Điểm làm khô đồng nổi tiếng của xứ khô đầu nguồn

Ngược dòng sông Hậu, chúng tôi tìm về xứ đầu nguồn của đất “Chín Rồng” để thăm những điểm làm khô cá đồng nổi tiếng. Đi qua thời gian, vùng đất An Phú vẫn được thiên nhiên ưu đãi với những “mặt” cá khô đã trở thành đặc sản địa phương.

Điểm làm khô đồng nổi tiếng - Xứ khô đầu nguồn
Khô cá đồng xứ đầu nguồn đã thành đặc sản

Đến huyện An Phú vào một ngày hanh nắng, chúng tôi được người bạn dẫn đi thăm những hộ làm khô ở xã Vĩnh Hội Đông. Với nhiều người, nói đến khô thì phải đến vùng quê biên giới này, nơi có ngã 3 sông thơ mộng mà cũng lắm tôm nhiều cá. Thời điểm này là đầu tháng 5 (âm lịch), nước sông đã nhuốm màu phù sa. “Cứ thấy “nước quay” là dân ở đây bắt tay chuẩn bị đón mùa cá mới. trong những tháng mùa khô, Vĩnh Hội Đông cũng không thiếu cá đồng tươi ngon dù hơi hiếm và giá cao. Nhờ vậy, một số hộ gắn bó với nghề làm khô mới có sản phẩm cung cấp cho thị trường quanh năm. Với người sành ăn, họ chỉ thích khô cá đồng bởi cái chất “ngọt” dân dã đã thấm vào từng thớ thịt của chúng”- Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Hội Đông Trần Thanh Vân thật tình.

Theo hướng dẫn của anh Vân, chúng tôi đến thăm nhà chị Trần Thị Kim Chan, hộ làm khô cá đồng nổi tiếng của địa phương để tận mắt chứng kiến những con khô nằm phơi mình trên giàn, kết tinh vị “ngọt” dưới cái nắng đầu nguồn. Nhờ sự hỗ trợ của địa phương, chị Chan và nhiều hộ trong xóm đang tham gia hình thành Tổ hợp tác chế biến cá khô ấp Vĩnh Hội, với mong muốn đưa con khô xứ đầu nguồn đến với những thị trường tiềm năng, qua đó nâng cao đời sống của những người đeo đuổi nghề truyền thống này. “Hiện nay, tổ hợp tác có 6 hộ tham gia và chúng tôi sẽ vận động thêm những gia đình có mong muốn gắn bó với nghề. Con khô cá đồng ở Vĩnh Hội Đông có phẩm chất hơn hẳn nơi khác nên sẽ chinh phục được thực khách. Nếu được tạo điều kiện phát triển thương hiệu thì sản phẩm sẽ đến được những thị trường khó tính”- chị Kim Chan chia sẻ.

Hiện tại, chị Kim Chan sản xuất khá nhiều mặt khô cá đồng như: cá lóc, cá chạch, cá trèn bầu, cá bổi, cá lăng, cá kết, cá chốt... Thực tế, chỉ vùng đầu nguồn An Phú và đặc biệt là xã Vĩnh Hội Đông mới có đủ cá đồng để làm khô trong những tháng nước lũ chưa về. Trong ký ức của chị Kim Chan, xứ Vĩnh Hội Đông cá nhiều vô kể. Những lần ba chị dỡ chà, gạn đáy là lúc chị hoa mắt với đủ loại cá dưới khoang xuồng mà sản lượng đánh bắt đôi khi phải tính bằng tấn. Cá nhiều quá ăn không hết nên người ta phải ủ mắm hay làm khô dự trữ. Bởi, nhà nào cũng có cả bao khô trong bếp nên chúng ít xuất hiện ở chợ, thi thoảng được gửi làm quà cho người thân ở xa và ăn trong gia đình. Thời đó đã qua và con khô cá đồng ngày nay đã trở thành đặc sản. Chị Kim Chan vì thế cố gắng gắn bó với con khô cá đồng như giữ lấy món quà thiên nhiên ban tặng quê mình.

“Mấy năm nay, khách hàng khá thích mặt hàng khô cá chốt, cá kết và khô rắn của Vĩnh Hội Đông. Bởi, cá chốt còn nhiều, cá kết còn khá và khô rắn thì hương vị độc đáo nên được thực khách ưa chuộng. Khô cá chốt với vị mặn vừa phải, có thể ăn không với cơm hoặc chấm mắm me. Khô cá kết thơm ngon với mùi vị đặc trưng. Đặc biệt, khô rắn luôn chinh phục cánh đàn ông ưa nhắm rượu. Nói chung, người dân Vĩnh Hội Đông có đủ khả năng để làm khô bất kỳ loại cá nào nếu nguồn nguyên liệu dồi dào”- chị Kim Chan bày tỏ.


Khô cá chốt được khách hàng ưa chuộng

Hiện nay, chị Kim Chan và những hộ trong xóm bán khô ra những thị trường ngoài tỉnh với số lượng nhỏ lẻ do nguồn cá nguyên liệu khan hiếm. Mỗi ngày, chị thu vào 60-70kg cá nguyên liệu và làm ra chừng 20kg khô thành phẩm. Chị cho biết, cá chốt phải mất 4-5kg cá nguyên liệu mới làm ra 1kg khô; với rắn thì 5-7kg nguyên liệu mới được 1kg khô. “Để làm khô rắn, người ta chỉ lấy thịt của 2 nuộc lưng, do đó để có 1 miếng khô phải mất 4-5 con rắn, nếu rắn nhỏ thì số lượng nhiều hơn. Tôi thường chọn các loại rắn râu, rắn nước, rắn ri voi, ri cá làm khô bởi phẩm chất thịt của chúng thơm ngon. Loại bò sát này trông hơi đáng sợ nhưng khi đã biến thành khô sẽ khiến thực khách thích thú”- chị Quách Thị Lan, một hộ chuyên sản xuất khô rắn thật tình chia sẻ.

Nhân dịp đến thăm, tôi được người bạn đãi những loại khô cá đồng địa phương. Bạn đặt lên bếp con khô cá kết khá to, mùi thơm bốc lên theo từng làn khói. Cái vị mặn mòi của khô đọng lại nơi đầu lưỡi. Có lẽ, ấn tượng nhất vẫn là khô cá chốt. Những miếng khô được hình thành từ nhiều con cá chốt kết lại, thịt mỏng, vị giòn tan và không quá mặn khiến chúng tôi “ăn tới bến” theo lời mời của người bạn. Giã từ bạn, chúng tôi vẫn nhớ như in cái vị mằn mặn, thơm ngon đặc trưng của con khô xứ đầu nguồn.

Ngoài sông, nước lũ đã chực về theo từng đám lục bình phiêu bạt, báo hiệu mùa cá sắp đến. Khi đó, chị Kim Chan, chị Lan hay những ai gắn bó với con khô cá đồng sẽ lại tất bật với mùa SX sôi động nhất trong năm.

Báo An Giang
Đăng ngày 18/06/2018
Thanh Tiến
Chế biến
Bình luận
avatar

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 13:39 21/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 13:39 21/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 13:39 21/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 13:39 21/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 13:39 21/09/2024
Some text some message..