"Chúng tôi chỉ nhập tôm chứ không nhập nước đá"

Một quan chức trong liên minh kinh tế Á - Âu đã nói như vậy với Bộ trưởng Bùi Quang Vinh khi tiến hành ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam.

Bui Quang Vinh
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh - Ảnh: TTO

“Họ nói rất đau”- ông Bùi Quang Vinh nói sau khi kể câu chuyện này trước Quốc hội.

“Họ nói chúng tôi đã thừa đá rồi, các bạn xuất khẩu tôm thì cứ đưa tôm sang, đừng đưa nước đá. Vì chúng ta đã cho đá vào con tôm quá nhiều khi xuất khẩu” - ông Vinh giải thích cho điều mà ông nói “rất đau”.

Phải làm ăn đàng hoàng

Kể câu chuyện này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh nói chúng ta cần nhìn lại mình để làm ăn cho đàng hoàng, minh bạch. Bởi cơ hội hiện nay là rất lớn nhưng Việt Nam sẽ tự hại mình nếu còn những doanh nghiệp làm ăn không tử tế với đối tác nước ngoài.

Cơ hội mà ông Bùi Quang Vinh nói không hề xa xôi, ông cũng bày tỏ rằng khi chứng kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký hiệp định thương mại tự do giữa Việt nam với 5 nước trong liên minh kinh tế Á Âu (gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan, Nga, và Kyrgyzstan), khối kinh tế có GDP hơn 4.000 tỷ USD, ông đã rất tự hào.

“Một mình chúng ta ký liền một lúc với 5 nước, trong đó có cường quốc như Nga. Chúng tôi ngồi nhìn rất tự hào vì thấy nước mình cũng có vị thế. Họ tha thiết đề nghị mở cửa cho Việt Nam vì đánh giá Việt Nam có vị thế kinh tế đăc biệt quan trọng ở Đông Nam Á, cho rằng nền kinh tế chúng ta sẽ phát triển mạnh mẽ nên họ đề nghị ký” - ông Bùi Quang Vinh nói.

Theo ông Vinh, sau hiệp định này, tất cả các hàng rào thuế quan sẽ bằng 0.  “Hàng dệt may từ 11- 12% sẽ bằng 0, hàng thủy sản 18% cũng bằng 0. Và họ mở cửa cho chúng ta vào” - Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói.

“Cơ hội là như vậy nhưng thách thức rất lớn, đòi hỏi phải làm ăn đàng hoàng” - ông nhấn mạnh thêm một lần nữa.

Xuất siêu sang Trung Quốc: phải hiểu rõ bản chất

Về lo lắng của rất nhiều đại biểu khi Trung Quốc cho biết con số kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc rất chênh lệch và đặt ra vấn đề có gian lận thương mại rất lớn, có vấn đề xuất khẩu hàng cấm sang Trung Quốc mà Việt Nam không ghi nhận được, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói bản chất của vấn đề không hẳn như suy luận dựa trên các con số.

Ông Vinh thừa nhận: “Rõ ràng có gian lận thương mại, hàng Trung Quốc vào Việt Nam rất nhiều, không kiểm soát thống kê được nhưng chúng ta phải hiểu cặn kẽ hơn".

“Số liệu xuất nhập khẩu hằng năm tổng cục thống kê lấy từ hải quan, cho nên không có băn khoăn chính xác hay không chính xác. Chúng tôi đã tìm ra nguyên nhân vì sao có sự chênh lệch này. Hiện nay kim ngạch xuất nhập khẩu, công bố giữa Việt Nam và các nước đều có sự chênh lệch chứ không chỉ riêng với Trung Quốc”- ông Vinh cho biết.

Ông đưa ra số liệu, kim ngạch xuất nhập khẩu với Singapore là 9,8 tỷ USD nhưng Singapore nói 16 tỷ USD; với Nga là 3,5 USD tỷ nhưng Nga nói 4,3 tỷ USD; với Bồ Đào Nha, Thủ tướng nước này đưa ra con số 345 triệu USD nhưng Việt Nam chỉ nói có 268 triệu USD, chênh nhau gần 30%.

“Hầu như tất  cả các quốc gia đều chênh nhau về cách tính toán, chênh lệch này do cách thống kê - ông Vinh nói.

Thứ hai, hàng hóa của ta vào Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, Trung Quốc không tính. Qua đường tiểu ngạch ở đây không phải là buôn lậu, có hải quan hẳn hoi, Việt Nam thu thuế hẳn hoi nhưng phía Trung Quốc lại không tính con số đó.

Ví dụ, năm 2014 Việt Nam xuất khẩu 2,14 tỷ USD nông sản qua Trung Quốc nhưng Trung Quốc chỉ ghi nhận 0,7 tỷ USD. Họ dư biết con số này nhưng họ lại không ghi vào hạn ngạch.

Trong 7 triệu tấn gạo Việt Nam xuất khẩu thì Trung Quốc nhập khẩu 2,5 triệu tấn nhưng chủ yếu bằng đường tiểu ngạch qua Bát Xát (Lào Cai), bên bạn lại không tính” - ông Bùi Quang Vinh thông tin.

“Kinh tế phức tạp, không phải nói xuất là xuất, nhập là nhập. Vừa rồi truyền hình đưa tin xuất 40.000 tấn vải qua Myanmar nhưng họ chỉ tính là nhập của Việt Nam có 4.000 tấn vì số còn lại ta đã xuất đi Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Trung Quốc họ đóng gói của họ, và tính đó là hàng của họ. Mỗi nước họ có quyền của họ, áp đặt kiểu của họ” - ông Vinh giải thích.

Không nên phê phán FDI

Giải tỏa lo lắng của nhiều đại biểu về sự chênh lệch trong tỷ trọng đóng góp kinh tế giữa khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp trong nước, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói không nên phê phán FDI, không có nước nào muốn từ chối đầu tư nước ngoài, kể cả Mỹ, Nga. Họ còn mở cửa mong muốn chúng ta vào. Đúng là tỷ trọng FDI với trong nước chênh nhau, vấn đề là làm sao để doanh nghiệp trong nước mạnh lên.

“Nếu chúng ta hạn chế FDI thì nền kinh tế chúng ta sẽ ra sao? Một đề án của Samsung thôi mà họ đã giải ngân 11,3 tỷ USD và năm nay còn 3 tỷ USD nữa, thu hút hàng trăm ngàn lao động. Cứ mỗi dự án khoảng 40 ngàn lao động, lương 5 triệu, 8 triệu, 10 triệu/tháng trong khi mỗi năm chúng ta cần giải quyết 1,6 triệu việc làm" - ông Vinh nói về tầm quan trọng của doanh nghiệp FDI.

“Tôi đồng tình với nhiều đại biểu là phải quan tâm doanh nghiệp trong nước vì doanh nghiệp FDI họ cũng cũng cần doanh nghiệp phụ trợ là doanh nghiệp Việt Nam, nếu ta yếu kém thì họ cũng băn khoăn. Khi đó họ không thể đặt nhà máy Việt Nam sản xuất mà phải nhập toàn bộ linh kiện từ nước họ qua. Chúng ta còn non kém nên phải làm để mạnh lên. Tôi vui mừng khi Quốc hội nhận ra điều này và thực hiện luật doanh nghiệp vừa và nhỏ, cả nước có 95% doanh nghiệp như thế. Chúng tôi đã tích cực làm và hy vọng năm 2016 sẽ thông qua luật này” - Bộ trưởng Bùi Quang Vinh thông tin.

TTO
Đăng ngày 09/06/2015
Viễn Sự
Kinh tế
Bình luận
avatar

Phát triển cụm liên kết kinh tế biển năm 2030

Đề án phấn đấu tạo dựng cụm liên kết ngành kinh tế biển ở những khu vực vùng biển và ven biển có lợi thế, phấn đấu hình thành được khoảng 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển đến năm 2030; phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển trước hết ở những khu vực trọng điểm gắn với xây dựng thành trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia, trong đó phát triển được 3-4 trung tâm kinh tế biển mạnh hàng đầu ở Đông Nam Á.

Cá biển
• 10:08 18/07/2024

Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt chi phí sản xuất về thủy sản giữa các nước

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng mà còn góp phần tạo công ăn việc làm và thúc đẩy thương mại quốc tế. Tuy nhiên, chi phí sản xuất thủy sản lại có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia.

Thủy hải sản
• 10:02 17/07/2024

Dịch bệnh đe dọa, nhiều hộ nuôi ngậm ngùi bán "tôm non"

Năm 2024, đã đi được nửa chặng đường, tuy nhiên giá thủy sản vẫn cứ giậm chân tại chỗ, đặc biệt là đối với ngành nuôi tôm. Thêm vào đó, dịch bệnh trên tôm trực tiếp đe dọa, khiến nhiều hộ dân phải ngậm ngùi xuất bán tránh lỗ, mặc dù tôm vẫn trong giai đoạn lớn.

Tôm thẻ
• 10:39 12/07/2024

Xuất khẩu tôm trong năm 2024 khó về đích

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 4 tỷ USD trong năm 2024 sẽ là một thách thức lớn. Tính đến hết nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tôm mới chỉ đạt khoảng 1,6 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.

Tôm thẻ
• 09:30 08/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 18:35 22/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 18:35 22/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 18:35 22/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 18:35 22/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 18:35 22/09/2024
Some text some message..