Chàng trai Quảng Bình làm giàu nhờ bỏ phố về quê nuôi cá chình

Sau quá trình học tập và làm việc xa nhà, năm 2016, anh Võ Văn Sang quyết định trở về quê thôn Bắc Thái, xã Thái Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) khởi nghiệp bằng mô hình nuôi cá chình bằng ngao, sò, ốc, hến... Đến nay, mô hình nuôi cá chình của anh đã phát huy hiệu quả kinh tế, cho thu nhập mỗi năm 200 triệu đồng...

Chàng trai Quảng Bình làm giàu nhờ bỏ phố về quê nuôi cá chình
Mô hình nuôi cá chình của anh Võ Văn Sang được nhiều bạn trẻ trong huyện Lệ Thủy đến học tập.

Năm 2014, anh Võ Văn Sang, sinh năm 1991 tốt nghiệp Trường đại học Nông lâm Huế. Sau đó, anh vào tỉnh Kon Tum làm kỹ thuật cho một công ty với mức lương gần 6 triệu đồng/tháng.

Qua 2 năm làm việc ở đất khách quê người, đầu năm 2016, anh xin nghỉ việc về quê khởi nghiệp. Sang tâm sự: “Sau quá trình tìm tòi, tôi nhận thấy cá chình là một loại đặc sản, thịt thơm ngon, bổ dưỡng và có giá trị kinh tế cao, nhưng ở huyện Lệ Thủy chưa ai nuôi, nguồn thức ăn của cá chình rất dể kiếm và có sẵn ở địa phươn,g như: các loại cá tạp, ngao, sò, ốc, hến, giun đất.

Vì vậy, tôi quyết định khởi nghiệp với mô hình nuôi cá chình thương phẩm tại ao vườn nhà. Với mô hình này, tôi tin sẽ cải thiện được kinh tế gia đình cũng như phát triển ngành thủy sản của địa phương, tạo công ăn việc làm cho nhiều người”.

Để khởi nghiệp, Sang vay ngân hàng 150 triệu đồng để đào ao nuôi cá với diện tích 500m2, mua máy xay thức ăn, máy sục khí, thiết bị đo độ PH (độ chua trong đất, nước), hệ thống cấp và thoát nước. Sau khi hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, Sang vào trung tâm giống cá chình ở tỉnh Khánh Hòa để học hỏi kinh nghiệm và mua cá chình giống về nuôi. Cá chình giống mỗi con khoảng 100g, nếu nuôi tốt sẽ đạt trọng lượng từ 1 đến 1,2 kg trong vòng một năm.

Sang chia sẻ về kinh nghiệm nuôi cá chình, kỹ thuật nuôi cá chình: “Cá chình nước ngọt khá dễ nuôi. Bởi cá lớn nhanh và ít dịch bệnh, thức ăn cho cá cũng có thể kiếm được từ địa phương như ngao, sò, ốc, hến, giun đất... Điều quan trọng là phải kiểm tra nước thường xuyên, nếu nước cạn quá cá sẽ bị nóng hoặc bị lạnh. Nếu bùn, nước nhiễm phèn thì phải bón vôi rồi thay nước mới”.

Khi lứa cá đầu tiên xuất bán, Sang đã thu lãi về trên 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Đến năm 2017, anh tiếp tục mở rộng mô hình với diện tích gấp đôi so với năm trước và tiền lãi thu được hơn 200 triệu đồng. Ngoài nuôi cá chình, anh Sang còn đầu tư nuôi cá lóc đầu vuông, nuôi bò, trồng 4 sào lúa, 5ha rừng. Từ giữa năm 2017 đến nay, anh đã thu nhập khoảng 300 triệu đồng từ mô hình tổng hợp này.

Từ việc nuôi cá chình thành công đầu tiên của huyện Lệ Thủy, mô hình của Võ Văn Sang đã có nhiều bạn trẻ đến học tập, làm theo. Anh Phạm Ngọc Duy Ánh, một đoàn viên ở thôn An Lão, xã Thái Thủy cho biết: “Thấy Sang nuôi thành công cá chình, nên tôi đến học tập kinh nghiệm nuôi cá chính, kỹ thuật nuôi cá chình để về nuôi. Mỗi lần tôi đến học, Sang đều chỉ bảo, giúp đỡ tận tình, tôi tự tin đầu tư làm mô hình hình nuôi cá chình”. Nhờ học nuôi cá chình từ Sang, đến nay, trên địa bàn huyện Lệ Thủy đã có nhiều mô hình nuôi cá chình khác được hình thành.

Theo anh Sang, thị trường đầu ra của cá chình rất rộng lớn. Anh nuôi được bao nhiêu, các thương lái trong và ngoài tỉnh đến tận nhà để mua và hiện tại vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu. Bà Nguyễn Thị Duệ, mẹ Sang phấn khởi nói: “Thời điểm Sang khởi nghiệp, cháu mang toàn bộ tài sản xuống ngân hàng thế chấp vay vốn nên tôi cũng lo lắm. Vì cháu còn trẻ, ba mất sớm, lại phải lo cho đứa em học xa nhà, tôi cũng thường xuyên đau ốm nữa. Qua thời gian, thấy cháu làm được nên tôi mừng lắm, nợ ngân hàng cũng đã trả xong rồi”.

Báo Quảng Bình
Đăng ngày 08/06/2018
Xuân Vương
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bí quyết san ao tôm tránh hao hụt nhiều

Trong quá trình nuôi tôm, việc san tôm là một công đoạn không thể thiếu để đảm bảo mật độ nuôi thích hợp và tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho tôm. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn dễ gây ra hao hụt nếu không được thực hiện đúng cách.

Tôm thẻ
• 09:48 18/07/2024

Sản phẩm phụ của quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm

Bà con có biết rằng quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi tôm của bà con không? Những sản phẩm phụ như Ammonia, Nitrite và Phosphate không chỉ làm thay đổi chất lượng nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Để bà con hiểu rõ hơn về những yếu tố này và các giải pháp hiệu quả để quản lý chúng.

Tôm thẻ
• 09:45 18/07/2024

Phản xạ của tôm nói lên điều gì?

Phản xạ của tôm là một chủ đề thú vị và phức tạp, gợi mở nhiều khía cạnh trong sinh học, sinh thái học và cả ngành nuôi trồng thủy sản. Bài viết này sẽ khám phá các khía cạnh đó, từ cơ chế sinh học cơ bản của phản xạ tôm đến ứng dụng thực tiễn trong nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu khoa học.

Tôm thẻ
• 10:09 16/07/2024

Hiểu rõ nguồn gốc của các acid hữu cơ để sử dụng đúng mục đích

Các loại acid hữu cơ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tật và cải thiện chất lượng nước. Để sử dụng acid hữu cơ một cách hiệu quả, người nuôi cần hiểu rõ nguồn gốc và tác dụng của từng loại acid. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về một số loại acid hữu cơ phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, nguồn gốc và công dụng của từng loại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:06 16/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 01:30 25/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 01:30 25/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 01:30 25/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 01:30 25/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 01:30 25/09/2024
Some text some message..