Đạm côn trùng thay thế bột cá trong thức ăn thủy sản

Nguồn đạm từ côn trùng với giá trị dinh dưỡng cao cùng với giàu các acid amin thiết yếu hoàn toàn có khả năng thay thế bột cá làm nguyên liệu cho thức ăn thủy sản.

Đạm côn trùng thay thế bột cá trong thức ăn thủy sản
Bổ sung sâu gạo vào thức ăn tôm thẻ chân trắng giúp tôm tăng cường sức đề kháng. Ảnh minh họa: Internet

Giải pháp thay thế nguồn đạm từ bột cá trong thức ăn thủy sản (TATS) ngày càng trở nên cấp thiết do sự khan hiếm bột cá làm cho giá bột cá tăng, qua đó chi phí thức ăn ngày càng tăng trong nuôi trồng thủy sản. trùnquế (Eisenia fetida), ấu trùnruồi lính đen, và sâu gạo (Tenebrio molitor) là 3 loại nguyên liệu sẵn có, giá rẻ và có giá trị dinh dưỡng cao được dùng để thay thế cho bột cá.

Trùn quế (Eisenia fetida)

trùn quế, nguyên liệu thức ăn, nguyên liệu thủy sản, thức ăn thủy sản, thay thế bột cá

Trùn quế (Eisenia fetida) là nguồn protein động vật có hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa và chứa hàm lượng cao các acid amin thiết yếu. Đây là các nguồn protein động vật có giá thành thấp và dễ sản xuất ( chúng được sản xuất từ phân động vật hoặc chất thải nông sản). Vì vậy, sử dụng nguồn đạm từ trùn quế đơn lẻ hay kết hợp với các nguồn đạm có nguồn gốc động vật khác như: ấu trùng ruồi sẽ góp phần giảm chi phí thức ăn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, bột trùn quế và bột ấu trùng ruồi có thể dùng làm thức ăn cho cá trê giống, có khả năng thay thế hoàn toàn bột cá trong công thức thức ăn cùng với sự bổ sung của lysine hoặc arginine. So với việc dùng bột cá, thức ăn từ bột trùn quế và bột ấu trùng ruồi mang lại hiệu quả kinh tế hơn chiếm khoảng 70-75% khi so sánh với thức ăn sử dụng bột cá. Giá thành bột trùn quế và bột ấu trùng ruồi tương đương khoảng 61-76% giá bột cá.

Kết quả thí nghiệm cho thấy trong công thức thức ăn của cá trê giống có thể dùng bột trùn quế và bột ấu trùng ruồi với tỉ lệ 2:5 nhằm thay thế hoàn toàn bột cá, với công thức này cá tăng trưởng tốt, mang lại giá trị kinh tế, đồng thời đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng trog thịt cá.

Ấu trùng ruồi lính đen (black soldier fly pupae)

ấu trùng ruồi lính đen, nguyên liệu thức ăn, nguyên liệu thủy sản, thức ăn thủy sản, thay thế bột cá

Thay thế bột cá bằng bột ấu trùng ruồi lính đen được xem là một giải pháp bền vững cho ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản. Ruồi lính đen được phát hiện ở Úc vào những năm 1960, nó không gây hại như ruồi nhà thông thường và khả năng gây bệnh của chúng là rất nhỏ. Ấu trùng ruồi lính đen hứa hẹn mang đến giá trị kinh tế cao.

Ấu trùng ruồi lính đen phân hủy rác thải, phân của chúng thải ra được xem như là nền đất giúp chúng phát triển tốt hơn. Khoảng 50% lượng phế phẩm được chúng phân hủy trong vòng 24h, qua đó cho thấy chúng có khả năng tiêu thụ một lượng lớn phế phẩm khoảng 100-200 tấn mỗi ngày.

Hàm lượng protein trong ấu trùng đạt cao nhất sau 2-3 tuần tuổi. Việc sử dụng nguồn protein từ ấu trùng ruồi lính đen vừa đem lại lợi nhuận khổng lồ, vừa giúp giảm thiểu lượng chất thải hữu cơ trong tự nhiên. Qua đó, giúp tạo ra nguồn protein bền vững, đồng thời kiểm soát được chất thải ra môi trường.

Một trong số những ưu điểm nổi bật của việc sử dụng protein côn trùng, trong đó tiêu biểu là ấu trùng ruồi lính đen, là có thể sản xuất với số lượng lớn trong điều kiện không gian hẹp vì chúng phát triển rất nhanh. Ấu trùng ruồi lính đen có thể được sử dụng làm thức ăn cho các vật nuôi khác như: heo và gà. Trong tương lai chúng cũng có thể được dùng làm thực phẩm cho người.
Được sự chấp nhận của Châu Âu trong việc sử dụng côn trùng thay thế bột cá trong TATS, nhiều công ty tập trung xây dựng nhà máy sản xuất côn trùng cung cấp nguyên liệu cho thức ăn thủy sản.

Sâu gạo (Tenebrio molitor)

sâu gạo, nguyên liệu thức ăn, nguyên liệu thủy sản, thức ăn thủy sản, thay thế bột cá

Nghiên cứu thay thế bột cá bằng bột ấu trùng cánh cứng sâu gạo (Tenebrio molitor) (TM) trong khẩu phần thức ăn tôm thẻ chân trằng (Penaeus vanname) tại Thái Lan cho thấy thức ăn chứa 10,3% bột sâu gạo (thay thế 50% bột cá) cho tăng trưởng của tôm tăng khoảng 33% so với thức ăn sử dụng hoàn toàn bột cá.

Hơn thế nữa, nghiên cứu cho thấy cơ chế đáp ứng miễn dịch và khả năng kháng bệnh của tôm cho ăn thức ăn có bổ sung sâu gạo cao hơn so với tôm cho ăn thức ăn hoàn toàn bột cá.

Đăng ngày 22/12/2017
HUỲNH NHƯ
Nguyên liệu
Bình luận
avatar

Sử dụng dầu ấu trùng cho tôm thẻ chân trắng

Hiện nay, nguyên liệu chính làm nguồn chất béo trong thức ăn của tôm là dầu cá. Sự sẵn có của dầu cá đã giảm do nhu cầu thị trường cao và sự cạnh tranh đến từ các ngành công nghiệp khác.

Ấu trùng
• 12:01 01/07/2024

Sử dụng Yucca để phân hủy mùn bã

Yucca là một loại cây có chứa saponin, một hoạt chất có khả năng phân hủy mùn bã hữu cơ, giảm khí độc và cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi trồng thủy sản.

Cây Yucca
• 09:37 26/06/2024

Acid hữu cơ: Có nên sử dụng cho tôm mỗi ngày?

Tình trạng gia tăng các hoạt động nuôi trồng thủy sản khiến dịch bệnh xảy ra thường xuyên, gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi. Do đó, việc bổ sung acid hữu cơ được xem là một trong những biện pháp hiệu quả để phòng ngừa dịch bệnh, thúc đẩy tăng trưởng, giảm tỷ lệ chuyển đổi thức ăn và có tiềm năng thay thế cho sử dụng kháng sinh.

Tôm thẻ
• 10:43 10/06/2024

Protein thủy phân nguồn dinh dưỡng cho tôm

Hiện nay, protein thủy phân (protein hydrolysate), hay đạm thủy phân từ phụ phẩm chế biến, giết mổ… được coi là nguyên liệu chức năng (functional ingredients) là một trong những sản phẩm chế biến sâu có hàm lượng kỹ thuật cao nhất trong số các sản phẩm được tạo ra để phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

Tôm thẻ
• 10:50 06/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 11:35 25/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 11:35 25/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 11:35 25/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 11:35 25/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 11:35 25/09/2024
Some text some message..