Cần Thơ: Kỹ sư 9X thu hàng trăm triệu từ nuôi lươn

Vốn đam mê từ nhỏ, anh Nguyễn Thành Tân (26 tuổi, ngụ KV Bình Dương, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) đã cho lươn sinh sản thành công và thu về mỗi năm hơn nửa tỷ đồng được xem là tràng trai nhỏ tuổi nhất ở đất Tây Đô đã thành công khi cho lươn đẻ nhân tạo.

làm giàu nhờ lươn
Anh Tân đang chăm sóc đàn lươn giống bố mẹ Nguồn Internet

Từ niềm đam mê

Xuất thân từ nông dân, tuổi thơ của anh Tân là những tháng ngày gắn với ruộng đồng. Vốn tính cần cù chịu khó, từ khi học phổ thông, anh Tân đã tìm bắt lươn đồng về nuôi thử. Anh Tân cho biết: “Sau khi nuôi thử vài con trong lu lươn sống khá tốt, anh mạnh dạn mượn tiền của cha mẹ đi mua khoảng 70 kg lươn giống từ người dân săn bắt ngoài thiên nhiên về định làm ăn lớn. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm, trong quá trình vận chuyển lươn giống về nuôi bị hao hụt nhiều. Đến khi nuôi được 2 tuần thì lươn bắt đầu bị bệnh, chết dần, đợt này gần như thất bại hoàn toàn”.

Sự thất bại đã thôi thúc anh Tân thi đậu vào Trường Đại học Cần Thơ chuyên ngành nuôi trồng thủy sản để thực hiện ước mơ chinh phục con lươn mà mình yêu thích. Theo anh, nuôi lươn rất tiềm năng, dễ bán, chăm sóc nhẹ công, ít tốn diện tích… mà cho thu nhập cao.

Sau lần thất bại đầu tiên như một bài học giúp anh Tân kiên trì, nhẫn nại hơn. Ngoài kiến thức học trên lớp, anh còn tìm hiểu thêm các mô hình, kỹ thuật nuôi lươn ở nơi khác để bổ sung, hoàn thiện quy trình nuôi lươn của bản thân. Tuy vừa học, vừa làm nhưng những lứa lươn sau anh nuôi khá thành công.

Anh Tân chia sẻ, bấy lâu nay người dân nuôi lươn đa phần tìm mua lươn giống được đánh bắt ngoài tự nhiên, nên nguồn giống đem nuôi không bảo đảm nên hao hụt rất nhiều có khi mất trắng. Từ đó, trong quá trình học, được sự giúp đỡ của thầy cô, anh Tân đã chú ý nghiên cứu về con lươn, đặc biệt là cho lươn sinh sản. Khi cho lươn đẻ thành công sẽ chủ động được nguồn giống bảo đảm cho nghề nuôi phát triển bền vững.

Cho lươn sinh sản nhân tạo

Năm 2012 đã ghi một cột mốc đánh dấu sự thành công của chàng thanh niên đam mê chăn nuôi này, khi anh nhân giống lươn thành công và mở ra một triển vọng cho nghề nuôi tại địa phương. “Tuy đã có nhiều kinh nghiệm nuôi lươn nhưng cho chúng sinh sản là cả quá trình. Trước hết, lươn là loài lưỡng tính có giai đoạn vừa đực vừa cái nên phải chú ý nhận biết, chăm sóc đúng hướng để chúng sinh sản đạt hiệu quả cao”, anh Tân nói.

Nuôi lươn
Hiện tại anh Tân có hơn 2.000 lươn bố mẹ, mội năm sản xuất bình quân khoảng 80.000 con lươn giống

Sau khi sinh sản lươn thành công, năm 2014, khi ra trường với tấm bằng loại giỏi, được nhiều đơn vị, doanh nghiệp mời về làm nhưng anh Tân vẫn quyết tâm theo nghề nuôi lươn. Lúc này, với kinh nghiệm cùng vốn kiến thức tích lũy được, anh Tân quyết định làm ăn lớn khi gom góp tiền của gia đình và vay thêm để đầu tư hơn 100 triệu đồng mở rộng diện tích kết hợp làm giống và nuôi lươn thương phẩm. Những lứa lươn giống đầu tiên ương thành công được anh tuyển chọn nuôi lớn thành đàn lươn bố mẹ quy mô lớn, đủ cung cấp cho thị trường. Trong quá trình nuôi, anh tuyển chọn kỹ từng con để có đàn lươn bố mẹ chất lượng nhằm đảm bảo sinh sản cho nguồn con giống với chất lượng tốt, cung cấp cho người nuôi trong vùng, mang lại thành công.

Hiện, sau hơn 3 năm mở rộng, anh Tân đã có trại lươn rộng hơn 300 m2, được chia thành 20 bồn lươn gồm đàn lươn sinh sản trên 2.000 lươn bố mẹ và lươn thịt từ 4.000 - 5.000 con. Anh Tân cho biết, trung bình, một năm xuất bán khoảng 80.000 con lươn giống với giá mỗi con 3.500 đồng. Riêng lượng thịt, mỗi tháng xuất bán 100 - 150 kg, với giá 160.000 - 180.000 đồng/kg (tùy từng thời điểm). Với mô hình nuôi lươn sinh sản và lươn thịt, sau khi trừ chi phí anh còn lãi mỗi năm gần 500 triệu đồng.

Chia sẻ về kỹ thuật chăm sóc lươn thịt, anh Tân cho biết, để lươn phát triển đều, ít bị hao hụt, lươn giống thả nuôi phải chọn đồng cỡ, khỏe mạnh; sau mỗi lần cho ăn, cần vớt bỏ thức ăn thừa để tránh ô nhiễm môi trường nước. Ngoài việc cung cấp thức ăn đầy đủ, cần bổ sung men tiêu hóa và vitamin để lươn tăng sức đề kháng, chống bệnh tật và chịu được sự thay đổi thời tiết đột ngột. Riêng đối với nuôi lươn sinh sản, bồn được thiết kế bằng những dòng đất xung quanh bồn và chừa khoảng trống ở giữa để lươn sinh hoạt, đồng thời, phải trồng cỏ quanh bồn để tạo bóng mát và môi trường hoang dã cho lươn thích nghi.

“Hiện tại, ngoài việc nuôi lươn sinh sản và lươn thịt, tôi còn đang nhân giống thêm loại cá kiểng và cá thát lát cườm để cung cấp ra thị trường. Cùng đó, sẵn sàng hỗ trợ con giống và kỹ thuật nuôi lươn cho những bạn trẻ có hoàn cảnh khó khăn, có ý chí vươn lên trong cuộc sống”, anh Nguyễn Thành Tân chia sẻ.

TSVN
Đăng ngày 04/04/2017
Ngọc Trinh
Kinh tế
Bình luận
avatar

Phát triển cụm liên kết kinh tế biển năm 2030

Đề án phấn đấu tạo dựng cụm liên kết ngành kinh tế biển ở những khu vực vùng biển và ven biển có lợi thế, phấn đấu hình thành được khoảng 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển đến năm 2030; phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển trước hết ở những khu vực trọng điểm gắn với xây dựng thành trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia, trong đó phát triển được 3-4 trung tâm kinh tế biển mạnh hàng đầu ở Đông Nam Á.

Cá biển
• 10:08 18/07/2024

Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt chi phí sản xuất về thủy sản giữa các nước

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng mà còn góp phần tạo công ăn việc làm và thúc đẩy thương mại quốc tế. Tuy nhiên, chi phí sản xuất thủy sản lại có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia.

Thủy hải sản
• 10:02 17/07/2024

Dịch bệnh đe dọa, nhiều hộ nuôi ngậm ngùi bán "tôm non"

Năm 2024, đã đi được nửa chặng đường, tuy nhiên giá thủy sản vẫn cứ giậm chân tại chỗ, đặc biệt là đối với ngành nuôi tôm. Thêm vào đó, dịch bệnh trên tôm trực tiếp đe dọa, khiến nhiều hộ dân phải ngậm ngùi xuất bán tránh lỗ, mặc dù tôm vẫn trong giai đoạn lớn.

Tôm thẻ
• 10:39 12/07/2024

Xuất khẩu tôm trong năm 2024 khó về đích

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 4 tỷ USD trong năm 2024 sẽ là một thách thức lớn. Tính đến hết nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tôm mới chỉ đạt khoảng 1,6 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.

Tôm thẻ
• 09:30 08/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 01:20 25/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 01:20 25/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 01:20 25/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 01:20 25/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 01:20 25/09/2024
Some text some message..