Đập sông Mekong 'ảnh hưởng bữa ăn của hàng triệu người'

Các đập thủy điện được đề xuất xây dựng trên dòng chính hạ lưu sông Mekong có thể phá hủy nguồn thủy sản, lấy đi nguồn dinh dưỡng của 60 triệu người dân trong khu vực.

mekong daon song lao
Một đoạn sông Mekong tại Lào. Ảnh: migrationology.com.

Trong Tuần lễ Nước Toàn cầu được tổ chức tại Stockhom, Thụy Điển tuần này, Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) công bố nghiên cứu mới nhất về tác động của các con đập dự kiến xây trên dòng Mekong đối với các quốc gia trong khu vực.

Nghiên cứu tìm hiểu tác động của 88 con đập đề xuất trên dòng Mekong đối với nguồn lợi thủy sản đem lại cho cuộc sống của hơn 60 triệu dân, những tác động lên nguồn nước và đất đai khi người dân phải phụ thuộc vào nông nghiệp đề bù đắp những mất mát nguồn thủy sản.

Hiện có 11 dự án đập được đề xuất xây dựng trên dòng chảy chính của sông Mekong và 77 dự án đập khác trên toàn bộ lưu vực sông vào năm 2030.

Theo nghiên cứu của WWF, khi tất cả 11 dự án đập trên dòng chính được hoàn thành, nguồn thủy sản sẽ giảm 16%, gây thiệt hại về tài chính ước tính lên tới gần 500 triệu USD hàng năm. Nếu tất cả 88 đập được xây dựng, nguồn thủy sản bị mất đi có thể là 37,8%.

Ông Stuart Orr, cán bộ quản lý Chương trình Nước ngọt của WWF Quốc tế cho rằng các nhà hoạch định chính sách thường không đánh giá đầy đủ tầm quan trọng của nguồn lợi thủy sản nội địa trong việc đảm bảo an ninh lương thực.

“Các quốc gia sông Mekong đang theo đuổi kế hoạch phát triển kinh tế và họ nhìn thấy cơ hội phát triển từ các đập thủy điện. Nhưng trước tiên, các quốc gia cần hiểu một cách đầy đủ và xem xét các giá trị kinh tế và xã hội do dòng chảy Mekong tự do thực sự mang lại", ông Stuart Orr nói.

Nghiên cứu đồng thời cũng tìm hiểu tác động lên nguồn đất và nguồn nước nếu người dân bắt buộc phải chuyển sang chăn nuôi gia súc, gia cầm và các sinh kế khác để đáp ứng nguồn dinh dưỡng cần thiết.

Ngoài 1.350 km2 diện tích đất mất do xây đập chứa nước, các quốc gia sẽ mất thêm ít nhất 4.863 km2 diện tích đất để làm đồng cỏ cho chăn nuôi gia súc nhằm thay thế nguồn dinh dưỡng bị mất từ thủy sản. Nếu tất cả các đập được xây dựng, tổng diện tích cần huy động ước tính sẽ là 24,188 km2, trong đó 63% dành cho chăn nuôi gia súc.

"Chúng tôi hy vọng nghiên cứu giúp bổ sung phần nào những thiếu hụt thông tin về các tác động của các con đập", tiến sĩ Jamie Pittock, Đại học Quốc gia Australia, đồng thời là đồng tác giả nghiên cứu cho biết.

WWF cho rằng các quốc gia hạ lưu sông Mekong nên trì hoãn việc xây dựng đập trong vòng 10 năm để có đủ thời gian thu thập các dữ liệu quan trọng và quyết định đưa ra khi đó sẽ được dựa trên những bằng chứng khoa học và phân tích có cơ sở. WWF khuyến nghị các quốc gia hạ lưu sông Mekong nên xem xét việc xây dựng nhà máy thủy điện trên các nhánh phụ của sông, nơi dễ tiếp cận hơn và được coi là có tác động nhỏ hơn và ít rủi ro hơn.

VNEX
Đăng ngày 29/08/2012
Môi trường
Bình luận
avatar

Nuôi biển đa canh kết hợp

Mô hình nuôi biển đa canh kết hợp là một mô hình nuôi biển nuôi cùng lúc nhiều loài thủy sản dựa trên sự hỗ trợ lẫn nhau trong chuỗi thức ăn.

Lồng nuôi cá
• 10:31 11/07/2024

Bình Định: Những chú rùa con đầu tiên chào đời tại bãi biển xã Nhơn Hải

Theo Tổ chức cộng đồng (TCCĐ) bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải cho biết vào lúc 19h tối ngày 8.7 có những chú rùa con xuất hiện trên bãi biển tại làng chài Nhơn Hải ( TP Quy Nhơn ). Qua kiểm tra anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng, thành viên TCCĐ xác nhận đây là rùa con nở từ ổ trứng rùa đầu tiên do rùa mẹ mang số thẻ VN 1078 đẻ vào đêm 21.5. Từ khi trứng được đẻ ( 21.5) đến khi nở (8.7) là 7 tuần, sớm hơn 1 tuần so với dự kiến.

Rùa con
• 11:29 10/07/2024

So sánh sự tăng trưởng của tôm ở mỗi vùng nước nuôi khác nhau

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng và phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả nuôi tôm không phải lúc nào cũng giống nhau ở các vùng nước khác nhau. Mỗi môi trường nuôi đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:34 05/07/2024

Nhiều doanh nghiệp tham gia bảo tồn hệ sinh thái biển Phú Quốc

Ngày 27/6/2024, tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), một cuộc họp tham vấn ý kiến doanh nghiệp trong công tác bảo tồn biển Phú Quốc do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển (KBTB) Kiên Giang tổ chức đã thu hút đại diện 28 doanh nghiệp.

Biển Phú Quốc
• 11:23 04/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 21:29 25/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 21:29 25/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 21:29 25/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 21:29 25/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 21:29 25/09/2024
Some text some message..