Đại gia thủy sản giao tài sản cho 7 ngân hàng xử lý

Từ Mỹ, Chủ tịch HĐQT Công ty Phương Nam - Lâm Ngọc Khuân gửi thư về nước cáo bệnh và đồng ý giao tài sản để 7 ngân hàng đang có dư nợ tại doanh nghiệp này tiến hành tái cấu trúc.

công ty phương nam
Trụ sở và nhà xưởng của Công ty Phương Nam tại Sóc Trăng. Ảnh: Thiên Phước

Ông Lâm Ngọc Khuân cho rằng tình hình sức khỏe chưa ổn định nên bác sĩ ở Mỹ chưa đồng ý cho về Việt Nam để trực tiếp thỏa thuận với 5 ngân hàng có chi nhánh tại Sóc Trăng là Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), Ngoại thương (Vietcombank), Công thương (Vietinbank) và Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Hai ngân hàng ngoài tỉnh Sóc Trăng cũng được ông Khuân gửi thư cáo bệnh là An Bình (ABBank) chi nhánh Bạc Liêu và Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tại Hậu Giang.

Theo Chủ tịch Khuân, ông rất muốn thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người đứng đầu Công ty Phương Nam. Vì vậy, khi nhận được các văn bản từ Việt Nam chuyển sang, ông sẽ thực hiện đầy đủ thủ tục xác nhận chữ ký tại cơ quan ngoại giao để ủy quyền bàn giao tài sản cho 7 ngân hàng tham gia tái cấu trúc Công ty Phương Nam.

“Nếu điều kiện sức khỏe cho phép, tôi về Việt Nam để góp sức cùng ngân hàng điều hành hoạt động của công ty, phát huy thế mạnh mà tôi có được là kinh nghiệm quản lý, đánh giá thị trường và đặc biệt là quan hệ với khách hàng. Tôi thành thật xin lỗi quý ngân hàng về việc không trực tiếp giải quyết công việc trong giai đoạn ‘nước sôi lửa bỏng’ hiện nay”, ông Khuân viết.

Trao đổi với VnExpress.net ngày 22/9, ông Nguyễn Tấn Bửu, Giám đốc Agribank Sóc Trăng xác nhận chi nhánh này đang chủ trì việc tái cấu trúc Công ty Phương Nam. Tuy nhiên, ông Bửu không tiết lộ con số cụ thể về nợ nần tại công ty sắp được tái cơ cấu vì cho rằng \\\\\\\"đây là vấn đề tế nhị\\\\\\\".

Theo ông Bửu, tài sản bên trong khuôn viên Nhà máy chế biến thủy sản Phương Nam chủ yếu được thế chấp tại Agribank và LienVietPostBank. Hiện nay phía ngân hàng đang yêu cầu Công ty Phương Nam thống kê lại những khoản nợ bên ngoài nhà máy, nợ doanh nghiệp đối tác, thầu xây dựng... để có đầy đủ số liệu phục vụ cho đề án tái cấu trúc.

Về phần mình, Agribank dự kiến chuyển một phần vốn vay ngắn hạn (tối đa 6 tháng) sang trung hạn (5-7 năm) để phù hợp với giá trị tài sản đang thế chấp cho Agribank.

“LienVietPostBank dự kiến chuyển một phần nợ vay sang cổ phần (góp vốn) tại Công ty Phương Nam. VDB có hai phương án, đó là 50% nợ vay chuyển sang cổ phần, còn lại khoanh nợ 3 năm hoặc khoanh nợ 100% cho doanh nghiệp. Các ngân hàng còn lại, sau khi thanh lý tài sản ngoài khu vực nhà máy, Công ty Phương Nam còn nợ bao nhiêu sẽ chuyển thành vốn góp và chủ sở hữu cũ chỉ nắm giữ 5% cổ phần”, ông Bửu tiết lộ phương án dự kiến tái cơ cấu.

Cũng theo người đứng đầu Agribank chi nhánh Sóc Trăng, các chủ nợ của Công ty Phương Nam có thể an tâm về lộ trình tái cấu trúc doanh nghiệp vì chủ sở hữu mới sẽ nhận hết trách nhiệm trả những khoản nợ trước đây. Sau khi tái cơ cấu, Agribank cam kết bơm vốn cho vay Công ty Phương Nam để phục hồi sản xuất.

“Dự kiến đến hết tháng sau chúng tôi hoàn tất tái cấu trúc Công ty Phương Nam. Dù hoạt động cầm chừng nhưng 9 tháng đầu năm Công ty Phương Nam đã duy trì được trên 1.100 công nhân, doanh thu đạt 7 triệu USD”, ông Bửu cho biết thêm.

Phương Nam là doanh nghiệp quy mô lớn và là trường hợp thứ hai trong ngành thủy sản rơi vào cảnh nợ nần không thể tự tái cấu trúc được. Hồi tháng 3, Công ty thủy sản Bình An (Bianfishco) cũng gây xôn xao dư luận khi nữ chủ nhân Phạm Thị Diệu Hiền tổ chức đám cưới siêu sang cho con trong khi đang nợ hàng nghìn tỷ đồng. Bà Hiền sau đó sang Mỹ chữa bệnh, để lại công ty cho chồng chèo lái. Ngân hàng SHB của bầu Hiển đã đứng ra dàn xếp các khoản nợ của Bianfishco và trở thành cổ đông lớn nắm 50% vốn điều lệ công ty.

Vnexpress
Đăng ngày 24/09/2012
Kinh tế
Bình luận
avatar

Phát triển cụm liên kết kinh tế biển năm 2030

Đề án phấn đấu tạo dựng cụm liên kết ngành kinh tế biển ở những khu vực vùng biển và ven biển có lợi thế, phấn đấu hình thành được khoảng 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển đến năm 2030; phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển trước hết ở những khu vực trọng điểm gắn với xây dựng thành trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia, trong đó phát triển được 3-4 trung tâm kinh tế biển mạnh hàng đầu ở Đông Nam Á.

Cá biển
• 10:08 18/07/2024

Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt chi phí sản xuất về thủy sản giữa các nước

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng mà còn góp phần tạo công ăn việc làm và thúc đẩy thương mại quốc tế. Tuy nhiên, chi phí sản xuất thủy sản lại có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia.

Thủy hải sản
• 10:02 17/07/2024

Dịch bệnh đe dọa, nhiều hộ nuôi ngậm ngùi bán "tôm non"

Năm 2024, đã đi được nửa chặng đường, tuy nhiên giá thủy sản vẫn cứ giậm chân tại chỗ, đặc biệt là đối với ngành nuôi tôm. Thêm vào đó, dịch bệnh trên tôm trực tiếp đe dọa, khiến nhiều hộ dân phải ngậm ngùi xuất bán tránh lỗ, mặc dù tôm vẫn trong giai đoạn lớn.

Tôm thẻ
• 10:39 12/07/2024

Xuất khẩu tôm trong năm 2024 khó về đích

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 4 tỷ USD trong năm 2024 sẽ là một thách thức lớn. Tính đến hết nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tôm mới chỉ đạt khoảng 1,6 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.

Tôm thẻ
• 09:30 08/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 18:44 22/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 18:44 22/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 18:44 22/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 18:44 22/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 18:44 22/09/2024
Some text some message..