Campuchia tuyên bố giải tỏa làng nổi trên biển Hồ

Hàng nghìn hộ dân sống trên các làng nổi tại ​hồ Tonle Sap (biển Hồ), tỉnh Kampong Chhnang sẽ bị giải tỏa đến nơi khác trong nỗ lực mà chính quyền địa phương là để hạn chế ô nhiễm nguồn nước.

Một nhà bè ở biển Hồ được cải tạo thành nhà hàng, cây xăng và bán các nhu yếu phẩm cho dân địa phương lẫn khách du lịch - Ảnh: DUY LINH
Hàng nghìn hộ dân sống trên các làng nổi tại ​hồ Tonle Sap (biển Hồ), tỉnh Kampong Chhnang sẽ bị giải tỏa đến nơi khác trong nỗ lực mà chính quyền địa phương là để hạn chế ô nhiễm nguồn nước.

Báo Khmer Times của Campuchia ngày 24-3 dẫn lời tỉnh trưởng tỉnh Kampong Chhnang, ông Chhour Chan Dern cho biếtcó ít nhất 5 làng nổi tại 3 khu vực khác nhau của biển Hồ gây ô nhiễm và tàn phá hệ sinh thái trong hồ.

Ông Chan Dern không nói sẽ tiến hành việc giải tỏa khi nào nhưng nhấn mạnh nó được tiến hành theo đúng luật pháp và khuyến khích người dân nên tự di dời trước.

“Tất cả những người này sẽ phải lên đất liền sinh sống. Những làng nổi định cư lâu dài như thế này sẽ bị cấm tiệt”, báo Bangkok Post của Thái Lan dẫn lời ông Chan Dern.

Khu vực làng nổi Phsar Krom sẽ được giải tỏa đầu tiên để lấy kinh nghiệm, làm mô hình thí điểm cho những khu vực khác. Những người này sẽ được cho tái định cư trong thành phố Kampong Chhnang.

Theo ông Chan Dern, trước đây đã có khoảng 300 hộ ở Phsar Krom chuyển lên đất liền sinh sống nhưngvẫn còn hơn 800 hộ tiếp tục bám trụ nơi này.

Nhiều gia đình, trong đó có người Việt chọn biển Hồ làm nơi sinh sống từ lâu đời. Kế sinh nhai chủ yếu của họ dựa vào nguồn cá đánh bắt được trong hồ nên có ý kiến cho rằng khi bị giải tỏa lên đất liền, họ sẽ mất nguồn thu nhập chính và không biết sống dựa vào đâu.

Trường tiểu học cho con em người Việt trên biển Hồ được Quân khu 7 Quân đội Nhân dân Việt Nam xây tặng - Ảnh: DUY LINH

Tuy nhiên, chính quyền Campuchia hiện đang tỏ ra cứng rắn trong việc này. Bộ trưởng Nông nghiệp Campuchia Veng Sakhon nhấn mạnh Phnom Pênh muốn giải tỏa biển Hồ để cải thiện sinh kế của họ.

“Về dài hạn, chúng tôi đã lên kế hoạch cấm đánh bắt thủy sản trái phép trong biển Hồ nhưng việc này sẽ không bao giờ thực hiện được nếu chính quyền tiếp tục để họ sống ở đó.”, ông Sakhon trong cuộc phỏng vấn với Khmer Times đầu tháng này.

Chính quyền Campuchia, ở cấp bộ ngành trung ương và địa phương cam kết các khu tái định cư mới sẽ được xây dựng thích hợp, bảo đảm người dân khi chuyển lên đất liền sẽ có thể làm nông hoặc đánh bắt cá hợp pháp.

"Vào thời điểm hiện tại, chúng tôi chỉ mới yêu cầu chính quyền xem xét và xác định vị trí thích hợp để xây nhà tái định cư cho những người này. Sẽ còn rất nhiều việc phải làm phía trước", ông Sakhon cho biết thêm.

 

Báo Tuổi trẻ
Đăng ngày 27/03/2017
Duy Linh
Thế giới
Bình luận
avatar

“Bấp bênh” khi quay trở lại với con tôm sú

Dựa vào tình hình hiện tại, giá tôm thẻ chân trắng đang lao dốc mạnh. Do đó, nhiều hộ nuôi tôm đang bắt đầu quay lại với mô hình nuôi tôm sú. Tuy nhiên, từ con tôm thẻ, khó khăn lại khi chuyển đổi sang con tôm sú.

Tôm sú
• 10:16 17/07/2024

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 19:37 25/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 19:37 25/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 19:37 25/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 19:37 25/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 19:37 25/09/2024
Some text some message..