Chuyện cùng những lão ngư trên dòng Nhật Lệ

Đã ở vào cái tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng vì kế sinh nhai, hay chỉ để thỏa nỗi nhớ một thời ra khơi, vào lộng mà ngày ngày họ vẫn nổi trôi theo từng đàn cá trên dòng Nhật Lệ.

chèo thuyền
Dù đã ở vào cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng các cụ vẫn vững tay chèo, ngược sóng, hướng theo luồng cá chạy

Lặng lẽ mưu sinh

Hình ảnh những chiếc thuyền nan ngày ngày lặng lẽ, thả mình trên mặt nước xanh ngắt, mặc cho phố thị phía trên bờ ồn ào, xô bồ... khiến ai đã từng một lần ngắm nhìn dòng Nhật Lệ, có lẽ đều chung cảm nhận về một khung cảnh thanh bình, nên thơ, nhưng cũng cô độc đến nao lòng. Chủ nhân của những chiếc thuyền nan ấy là những lão ngư đã từng oanh liệt thời trai trẻ, cư dân của xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới (Quảng Bình).

Đã thành lệ, cứ sáng tinh mơ, dù ngày nắng hanh, gió chướng, hay giá rét, những chiếc thuyền nan nhỏ bé neo mình ven bờ lại len lỏi, lách qua những chiếc tàu đánh cá to đùng đậu phía ngoài để hướng ra giữa dòng Nhật Lệ thả câu, giăng lưới.

Nữ lão ngư Nguyễn Thị Thòa (70 tuổi) tay cầm chèo cười đùa rổn rang, vì thấy “vị khách” không mời nhưng lại nằng nặc xin theo, cứ ôm chặt mạn thuyền mỗi khi con thuyền nhỏ tròng trành theo sóng. “Mạ tui đẻ tui ngoài biển. Mới 12 tuổi là đi biển cho đến ba năm lại đây, tui mới vô đi câu ở sông. Yên tâm đi, nếu lỡ có việc chi, một chú chớ hai chú tui cũng lôi vô bờ được mà” - bà Thòa dí dỏm nói.

hàn huyên câu cá
Các cụ vừa câu cá, vừa hàn huyên tâm sự

Phía sau thuyền, ông Nguyễn Thẻo (75 tuổi) chồng bà Thòa cầm chắc tay lái, hướng con thuyền ra phía gần cửa biển Nhật Lệ. Ông Thẻo nói, gió mùa Đông - Bắc mạnh, cá ngoài biển dạt vào cửa sông nhiều nên dễ câu trúng cá to.

Ông cũng vừa nghỉ đi biển mấy năm, con cái không khá giả cho lắm nên hai ông bà sắm chiếc thuyền tự kiếm sống. Theo ông Thẻo, người sống bằng nghề chài lưới, câu kéo phải hiểu quy luật của con nước để đánh bắt hiệu quả. Những khi nước lên, nước xuống, biển động cá thường hay ăn mồi.

Chiếc thuyền ra gần sát cửa biển thì ông Thẻo cho dừng lại. bà Thòa lấy một chùm dây cước trắng muốt, nối với rất nhiều lưỡi câu, bắt đầu găm mồi, rồi lần lượt thả xuống nước. Ông Thẻo cầm lái, cho thuyền trôi nhẹ, đến khi bà Thòa thả hết lưỡi cầu xuống nước thì neo thuyền lại, chờ cá cắn câu.

Bà Thòa nói: “Đây là câu bủa nên phải có hai người mới làm được: người chèo thuyền, người thả câu. Câu ống chỉ cần một người. Ngày gặp cá, có hôm làm được vài ba trăm nghìn, nhưng khi nước ương thì chỉ được dăm ba chục nghìn thôi. Làm nghề chi say nghề nấy chú à! Nhiều hôm, kéo câu lên, được cá to, đã cái tay lắm! Làm mãi chẳng muốn về nhà”.

Hình như các lão ngư đều nhận biết được luồng cá đang dạt vào cửa sông Nhật Lệ nên họ tập trung về đây khá nhiều. Gần đó là thuyền câu của vợ chồng lão ngư Phạm Kình (78 tuổi) và Nguyễn Thị Kiên (74 tuổi) cũng đang neo thuyền chờ vớt câu. Trong khoang thuyền, một mớ cá tươi rói, lấp lánh ánh bạc, nhiều con vẫn còn nhảy lóc chóc trong rổ.

“Cá câu không sợ ế. Bữa ni nghe nói là họ ngâm tẩm chi đó, nên dân sành ăn toàn tìm cá câu để ăn thôi. Làm được mấy, đưa lên chợ là họ mua hết ngay. Nhưng tuổi già mà làm nghề ni vất vả lắm, nhất là những khi sóng to, gió nậy. Nhưng lương bổng thì không có, con cái thì khó khăn. Ăn bám lắm cũng tội con, rồi còn tiền cúng quảy, lễ lạt, đau ốm ni khác nữa. Mình còn sức thì phải cố gắng thôi chú ạ” - cụ Kiên tâm sự.

thành quả lao động
Thành quả của vợ chồng cụ Phạm Kình và Nguyễn Thị Kiên sau một ngày lao động

Phía gần bờ hơn là nữ lão ngư Nguyễn Thị Diễu (82 tuổi), đơn độc một mình, một thuyền với chiếc cần câu trên tay. Cụ Diễu cho biết, nhà chỉ có hai vợ chồng già, nhưng cụ ông ốm yếu nên không thể ra sông được. Thường ngày cụ đứng câu trên cầu Nhật Lệ, nhưng hôm nay trời động nên cụ cố chèo thuyền ra đây, hy vọng câu được nhiều cá hơn.

Theo cụ Diễu, để có được mớ cá ra chợ bán, các cụ phải chen chân đi mua mồi câu từ 3 giờ sáng. “Cái nghề ni cũng đòi hỏi khắt khe lắm! Mồi câu là con tôm nhỏ, chỉ nhỉnh hơn tăm xe máy và phải đang còn sống, cá mới chịu ăn. 20 nghìn một lạng mồi, nhưng mà mua có dễ mô chú”- cụ Diễu nói.

Một thời oanh liệt

Cụ Nguyễn Thị Quán (80 tuổi) vẫn thường đứng trên cầu Nhật Lệ vừa nhai trầu bỏm bẻm, vừa thả câu kể: Cụ đã từng đi phục vụ trong đội thuyền chở vũ khí, lương thực từ Nghệ An vào Hà Tĩnh. Năm 1967, trong một chuyến ra biển, bị thương nặng, cụ phải về quê dưỡng thương mất 2 năm. Sức khỏe vừa ổn định, cụ lại tham gia vào Đội đánh cá nữ Minh Khai do Anh hùng Lao động Nguyễn Thị Khíu làm đội trưởng.

Những năm đó, giặc Mỹ đánh phá ác liệt, không kể hiểm nguy, đội đánh cá nữ vẫn sánh vai cùng nam giới bám biển sản xuất, phục vụ chiến đấu. “Ai con nhà nghề biển thì đi biển, ai không biết đi biển thì làm lò vôi, dệt vải... Nào là mệ Diễu, ông Khương, mệ Bạch, ông Kình, mệ Kiên, mệ Cẩm, mệ Thòa,… thời đó, ai cũng hăng hái vậy cả chứ riêng chi tui” - cụ Quán nói.

“Tui đi câu rứa mà cũng được khá, không chỉ để ăn trong nhà mà còn có bán. Mới rồi tiền tích góp được từ bán cá, tui nhờ con dâu đi mua cho một cái máy chát (máy vi tính) để nói chuyện với hắn (con trai) bên nước ngoài đó” . Cụ Quán khoe

Thời thanh xuân của cụ Quán qua nhanh trong chiến tranh khiến cụ không kịp lấy chồng. Hơn nửa đời người cụ mới nhận một bé trai về nuôi, nay đã lấy vợ, có con và đang đi xuất khẩu lao động.

Mỗi khi nhớ con, cụ Quán lại vác cần câu ra cầu Nhật Lệ, vừa đỡ buồn lại được chuyện trò với những người bạn già. “Tui đi câu rứa mà cũng được khá, không chỉ để ăn trong nhà mà còn có bán. Mới rồi tiền tích góp được từ bán cá, tui nhờ con dâu đi mua cho một cái máy chát (máy vi tính) để nói chuyện với hắn (con trai) bên nước ngoài đó” - cụ Quán khoe.

cụ già

Cùng buông câu bên cạnh cụ Quán là cụ Nguyễn Thị Bạch (77 tuổi) ở thôn Đồng Dương. Cụ Bạch nhớ lại: “Hồi đó HTX đánh cá Minh Khai của bọn tui là nổi tiếng cả nước, sản lượng cá luôn đứng đầu các HTX khác. Cứ 3 giờ sáng chèo thuyền ra biển, chiều về là có cá nhập cho HTX, có tháng được 20 tấn cá.

Hồi đó răng mà gan dạ rứa không biết, máy bay Mỹ tưởng là tàu vận tải vũ khí của ta nên ném bom thường xuyên, bọn tui vừa bắn trả, vừa thả lưới, không biết sợ là chi. Trước ra khơi, vô lộng, giờ già yếu không đi biển được thì ra đây thả câu cho đỡ buồn”.

Ông Hoàng Ngọc Lành (68 tuổi), Chi hội trưởng Chi hội người cao tuổi thôn Đồng Dương, xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới, Quảng Bình, cũng là một lão ngư sát cá trên dòng Nhật Lệ cho biết: Thôn ông có 15 cụ còn tham gia đánh bắt cá trên sông, trên biển.

Ở thôn Mỹ Cảnh kế bên, số này còn nhiều hơn. Theo ông Lành, các cụ đều là những kình ngư cự phách một thời, hầu hết đều tham gia chiến đấu, sản xuất trên biển, nay về già vẫn theo nghề cũ. Có cụ thực sự mưu sinh, nhưng cũng không ít cụ vì nhớ nghề mà không bỏ được.

Ông Hoàng Ngọc Lành (68 tuổi), Chi hội trưởng Chi hội người cao tuổi thôn Đồng Dương, xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới, Quảng Bình, cũng là một lão ngư sát cá trên dòng Nhật Lệ cho biết: Thôn ông có 15 cụ còn tham gia đánh bắt cá trên sông, trên biển. Ở thôn Mỹ Cảnh kế bên, số này còn nhiều hơn.

Báo Tiền Phong, 10/02/2014
Đăng ngày 11/02/2014
Hoàng Nam
Nông thôn
Bình luận
avatar

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 6 năm 2024 tăng 2,9% (847,4 tấn) so cùng kỳ năm 2023

Tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Tàu thuyền thủy sản
• 14:22 17/07/2024

Bình Định: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 146.445,2 tấn

Theo Cục Thống kê tỉnh Bình Định, tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 146.445,2 tấn, tăng 2,9% ( tăng 4.161,2 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu
• 08:00 06/07/2024

Thu nhập ổn định từ việc nuôi cá lồng bè trên hồ chứa

Nhờ tận dụng tiềm năng dồi dào của nguồn nước hồ chứa thủy lợi Mỹ Thuận (xã Cát Hưng, huyện Phù Cát), nhiều hộ dân ở đây đã phát triển nghề nuôi cá lồng với nhiều đối tượng có giá trị kinh tế như cá điêu hồng, cá thát lát,...

Nuôi lồng bè
• 10:25 03/07/2024

Tăng cường quản lý NTTS trong thời tiết nắng nóng, mưa bão và hạn hán xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Nuôi thủy sản lồng bè
• 10:22 28/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 09:26 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 09:26 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 09:26 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 09:26 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 09:26 20/09/2024
Some text some message..