Đánh giá hợp tác Việt Nam - Đan Mạch sau 15 năm

Một dự án xây dựng trang trại nuôi cá tra bằng công nghệ tiên tiến tại miền Tây được tài trợ của Sứ quán Đan Mạch

Đánh giá hợp tác Việt Nam - Đan Mạch sau 15 năm
Một dự án xây dựng trang trại nuôi cá tra bằng công nghệ tiên tiến tại miền Tây được tài trợ của Sứ quán Đan Mạch

Sứ quán Đan Mạch ngày 16.5 đã công bố báo cáo “Việt Nam - Đan Mạch – Sự chuyển đổi của quan hệ đối tác (2000-2015)”, do công ty tư vấn Lattanzio Advisory thực hiện theo yêu cầu của Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Đan Mạch

Kể từ năm 1993, Đan Mạch là một trong những nhà cung cấp vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất của Việt Nam, với khoản hỗ trợ phát triển không hoàn lại trị giá khoảng 825 triệu USD (5,5 tỉ DKK) trong giai đoạn 15 năm thực hiện báo cáo.

Theo báo cáo, Đan Mạch là nhà tài trợ chính trong lĩnh vực thủy sản - và hỗ trợ của VN, mang lại kết quả vô cùng tích cực. Đồng thời, dấu ấn của quốc gia Scandinavia cũng hiện diện rõ ràng trong mọi lĩnh vực hỗ trợ khác đối với Việt Nam, bao gồm môi trường/biến đổi khí hậu, nước/vệ sinh, quản trị công/quyền con người, văn hóa, thương mại, doanh nghiệp.

Trong giai đoạn kể trên, quan hệ kinh tế song phương đã được mở rộng đáng kể, với tổng kim ngạch thương mại hai chiều tăng gấp bốn lần kể từ năm 2005, và tăng gấp đôi kể từ năm 2012. Đầu tư từ Đan Mạch vào Việt Nam cũng tăng gần ba lần trong vòng 10 năm qua.

Sự hợp tác phát triển giữa hai nước cũng giúp thu hút các công ty Đan Mạch tới Việt Nam. Hiện nay có 135 công ty Đan Mạch đang kinh doanh tại Việt Nam, chủ yếu trong lĩnh vực đồ gỗ, dệt may, năng lượng sạch, công nghệ thông tin truyền thông, điện tử và phần mềm, vận tải hàng hải và hậu cần, thực phẩm.

quan hệ hợp tác Việt Nam - Đan Mạch

Một chuyến thăm Đan Mạch của đoàn Việt Nam vào đầu tháng 5 nhằm học hỏi kinh nghiệm tổ chức và quản lý chuỗi giá trị thịt lợn tại nước bạn

Năm 2013, Việt Nam và Đan Mạch ký kết Hiệp định Hợp tác Toàn diện (CPA) nhằm đưa ra một khung hợp tác chính thức sau giai đoạn Hợp tác Phát triển truyền thống. Thỏa thuận này tập trung tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa, thương mại, và hướng đến sự hợp tác chặt chẽ hơn về giáo dục, môi trường và khí hậu.

Theo đánh giá của báo cáo, trong các quốc gia châu Âu, Đan Mạch đã đạt mức xuất khẩu hàng hóa cao nhất vào Việt Nam, tính trên đầu người vào năm 2015. Hàng triệu người đã được tiếp cận các điều kiện sống cũng như những cơ hội tốt hơn, nhờ vào sự hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Đan Mạch trong giai đoạn 2000-2015.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 17/05/2017
Thụy Miên
Kinh tế
Bình luận
avatar

Phát triển cụm liên kết kinh tế biển năm 2030

Đề án phấn đấu tạo dựng cụm liên kết ngành kinh tế biển ở những khu vực vùng biển và ven biển có lợi thế, phấn đấu hình thành được khoảng 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển đến năm 2030; phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển trước hết ở những khu vực trọng điểm gắn với xây dựng thành trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia, trong đó phát triển được 3-4 trung tâm kinh tế biển mạnh hàng đầu ở Đông Nam Á.

Cá biển
• 10:08 18/07/2024

Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt chi phí sản xuất về thủy sản giữa các nước

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng mà còn góp phần tạo công ăn việc làm và thúc đẩy thương mại quốc tế. Tuy nhiên, chi phí sản xuất thủy sản lại có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia.

Thủy hải sản
• 10:02 17/07/2024

Dịch bệnh đe dọa, nhiều hộ nuôi ngậm ngùi bán "tôm non"

Năm 2024, đã đi được nửa chặng đường, tuy nhiên giá thủy sản vẫn cứ giậm chân tại chỗ, đặc biệt là đối với ngành nuôi tôm. Thêm vào đó, dịch bệnh trên tôm trực tiếp đe dọa, khiến nhiều hộ dân phải ngậm ngùi xuất bán tránh lỗ, mặc dù tôm vẫn trong giai đoạn lớn.

Tôm thẻ
• 10:39 12/07/2024

Xuất khẩu tôm trong năm 2024 khó về đích

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 4 tỷ USD trong năm 2024 sẽ là một thách thức lớn. Tính đến hết nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tôm mới chỉ đạt khoảng 1,6 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.

Tôm thẻ
• 09:30 08/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 07:25 21/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 07:25 21/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 07:25 21/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 07:25 21/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 07:25 21/09/2024
Some text some message..