăm vị trí ô nuôi, nhận bàn giao mốc tại thực địa nhưng chưa thực hiện di dời; 72 hộ không có ô nuôi trong vùng quy hoạch.

Đối với các hộ dân đang nuôi trồng thủy sản trên biển có hộ khẩu thường trú tại Cẩm Phả, thành phố đã tổ chức họp xét duyệt 223 hồ sơ xin giao, cho thuê mặt nước (số hồ sơ của hộ dân đang nuôi thủy sản trong quy hoạch là 84 hộ, ngoài quy hoạch là 139 hộ). Trên cơ sở đó, thành phố công khai kết quả xét duyệt hồ sơ, xác định giá thuê, phổ biến các nghĩa vụ của hộ nuôi đối với Nhà nước, hướng dẫn hộ nuôi hoàn tất thủ tục, tiến hành giao mặt nước... Thành phố cũng yêu cầu các hộ nuôi ngoài quy hoạch tháo dỡ, di dời bè mảng nuôi trồng thủy sản trong tháng 9 này. 

Đối với các hộ dân có hộ khẩu thường trú ngoài thành phố và tỉnh, sẽ tạo điều kiện để những hộ đã được bố trí ô nuôi và đang nuôi tạm thời trong khu quy hoạch chủ động thu hoạch, di dời ra khỏi địa bàn trước ngày 31/12. Sau thời gian này, thành phố sẽ cưỡng chế di dời.

Với các giải pháp quyết liệt, Cẩm Phả sẽ hoàn thành di dời, sắp xếp lồng bè nuôi trồng thủy sản vào khu vực tập trung nói riêng và thực hiện quy hoạch nuôi lồng bè tập trung trên biển đảm bảo kế hoạch đề ra, góp phần phát triển ổn định ngành Thủy sản, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương.

Báo Quảng Ninh
Đăng ngày 24/09/2018
Cao Quỳnh
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bí quyết san ao tôm tránh hao hụt nhiều

Trong quá trình nuôi tôm, việc san tôm là một công đoạn không thể thiếu để đảm bảo mật độ nuôi thích hợp và tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho tôm. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn dễ gây ra hao hụt nếu không được thực hiện đúng cách.

Tôm thẻ
• 09:48 18/07/2024

Sản phẩm phụ của quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm

Bà con có biết rằng quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi tôm của bà con không? Những sản phẩm phụ như Ammonia, Nitrite và Phosphate không chỉ làm thay đổi chất lượng nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Để bà con hiểu rõ hơn về những yếu tố này và các giải pháp hiệu quả để quản lý chúng.

Tôm thẻ
• 09:45 18/07/2024

Phản xạ của tôm nói lên điều gì?

Phản xạ của tôm là một chủ đề thú vị và phức tạp, gợi mở nhiều khía cạnh trong sinh học, sinh thái học và cả ngành nuôi trồng thủy sản. Bài viết này sẽ khám phá các khía cạnh đó, từ cơ chế sinh học cơ bản của phản xạ tôm đến ứng dụng thực tiễn trong nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu khoa học.

Tôm thẻ
• 10:09 16/07/2024

Hiểu rõ nguồn gốc của các acid hữu cơ để sử dụng đúng mục đích

Các loại acid hữu cơ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tật và cải thiện chất lượng nước. Để sử dụng acid hữu cơ một cách hiệu quả, người nuôi cần hiểu rõ nguồn gốc và tác dụng của từng loại acid. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về một số loại acid hữu cơ phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, nguồn gốc và công dụng của từng loại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:06 16/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 21:43 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 21:43 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 21:43 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 21:43 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 21:43 20/09/2024
Some text some message..