Chế độ dinh dưỡng thích hợp cho cá rô đồng

Hiện nay, cá rô đồng được nuôi rất phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Tuy nhiên, giá thức ăn cho cá rô đồng đang ở mức cao làm cho chi phí sản xuất tăng, điều này gây không ít khó khăn cho người nuôi. Vì vậy, làm thế nào để giảm chi phí thức ăn là vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu.

Chế độ dinh dưỡng thích hợp cho cá rô đồng
Do cá tự nhiên ngày càng khan hiếm nên mô hình nuôi cá rô đồng phát triển mạnh mẽ. Ảnh minh họa: Internet

Thực hiện nghiên cứu

Thí nghiệm được thực hiện trong bể ương nuôi ngoài trời tại Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Thí nghiệm lặp lại hai lần, sử dụng 8 bể có thể tích 8 m3 ), cá rô đồng cỡ khoảng 2 - 3 g/con. Mật độ thả: 40 con/m2.

Cá ở các nghiệm thức được cho ăn 2 lần/ngày bằng cám viên công nghiệp. Giai đoạn đầu cho cá ăn thức ăn có 35% protein. Sau 1 tháng chuyển sang thức ăn chứa 30% protein.

Ở nghiệm thức 1 (NT1) cho ăn với tỷ lệ 100%, ký hiệu, sử dụng cám công nghiệp. Các NT2, NT3, NT4 cho ăn với tỷ lệ lần lượt là 90%, 80%, 70% lượng thức ăn của NT1. Các thí nghiệm cùng một cỡ cá, cùng mật độ, được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn.

Chuẩn bị và thả cá

Bể được vệ sinh sạch sẽ, khử trùng bằng Chlorine hoặc thuốc tím trước khi thả cá, sau đó rửa sạch trước khi bơm nước vào. Nước cấp vào bể được lọc qua hệ thống lọc thô để loại bỏ sắt. Khi cấp nước, mặt nước cách miệng bể khoảng 40 cm tránh hiện tượng cá nhảy ra ngoài vì chuyển qua môi trường nước mới. Bể cần lắp hệ thống sục khí để tạo ôxy hòa tan cho cá, tránh tình trạng nước nóng quá gây ảnh hưởng đến khả năng sống và phát triển của cá.

Cho ăn

Các bể thí nghiệm cho ăn 2 lần/ngày, buổi sáng khoảng 7 - 9h, buổi chiều 15 - 17h. Cứ sau 60 phút vớt thức ăn thừa, ghi chép lượng ăn hàng ngày của từng bể.

Theo dõi môi trường

Quan sát màu nước bể qua các ngày và đo các thông số môi trường: Nhiệt độ, pH, NH3, NH4+, NO3-. Nhiệt độ đo bằng nhiệt kế và ghi chép lại các thông số môi trường điều chỉnh thay nước cho hợp lý. Các thông số pH, ôxy hòa tan, NO3-, NH4+, NH3 đo bằng bộ test so màu Sera của Đức. Định kỳ theo dõi 7h sáng và 14h chiều hàng ngày các thông số: pH, O2, nhiệt độ. Các thông số: NO3-, NH4+, NH3 theo dõi trước và sau khi thay nước (chu kỳ 1 lần/tuần).

Quản lý sức khỏe cá

Hàng ngày kiểm tra hoạt động ăn, bắt mồi của cá. Theo dõi cá bệnh, cá chết và tỷ lệ sống. Thu mẫu kiểm tra bệnh cá định kỳ.

Kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá

Lấy mẫu ngẫu nhiên 10 con/bể, cân khối lượng (W), đo chiều dài chuẩn cá (L). Sau khi kiểm tra các chỉ tiêu tăng trưởng, cá được thả nuôi lại.

Kết quả

nuôi cá, nuôi cá rô đồng, thức ăn cho cá, thức ăn cá rô đồng

Sự biến động các yếu tố môi trường

Theo kết quả ở bảng 1 cho thấy, trong quá trình ương nuôi cá rô đồng, mặc dù thời tiết có nhiều biến động nhưng các chỉ số đều nằm trong giới hạn chịu đựng của cá, phù hợp với điều kiện sống và phát triển.

Tỷ lệ sống

nuôi cá, nuôi cá rô đồng, thức ăn cho cá, thức ăn cá rô đồng

Trong suốt thời gian thí nghiệm tỷ lệ sống của cá rô đồng trong bể đạt khá cao. Mỗi bể chỉ chết một ít cá thể trong những ngày đầu thả cá.

Nhìn chung, tỷ lệ sống sau 3 tháng nuôi của 4 nghiệm thức dao động trong khoảng 91,95 - 94,5% và không có sự khác biệt thống kê (p>0,05). Như vậy, tỷ lệ sống của cá rô đồng thí nghiệm này không bị ảnh hưởng bởi việc giảm lượng thức ăn. Điều này có thể chứng minh nếu phương pháp cho ăn giảm dần theo tỷ lệ hợp lý sẽ không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá rô đồng, mà chi phối đến tỷ lệ sống của cá là các yếu tố khác có thể do môi trường bất lợi, thời tiết, cá bị bệnh, quá trình vận chuyển…

nuôi cá, nuôi cá rô đồng, thức ăn cho cá, thức ăn cá rô đồng

Tốc độ tăng trưởng

nuôi cá, nuôi cá rô đồng, thức ăn cho cá, thức ăn cá rô đồng

Sau 3 tháng ương nuôi thí nghiệm ta có thể thấy rằng: Kết quả về tăng trưởng của NT1 là cao nhất với các chỉ số tương ứng là: Wc đạt 49,51 g, ADGw đạt 0,52+0,03a(g/ngày) và SGRw đạt 3,27+0,003a(%/ngày).

nuôi cá, nuôi cá rô đồng, thức ăn cho cá, thức ăn cá rô đồng

Kết quả về tăng trưởng khối lượng và chiều dài cho ta thấy: Việc cho cá rô đồng ăn 2 lần/ngày và giảm dần tỷ lệ không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, trọng lượng trung bình của cá. Còn cho ăn với tỷ lệ 70% (NT4) thì có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với NT1 (p<0,05) có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá so với NT1.

Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR)

Qua bảng 5 và hình 4 cho thấy, FCR ở cả bốn nghiệm thức dao động 1,66 - 2. FCR nhỏ nhất ở NT4 là 1,66+0,08b, tiếp đến là NT3 với hệ số 1,75+0,05b sau đó là NT2 với 1,94+0,03a và cao nhất NT1 là 2+0,01a.

Việc cho ăn theo NT4 mặc dù có FCR nhỏ nhất nhưng nó lại có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p>0,05) về trọng lượng trung bình, còn cho ăn theo NT3 và NT2 lại không có sự sai khác về trọng lượng trung bình so với NT1 (p>0,05). Tuy nhiên, NT3 lại có FCR nhỏ hơn so với NT2.

Từ đó, có thể thấy việc cho cá ăn 80% so với NT1 thì không làm ảnh hưởng đến trọng lượng trung bình và tỷ lệ sống của cá rô đồng. Trong khi, FCR lại thấp hơn hẳn so với FCR của NT2 và NT1 là (1,75 so với 1,94 và 2). Vì vậy, cho ăn theo NT3 sẽ giúp cho việc hấp thu thức ăn hiệu quả hơn, giảm lượng thức ăn thừa, giúp duy trì ổn định chất lượng môi trường nước, cá ít bị bệnh hơn, rủi ro sẽ thấp hơn. Đặc biệt, khi FCR thấp, chi phí thức ăn cũng giảm theo một cách có ý nghĩa.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 05/08/2019
ThS Nguyễn Công Thiết
Nguyên liệu
Bình luận
avatar

Sử dụng dầu ấu trùng cho tôm thẻ chân trắng

Hiện nay, nguyên liệu chính làm nguồn chất béo trong thức ăn của tôm là dầu cá. Sự sẵn có của dầu cá đã giảm do nhu cầu thị trường cao và sự cạnh tranh đến từ các ngành công nghiệp khác.

Ấu trùng
• 12:01 01/07/2024

Sử dụng Yucca để phân hủy mùn bã

Yucca là một loại cây có chứa saponin, một hoạt chất có khả năng phân hủy mùn bã hữu cơ, giảm khí độc và cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi trồng thủy sản.

Cây Yucca
• 09:37 26/06/2024

Acid hữu cơ: Có nên sử dụng cho tôm mỗi ngày?

Tình trạng gia tăng các hoạt động nuôi trồng thủy sản khiến dịch bệnh xảy ra thường xuyên, gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi. Do đó, việc bổ sung acid hữu cơ được xem là một trong những biện pháp hiệu quả để phòng ngừa dịch bệnh, thúc đẩy tăng trưởng, giảm tỷ lệ chuyển đổi thức ăn và có tiềm năng thay thế cho sử dụng kháng sinh.

Tôm thẻ
• 10:43 10/06/2024

Protein thủy phân nguồn dinh dưỡng cho tôm

Hiện nay, protein thủy phân (protein hydrolysate), hay đạm thủy phân từ phụ phẩm chế biến, giết mổ… được coi là nguyên liệu chức năng (functional ingredients) là một trong những sản phẩm chế biến sâu có hàm lượng kỹ thuật cao nhất trong số các sản phẩm được tạo ra để phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

Tôm thẻ
• 10:50 06/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 09:58 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 09:58 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 09:58 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 09:58 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 09:58 20/09/2024
Some text some message..