Cấp cứu thành công ca ngộ độc bạch tuộc đốm xanh

Chiều 29/3, bác sỹ Trần Thanh Cảng, Trưởng Khoa hồi sức cấp cứu nội của Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng cho biết, Khoa đã cấp cứu thành công một bệnh nhân bị ngộ độc do ăn phải bạch tuộc đốm xanh.

bạch tuộc đốm xanh
Bạch tuộc đốm xanh có chứa độc tố tetrodotoxin cực độc trong tuyến nước bọt

Bệnh nhân tên Lê Hữu Nghĩa, 46 tuổi, được chuyển từ huyện đảo Bạch Long Vĩ vào đất liền trong tình trạng rất nguy kịch.

Trước đó, vào lúc hơn 11 giờ, ngày 27/3, Bệnh viện đa khoa Bạch Long Vĩ tiếp nhận bệnh nhân Lê Hữu Nghĩa (là ngư dân, quê quán Hải Bình, Tĩnh Gia, Thanh Hóa) trong tình trạng lơ mơ, tăng tiết đờm rãi liên tục, tê bì toàn thân, mạch nhanh, huyết áp dao động 140- 155/90 mmHg, SPO2 93%.

Sau ít phút, bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân xuất hiện môi, đầu chi tím tái, SPO2 không đo được, nhịp thở 46 lần/phút, huyết áp 75/45 mmHg, mạch không đếm được.

ngo độc bạch tuộc
Bệnh nhân Lê Hữu Nghĩa đang điều trị tại Khoa hồi sức. (Ảnh: Đoàn Minh Huệ/Vietnam+)

Các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Bạch Long Vĩ đã nhanh chóng cấp cứu bằng các biện pháp chống sốc, chống dị ứng, đặt Sonde rửa dạ dày, lập hai đường truyền tĩnh mạch (hai chi trên), đặt Sonde tiểu, tăng cường đào thải độc tố qua đường niệu. Đặc biệt, quyết định tiến hành đặt ống nội khí quản, bóp bóng để duy trì chức năng sống.

Đến 19 giờ 30 cùng ngày, bệnh viện xin được lịch tàu về đất liền của Ủy ban nhân dân huyện Bạch Long Vỹ. Giám đốc Bệnh viện đã quyết định cử một bác sỹ và một điều dưỡng để tiến hành vận chuyển cấp cứu bệnh nhân được an toàn.

Sau 10 tiếng trên biển, sáng ngày 28/3, tàu cập Cảng Đông Hải và được xe Cấp cứu 115 hỗ trợ chuyển vào Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Việt Tiệp để tiếp tục cấp cứu và điều trị. Đến 18 giờ ngày 29/3, sức khoẻ bệnh nhân Lê Hữu Nghĩa đã ổn định và có thể xuất viện trong vài ngày tới.

Bạch tuộc đốm xanh có tên khoa học là Hapalochlaena lunulata, kích thước tối đa không quá 50mm, có tám tay ngắn, sống ở các vùng triều san hô chết và các rạn san hô ven bờ. Bạch tuộc đốm xanh có chứa độc tố tetrodotoxin cực độc trong tuyến nước bọt.

Trên thế giới có đã có nhiều người bị bạch tuộc này cắn chết, ở Việt Nam cũng đã có hàng chục trường hợp tử vong do ăn bạch tuộc đốm xanh.

Vietnam plus
Đăng ngày 31/03/2013
Đoàn Minh Huệ
Ẩm thực
Bình luận
avatar

Loài cá khiến người ăn say mềm như uống rượu

Loài cá khiến những người ăn vào xuất hiện tình trạng say như uống rượu. Nghe có vẻ hảo huyền nhưng chúng thật sự tồn tại trong tự nhiên. Trong phạm vi bài viết sau đây, chúng ta cùng khám phá loài cá vi diệu này nhé.

Cá chày
• 10:20 11/07/2024

Dinh dưỡng cho sức khỏe nhờ vào những món ăn từ cá nheo

Từ lâu, cá nheo đã được biết đến là một loại thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Nhờ hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, cá nheo được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon và hấp dẫn, góp phần bồi bổ cơ thể và phòng chống nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Cá nheo
• 10:05 27/06/2024

Giải thích hiện tượng: Tại sao tôm lại bị cong khi nấu chín?

Tôm là một loại thực phẩm phổ biến và được ưa chuộng trong bữa ăn của nhiều gia đình. Việc nấu tôm đúng cách không chỉ giữ được hương vị thơm ngon mà còn giúp tôm giữ được hình dáng hấp dẫn.

Tôm nấu chín
• 09:55 28/05/2024

Săn lùng loài ốc “ hoàng hậu” với giá đắt đỏ

Những năm gần đây, ốc hoàng hậu khá nổi tiếng bởi thịt thơm ngon, được giới nhà giàu săn lùng mua dù có giá đắt đỏ lên tới hàng triệu đồng. Tuy vậy chúng cũng khá khan hiếm, muốn thưởng thức loại ốc nữ hoàng này, khách thường phải đặt trước.

Ốc hoàng hậu
• 08:00 29/04/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 05:55 22/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 05:55 22/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 05:55 22/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 05:55 22/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 05:55 22/09/2024
Some text some message..