Chuyện lạ: Bác sĩ đọc được suy nghĩ của loài rắn

Anh Lương đã phải ăn, ở và thức cùng với rắn để quan sát, nghiên cứu những triệu chứng bệnh cũng như sự sinh sản của loài rắn.

bác sĩ mê rắn
BS Lương

Bác sĩ mê rắn

Anh Vũ Ngọc Lương hiện là phó giám đốc Trung tâm nuôi trồng, chế biến dược liệu của trại rắn Đồng Tâm (thuộc xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang).

Anh lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo ở Phụng Thượng (Phúc Thọ, Hà Nội) từ nhỏ phải gắn bó với cuộc sống bươn chải khắp nơi để kiếm tiền mưu sinh. Để có tiền ăn học và phụ giúp cha mẹ mỗi khi vào đầu năm học mới, anh Lương phải đi bắt những con rắn độc bán kiếm tiền.

Anh cười cho biết: "Có lẽ tôi tuổi rắn nên không hề sợ những con rắn độc. Mặt khác, gia đình lại có truyền thống gắn bó với những con rắn, chính vì vậy nên dù còn nhỏ nhưng với tôi cái nghề nguy hiểm ấy cũng không lạ lẫm gì". uộc sống ở vùng quê nghèo, vất vả không khiến anh Lương bỏ quên công việc học tập của mình. Với sự nỗ lực và cố gắng, anh đã đặt chân vào cổng học viện Quân y tại Hà Nội, ngành bác sĩ đa khoa.

Tốt nghiệp học viện, sau khi được chuyển đi công tác nhiều nơi, anh đã được đưa về công tác tại trung tâm Nuôi trồng Nghiên cứu Chế biến Dược liệu Quân khu 9 năm 1999 (nay là trung tâm Nuôi trồng, Chế biến dược liệu của trại rắn Đồng Tâm).

Anh Lương cho biết: "Xuất phát từ những kinh nghiệm thực tế trong thời gian bắt rắn ở vùng quê nên việc nuôi trồng và nghiên cứu về rắn ở trung tâm có lẽ đó là một cái duyên tình cờ với tôi. Vì lòng yêu nghề, tôi đã cố gắng khắc phục những khó khăn, chứ tôi học bác sĩ đa khoa, là một anh chuyên khám chữa bệnh cho người chứ làm gì có kiến thức nghiên cứu về rắn. Mặc dù vậy, cái duyên với rắn đó đã giúp tôi gắn bó và có nhiều niềm vui cho đến tận bây giờ".

"Trước đây khu vực này là vành đai quân sự của Mỹ, là một mảnh đất hoang vu, ngổn ngang với những cây lau sậy, dây thép gai, bom mìn. Thời chiến tranh, nhiều bệnh nhân đã phải bỏ mạng vì bị rắn cắn.

Khi đó,năm 1977, bác sĩ Trần Văn Dược đã kiến nghị thành lập đội Nuôi trồng, chế biến, khai thác nọc của rắn để phục vụ và chữa bệnh cho những người dân nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long”, anh nói.

Khi vừa mới thành lập, đội Nuôi trồng đã phải đối diện và trải qua không ít khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn nghiêm trọng. Về nhân lực, đội chỉ có hơn mười người, lại không hề có kiến thức để nuôi trồng và nghiên cứu về nọc rắn. Chính vì vậy, để hoàn thiện và khắc phục khó khăn, đội nuôi trồng rắn Đồng Tâm phải lần tìm, mày mò để có những kiến thức về rắn.

Bản thân anh Lương và nhiều anh em trong đội phải đi đến các vùng nông thôn để xem cách người dân nuôi rắn như thế nào. Sau nhiều lần tìm hiểu, đội nuôi trồng của anh Lương đưa ra được những đặc điểm chung phù hợp với điều kiện, khí hậu của các loài rắn tại khu nuôi trồng và nghiên cứu của mình.

Đọc được suy nghĩ của rắn

Gắn bó với những con bò sát đầy nguy hiểm này, anh Lương cho biết: "Có thể nói đây là một nghề không chỉ nguy hiểm mà còn rất mạo hiểm vì chỉ cần sơ suất một chút là ảnh hưởng đến tính mạng.

Chính vì vậy đòi hỏi người làm nghề phải có một bản lĩnh, yêu ngành, yêu nghề và phải coi những con rắn như những vật nuôi thân thuộc trong nhà. Bản thân tôi đã phải mày mò qua nhiều lần chăm sóc rắn mới có thể rút ra được những kinh nghiệm làm sao để không bị rắn cắn.

Chính vì vậy, từ năm 2000 đến nay, chúng tôi đã khắc phục được nhiều tai nạn do rắn cắn. Nhiều lần chăm sóc và nựng nịu, có con còn bò lên quấn quýt hết vào chân tôi như một người thân thiết. Mỗi lần phát hiện thấy chúng bị bệnh ho, sổ mũi, ngoài việc trị bệnh cho chúng, chúng tôi còn đút cháo cho chúng ăn như một đứa trẻ và tẩy giun sán theo định kì cho rắn để chúng phát triển một cách bình thường và sinh sản tốt hơn".

Để phát hiện được những căn bệnh của rắn, anh Lương cho biết: "Đây là cả một quá trình theo dõi kĩ lưỡng từng hành động của chúng. Bởi trước đó không có một ai dạy cho tôi những kiến thức này, thậm chí nhiều bác sĩ thú y cũng phải bó tay với những vấn đề liên quan đến bệnh của rắn.

Nhiều đêm, tôi phải lặn lội để quan sát xem chúng nằm ở tư thế nào, tâm trạng buồn vui ra sao, đờm giải của chúng có gì bất thường. Để có thể điều trị và phát hiện được bệnh ở rắn, tôi thí nghiệm cùng lúc ở 2 con bị bệnh nhưng chỉ có một con được điều trị và một con không được điều trị. 

Rắn ở trại Đồng Tâm.

Rắn ở trại Đồng Tâm.

Sau khi con rắn không được điều trị chết, tôi là người phẫu thuật nó để tìm hiểu những căn bệnh này. Khi phát hiện ra bệnh của rắn, dựa trên trọng lượng của mỗi con, tôi sẽ cho chúng uống thuốc kháng sinh để chữa trị. Cho đến bây giờ, tôi chỉ cần đi ngang qua là biết con rắn có vấn đề gì, con nào khỏe, con nào yếu như thế nào", anh Lương vui vẻ nói.

Không chỉ chăm sóc, anh Lương còn là một trong những người tiên phong lâp ra quy trình ấp trứng và nuôi rắn con. Để quá trình sinh sản sản của rắn diễn ra thuận lợi, anh lựa chọn mùa giao phối, thời điểm và tổ chức cho rắn giao phối.

Anh Lương chia sẻ: "Xác định được mùa giao phối đã khó khăn nhưng không phải con nào cũng động dục vào mùa giao phối. Theo kinh nghiệm của tôi, chỉ những con ít nằm, ruồng ruồng đi, đêm không ăn ngày không ngủ mới là những con có biểu hiện đòi giao phối.

Qua nhiều lần theo dõi, tôi còn biết được cả những con rắn si tình như người và những cuộc làm tình mùi mẫn, không kém phần ác chiến đến cả 2 tiếng đồng hồ.

Có nhiều đêm, sau khi xác định được thời gian sinh sản của rắn, anh phải lặn lội dưới nước sình lầy, quần áo săn tét, thậm chí còn ăn, nằm và thức với rắn để quay phim lại và săn những tấm ảnh về việc sinh sản của rắn".

Sau khi rắn đẻ trứng, anh Lương lại cặm cụi với công việc chọn lựa những quả trứng đủ tiêu chuẩn và cho ấp. Không chỉ vậy, để có hiệu quả trong quá trình ấp trứng, anh phải chọn lựa nhiệt độ, độ ẩm, thời gian, phòng ấp một cách rất kĩ lưỡng. Và sau khi rắn con ra đời, chính anh đã chăm sóc chúng như những đứa con của mình.

Thậm chí, anh còn quay phim cả cảnh trứng nở, khi những con rắn con chui ra, chạy khỏi quả trứng như thế nào... Để nuôi dưỡng những chú rắn con, anh phải xác định một ý nghĩ làm thế nào để cho chúng ăn đầy đủ giống như một em bé mới ra đời và điều gì là quan trọng khi lần đầu tiên chúng tiếp xúc với môi trường mới.

Với những kinh nghiệm thực tế của bản thân qua nhiều lần chăm sóc và nuôi rắn, anh Lương nói với vẻ đầy tự tin: "Cho đến bây giờ, chỉ cần nhìn qua là tôi có thể biết được đó là con rắn đực hay rắn cái. Và cũng chỉ một cái nhìn, tôi cũng có thể đoán biết con rắn đó đang muốn gì”.

Xuất phát từ thực trạng trong thời kì chiến tranh tỉ lệ người dân chết vì rắn cắn lên tới 23%, trung tâm Nuôi trồng, chế biến dược liệu Đồng Tâm tiến hành khai thác các loại thuốc từ nọc rắn để chữa trị cho người dân đồng bằng sông Cửu Long.

Nơi đây là một vùng quê sông nước, điều kiện khí hậu khá thuận lợi cho sự phát triển, sinh sôi với các loài rắn. Chính vì vậy, người dân vất vả quanh năm gắn bó với đồng ruộng không thể tránh khỏi việc bị rắn cắn.

Trên cơ sở những trăn trở cứu người ngày càng cấp thiết, các y bác sĩ của trại rắn Đồng Tâm đã không một chút ngần ngại, không ngừng nghiên cứu để chế biến ra dược liệu phục vụ nhân dân.

ĐS & PL
Đăng ngày 03/12/2012
Kỹ thuật
Bình luận
avatar

Cho ăn bằng máy cần lưu ý các vấn đề nào?

Công nghệ tự động hóa ngày càng phát triển và được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng máy cho ăn tự động mang lại nhiều lợi ích, nhưng để đạt được hiệu quả tối ưu người nuôi cần lưu ý một số vấn đề quan trọng khi sử dụng máy cho ăn tự động qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé!

Máy cho tôm ăn tự động
• 10:04 17/07/2024

Quan sát và đánh giá sức khỏe tôm qua phân tôm

Trong nuôi tôm, việc theo dõi sức khỏe của tôm là vô cùng quan trọng để đảm bảo năng suất và chất lượng. Một trong những phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để đánh giá sức khỏe của tôm là quan sát phân tôm. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách nhận biết và phân tích các dấu hiệu từ phân tôm để có thể đưa ra các biện pháp kịp thời, giúp duy trì sức khỏe tốt nhất cho đàn tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:00 17/07/2024

Phúc lợi động vật và vấn đề cắt mắt tôm trong sinh sản nhận tạo

Trong sản xuất giống, đặc biệt là nhóm giáp xác 10 chân, cắt cuống mắt là một phương pháp phổ biến. Kỹ thuật này bao gồm loại bỏ một hoặc hơn một cuống mắt của con vật bằng cách dập, cắt, đốt, hoặc thắt chặt bằng dây. Điều này sẽ kích thích đẻ trứng và rút ngắn thời gian thành thục sinh dục. Tuy nhiên, hiên nay vấn đề này được chú ý đến nhiều hơn khi trong ngành đề cập về phúc lợi động vật.

Mắt tôm thẻ chân trắng
• 09:57 12/07/2024

Đánh giá đường ruột tôm khỏe qua những yếu tố nào?

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, sức khỏe đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tôm phát triển tốt, tăng trưởng nhanh và đạt năng suất cao. Đường ruột khỏe mạnh không chỉ giúp tôm tiêu hóa thức ăn hiệu quả mà còn tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Tôm thẻ
• 10:03 11/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 15:50 21/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 15:50 21/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 15:50 21/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 15:50 21/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 15:50 21/09/2024
Some text some message..