Để thủy, hải sản Thạch Kim vươn xa...

Phải vất vả lắm người tiêu dùng mới tìm mua được các sản phẩm chế biến từ thủy, hải sản vùng Thạch Kim (Lộc Hà) chính hãng như mực khô, mực một nắng, ruốc... Trong khi đó, các cơ sở sản xuất của địa phương mới dừng lại ở công đoạn chế biến thô. Việc xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm chế biến từ thủy, hải sản Thạch Kim đang được các cơ quan chức năng và người sản xuất đặc biệt quan tâm.

ruốc kem
Ruốc kem Thạch Kim đang hi vọng mang đến người tiêu dùng một sản phẩm hoàn chỉnh.

Từng được thưởng thức vị ngọt, thơm của mực khô Thạch Kim nên không ít lần chị Nguyễn Thị Thành (TP Hồ Chí Minh) cố tìm mua sản phẩm này nhưng cũng không mấy dễ dàng. Chị Thành chia sẻ: “Mặc dù lập nghiệp ở TP Hồ Chí Minh khá lâu nhưng mỗi lần về quê, mình đều gắng dặn người quen mua cho ít cân mực khô để vừa làm quà, vừa ăn dần. Ở trong này cũng có mực khô miền Nam nhưng hơi mặn lại không thơm nên không mấy khi ăn. Nếu như sản phẩm mực Thạch Kim quê mình được bán ở các siêu thị thì những người “nghiện” mực tha hồ được thưởng thức”.

Theo thống kê của UBND xã Thạch Kim, trung bình mỗi năm, toàn xã thu mua trên 30 tấn mực tươi để cấp đông, gần 15 tấn mực khô, mực một nắng… Mặc dù sản phẩm được người tiêu dùng lựa chọn nhưng mới chỉ là những đơn hàng lẻ, chưa đủ điều kiện để vươn ra những thị trường lớn hơn. Chị Hoàng Thị Ngọc Bích - chủ cơ sở đông lạnh Lan Bích cho biết: “Ngoài cấp đông mực ống tươi, mỗi năm, cơ sở còn phơi sấy gần 10 tấn mực khô, cá khô các loại. Mặc dù sản xuất với số lượng lớn nhất nhì xã nhưng mực khô vẫn chủ yếu bán nhỏ lẻ cho người quen. Nếu được các cấp, ngành giới thiệu, hướng dẫn để xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu thì sản phẩm của Thạch Kim sẽ có nhiều điều kiện phát triển hơn nữa”.

Sản phẩm ruốc xay nhuyễn (người dân thường gọi là ruốc kem) của Thạch Kim cũng đang bị “chảy máu chất xám”. Được biết, “ruột” của sản phẩm là kết quả chế biến từ con khuyết (ruốc, tép) của người dân địa phương, còn “vỏ” lại mang tên một đơn vị sản xuất đóng tận… TP Hồ Chí Minh. Theo tìm hiểu, một số cơ sở sản xuất ở Thạch Kim tiến hành thu mua nguyên liệu chế biến thành sản phẩm ruốc kem và liên hệ với các cơ sở sản xuất ở miền Nam để nhập bán. Sau đó, ruốc tiếp tục được chế biến, đóng gói thành sản phẩm và tung ra thị trường mà không mảy may nhắc đến tên cơ sở sản xuất gốc.

Chị Phạm Thị Phượng - chủ cơ sở sản xuất ruốc Hảo Phượng cho hay: “Trung bình mỗi năm, cơ sở sản xuất của tôi chế biến gần 100 tấn ruốc kem và đóng gói nhập cho các cơ sở ở miền Nam. Gần 10 năm trong nghề chế biến ruốc nhưng cũng từng ấy năm tôi chỉ nhập thô cho các cơ sở khác. Khi biết lọ ruốc trên thị trường bên trong là của mình nhưng bên ngoài lại đề tên cơ sở khác cũng xót lắm nhưng do mình chưa đủ điều kiện để làm như họ nên cũng ngậm ngùi chấp nhận. Hiện nay, cơ sở của tôi rất mong muốn được hướng dẫn các điều kiện cần thiết để mang sản phẩm hoàn chỉnh đến tay người tiêu dùng”.

Đem nguyện vọng của các cơ sở chế biến thủy, hải sản Thạch Kim đến gõ cửa một số cơ quan chức năng thì được biết, đây cũng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm để góp phần nâng cao giá trị sản phẩm địa phương. Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Mạnh Hùng - Phòng Quản lý công nghiệp - Sở hữu trí tuệ Sở KH&CN cho biết: Theo quy định, từ khi đăng ký nhãn hiệu đến khi cấp văn bằng phải mất gần 1 năm và hàng chục giai đoạn, hồ sơ, thủ tục nên nhiều cơ sở sản xuất “đứt gánh giữa đường”.

Để khắc phục hạn chế này, Sở KH&CN đã mạnh dạn mời một công ty đại diện cho cơ sở sản xuất làm tất cả các thủ tục về hoạt động tại địa bàn Hà Tĩnh (phí do cơ sở sản xuất tự thỏa thuận). Ngoài ra, Sở KH&CN đang đề xuất dự án tạo lập, quản lý, phát triển nhãn hiệu tập thể mực Thạch Kim trong năm 2016 để sản phẩm có thể tham gia các thị trường yêu cầu khắt khe hơn về nguồn gốc sản phẩm. Riêng sản phẩm ruốc kem, trước mắt, các cơ sở sản xuất cần tập trung xây dựng thương hiệu, từ đó, sẽ được hỗ trợ đầu tư chai lọ, đóng gói và giới thiệu kênh tiêu thụ. Bên cạnh đó, cơ sở nên yêu cầu các đối tác mua sản phẩm của mình ghi rõ xuất xứ từ gốc…

Báo Hà Tĩnh, 17/02/2016
Đăng ngày 19/02/2016
Thành Chung
Chế biến
Bình luận
avatar

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 23:29 23/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 23:29 23/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 23:29 23/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 23:29 23/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 23:29 23/09/2024
Some text some message..